2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH
2.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý thu và quy trình thu
Để thực hiện tốt công tác quản lý thu phải thực hiện tốt tất cả các mặt từ việc quản lý đối tượng tham gia nắm được số đơn vị trên địa bàn số lao động, quỹ tiền lương của các đơn vị và theo dõi sát sao những biến động của các đơn vị. Và để thực hiện các việc này thật tốt thì phải hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH sao cho phù hợp. Từ khi BHXH Việt Nam được thành lập cho đến nay, quy trình quản lý thu được thực hiện ở 03 khâu: Khâu đăng ký, khâu thực hiện, khâu kiểm tra xác nhận đều do cơ quan BHXH và đơn vị sử dụng lao động đảm nhận nhưng kết quả thu được vẫn còn hạn chế. Tình trạng khai giảm, khai thiếu số lao động, quỹ tiến lương của đơn vị vẫn còn tồn tại, vẫn còn tình trạng nợ đọng tiền BHXH, trốn nghĩa vụ đóng BHXH của các chủ sử dụng lao động đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Vì vậy, quy trình quản lý thu cần phải được tập trung hoàn thiện ở một số khâu như:
- Khâu đăng ký: Khâu này sẽ vẫn do đơn vị sử dụng lao động đảm nhận nhưng sau đó cơ quan BHXH phải chịu trách nhiệm đối chiếu, rà soát một cách chi tiết danh sách của đơn vị.
- Nên đưa thêm khâu điều tra khai thác đơn vị tham gia BHXH vào trong quá trình quản lý thu. Bởi quy trình quản lý thu hiện nay được áp dụng cho tất cả các loại đối tượng tham gia BHXH nhưng lại chưa thực sự phù hợp với đối tượng thuộc khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do vậy, nếu đưa thêm khâu này vào trong quá trình quản lý thu sẽ làm cho công tác mở rộng đối tượng tham gia mang lại hiệu quả. Đặc biệt tiến hành khâu này ở khu vực DN NQD thì hiệu quả đạt được lại càng cao càng có nhiều đơn vị sử dụng lao động phải tham gia BHXH, từ đó số lượng lao động tham gia BHXH cũng tăng lên.
- Trong khâu phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ thu cần ưu tiên khuyến khích UBND xã phường thị trấn, các phòng chức năng của quận, huyện, làm tốt công tác phối hợp và hỗ trợ thu BHXH ở khu vực DN NQD. Cần rà soát, cải tiến hệ thống biểu mẫu về thu BHXH sao cho dơn giản hơn, linh hoạt, thuận tiện cho người làm công tác BHXH và các doanh nghiệp về BHXH các cấp.
- Bên cạnh đó, để khuyến khích mọi người tham gia BHXH tự nguyện cần đơn giản thủ tục để thuận lợi cho người đến đăng ký. Đặc biệt với các đối tượng không có chủ sử dụng lao động thì việc liên lạc với họ là khó khăn mà để trực tiếp người lao động phải tới cơ quan BHXH nộp là không hợp lý dễ gây ra sự mất kiên nhẫn ở
loại đối tượng này. Vì vậy nên để chính quyền sở tại, nơi đối tượng đang sinh sống tiến hành thu BHXH rồi sau đó nộp lại cho BHXH, BHYT cấp sổ ghi xác nhận số tiền đã đóng.
- Ngoài ra, BHXH Việt Nam cần phải nhanh chóng triển khai chính sách BHXH và các chế độ ban hành. Hơn nữa cần phải có kế hoạch phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương một cách thường xuyên để phổ biến, giải thích các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT cho toàn dân.
KẾT LUẬN
BHXH ở Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò quan trọng và tính tất yếu của nó trong đời sống xã hội nhằm góp phần ổn định tình hình chính trị và an toàn xã hội, thúc đấy phát triển kinh tế xã hội đảm bảo đời sống cho người lao động. BHXH đã thực sự trở thành một công cụ để Nhà nước thực hiện chiến lược xã hội hóa các hoạt động xã hội và từng bước giảm dần sự bao cấp của Ngân sách Nhà nước thông qua việc xác lập trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động cũng như sự đóng góp vào quỹ từ những nguồn lực khác nhau. Và để số vốn huy động vào quỹ BHXH ngày càng cao thì càng phải nâng cao hiệu quả thu. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được điều này thì chúng ta cần phải giải quyết hài hòa các nhân tố tác động đến công tác thu và căn cứ vào các nhân tố đó để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại BHXH Quận Long Biên” được chọn xuất phát từ những bức xúc tồn tại trong nhiều năm xung quanh công tác thu, từ những khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ và cũng là quyền lợi thu nộp BHXH của các đối tượng tham gia BHXH. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác thu BHXH tại địa bàn quận Long Biên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn kinh tế bảo hiểm – Đại học kinh tế quốc dân: Giáo trình bảo hiểm – NXB Thống kê, Hà Nội, 2005.
2. Lương Đức Cường: Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành – NXB Tài chính, Hà Nội, 2006.
3. Hồ Sĩ Hà: Kinh tế bảo hiểm – NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1994.
4. Trần Đình Hoan: Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế thực hiện – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
5. Khoa Khoa học quản lý – Đại học kinh tế quốc dân: Giáo trình chính sách kinh tế xã hội – NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2006. 6. Khoa Khoa học quản lý – Đại học kinh tế quốc dân: Giáo trình
Khoa học quản lý tập I – NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2002. 7. Khoa Khoa học quản lý – Đại học kinh tế quốc dân: Giáo trình
Khoa học quản lý tập II – NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2002. 8. Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay – NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
9. Phạm Xuân Nam: Đổi mới chính sách xã hội, Luận cứ và giải pháp – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
10.Bùi Huy Thảo: Thống kê bảo hiểm – NXB Thống kê, Hà Nội, 1996. 11.Tạp chí bảo hiểm xã hội, Số 07/2007 – NXB tạp chí bảo hiểm xã
hội, Hà Nội, 2007.
12.Tạp chí bảo hiểm xã hội, Số 08/2007 – NXB tạp chí bảo hiểm xã hội, Hà Nội, 2007.
13.www.bhxhhn.com.vn
PHỤ LỤC
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện số tiền thu BHXH và số tiền nợ BHXH tại quận Long Biên qua các năm
0 20 40 60 80 100 120 2004 2005 2006 2007 Hàng tỷ
Nguyễn Th Minh Phị ương ~ 99 ~
Chú thích:
: Số tiền nợ BHXH
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu BHXH của các khối loại hình quản lý qua các năm tại quận Long Biên 0 10 20 30 40 50 60 2004 2005 2006 2007 Hàng tỷ DNNN DN NQD Hợp tác xã Khối HCSN Khối cơ sở ngoài công lập
Khối phường Đối tượng tham gia BHYT 3%