715 588 (126,82) (17,74) VLĐ bình quânđồng
3.2.2. Chính sách các khoản phải thu
+ Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng
Mặc dù tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của doanh nghiệp từ đó sẽ làm cho doanh thu tăng. Nhưng cần phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm thì phần nào lớn hơn chính vì thế mà phải phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tối thiểu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp thì tín dụng thương mại sẽ được cấp. Các tài liệu sử dụng để phân tích khách hàng các báo cáo
tài chính, phỏng vấn trực tiếp, xuống tận nơi để kiểm tra, tìm hiểu qua các khách hàng khác.
Vì Công ty đang có một khoản phải thu khách hàng rất lớn chính vì vậy
phải cân nhắc khi cho đối tác chậm thanh toán, phải xem xét phẩm chất, tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn; các khoản thế chấp; điều kiện kinh tế của khách hàng. Vẫn biết là trong các doanh nghiệp xây lắp việc không cho khách hàng mua chịu, chậm thanh toán là một điều khó khăn nhưng cần phải biết rõ về khách hàng và phải biết từ chối những công trình làm ăn không có lãi khi mà tính đến chi phí đòi nợ quá cao, làm giảm lợi nhuận.
Phải nhìn vấn đề theo phương pháp chiết khấu lợi nhuận ròng bởi đôi khi
có lãi danh nghĩa, nhưng trên thực tế lợi nhuận thực lại là âm.
Đòi hỏi phải có cán bộ chuyên trách, phân tích lập ra những điều kiện cụ
thể khi tham gia vào một dự án và trước khi nhận một công trình nào đấy phải phân tích các dự án trên cơ sở có tính đến cả chi phí đòi nợ. Điều này sẽ giúp Xí nghiệp thoát khỏi tình trạng các khoản phải thu bị trì hoãn kéo dài cứ tăng dần lên như hiện nay gây thiệt hại cho Xí nghiệp.
+ Quản lý các khoản phải thu
Đối với những khoản đã được nghiệm thu, đã thực sự được đưa vào các
khoản phải thu thì lúc này ta phải cần có những chính sách quản lý chúng.
Trước hết để quản lý các khoản phải thu thì ta phải dựa vào năng lực trả
nợ của các khách hàng, phải phân loại khách hàng theo năng lực trả nợ của bản thân khách hàng, theo mối quan hệ làm ăn lâu dài trong các năm qua (khách hàng quen).
Thứ hai phải phân loại các khoản phải thu theo thời gian.
Nói tóm lại là ta cần phải phân loại các khoản phải thu để biết được đặc điểm và những chính sách cần áp dụng cho từng loại phải thu có độ rủi ro khác nhau. Đối với những khoản phải thu có thời hạn quá lâu mà đã xác định là khoản nợ khó đòi thì phải đưa vào tài sản ngoại bảng theo dõi, và phải thực hiện truy thu những khoản này ngay khi có điều kiện.
Đối với những khách hàng có uy tín, khả năng trả nợ cao thì Công ty có
thể nới lỏng các chính sách tín dụng để thu hút khách hàng.
Đối với những khách hàng mới thì việc theo dõi chặt chẽ về sự thay đổi
tình hình tài chính của khách hàng, và phải có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng khi tình hình tài chính của khách hàng đang ở bên bờ phá sản, có thể chấp nhận giảm giá các khoản phải thu.
+ Rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu một công trình
Rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu một công trình sẽ giúp cho
Công ty có thể vay vốn ngân hàng một cách thuận lợi theo những bản hợp đồng đầu năm. Để thực hiện được điều này thì Công ty phải thực hiện:
+ Xúc tiến tiến độ thi công công trình.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Xúc tiến tiến độ thi công công trình cũng sẽ không thể giúp cho khả năng
quay vòng vốn được nếu như không được nghiệm thu vì chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu. Vì thế, để thực hiện việc xúc tiến tiến độ thi công công trình và nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty phải thực hiện những biện pháp sau:
Thứ nhất: phát triển hoàn thiện công cụ lao động.
Thứ hai: hoàn thiện và áp dụng kỹ thuật thi công tiên tiến, vấn đề này là
một vấn đề lâu dài bởi nếu muốn áp dụng kỹ thuật thi công tiên tiến thì phải có các kỹ sư giỏi, các công nhân lành nghề am hiểu về máy móc. Và muốn
có được điều ấy thì cần phải có sự đào tạo, phải có quỹ đào tạo trích ra từ lợi nhuận của Công ty.
Thứ ba: sử dụng vật liệu mới, vật liệu thay thế. Để sử dụng được vật liệu
mới, cấu kiện đúc sẵn thì phải sẵn sàng trả một khoản chi phí cao.
Thứ tư: hoàn thiện và hợp lý hoá các phương pháp tổ chức sản xuất,
công nghệ quản lý, kỹ thuật quản lý. Đây là phương pháp mà các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng, chỉ cần phải có một nhà quản lý có khả năng điều phối sản suất một cách hợp lý, khoa học. Nếu biết hoàn thiện và hợp lý hoá các phương pháp tổ chức sản xuất, thì có thể tận dụng được không chỉ năng lực của máy móc thiết bị mà còn tận dụng được rất nhiều những thời gian bị lãng phí một cách vô lý.
Thứ năm: chú ý hơn đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, một công
tác chiếm rất nhiều thời gian của các doanh nghiệp xây dựng những thời gian gần đây. Vì vậy cần phải chú ý đốc thúc việc giải phóng mặt bằng lấy địa điểm sớm đi vào thi công công trình.
Những phương pháp trên chính là con đường đồng thời là công cụ quan
trọng nhất giải quyết nhiệm vụ xúc tiến tiến độ thi công công trình và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm rút ngắn thời gian quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.