I. Các giải pháp nhằn phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh trong thời gian tớ
4. Giải pháp xúc tiến đầu tư:
4.1 Khái quát về môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2002/QH10 và nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại trong thời gian tới; tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại Bắc Ninh.
- Hình thành và phát triển mạnh hai khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn và Quế Võ với tổng diện tích 796ha (khu công nghiệp Tiên Sơn 600 ha; Khu công nghiệp Quế Võ 196 ha), đã có 46 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 174,5 triệu USD và 1.264,2 tỷ VNĐ. Một số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tỉnh đã quy hoạch 18 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, trong đó 4 cụm công nghiệp chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng mời đón các nhà đầu tư vào thực hiện đầu tư.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 2588924 triệu đồng, tăng hơn 23% so với năm 2000. Số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh là 47, trong đó doanh nghiệp trung ương: 16, doanh nghiệp địa phương: 31. Doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước (năm 2001) là 2594447 triệu đồng. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh 525 (bao gồm công ty TNHH: 327, công ty cổ phần: 19, doanh nghiệp tư nhân: 179). Vốn đăng ký của các doanh nghiệp: 1.235.626 triệu đồng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 12 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký theo giấy phép cấp là 154.138.000 USD.
Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các hợp tác xã thương mại và hộ kinh doanh cá thể. Về kinh doanh nội địa: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường xã hội tăng bình quân 13,5% từ năm 1997-2001, năm 2001 đạt 1.765 tỷ đồng, ước năm 2002 đạt 2,100 tỷ đồng. Về kinh doanh xuất nhập khẩu: năm 1997 kim ngạch xuất khẩu địa phương đạt 11,7 triệu USD; năm 1998 đạt 31 triệu USD; năm 1999 đạt 29,6 triệu USD; năm 2000 đạt 49,8 triệu USD; năm 2001 đạt 38,8 triệu USD; năm 2002 ước đạt 39,3 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 23% năm (1997 - 2001), năm 2002 ước đạt 55 tr iệu USD.
Tỉnh Bắc Ninh thực hiện cơ chế "Một cửa" trong quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài theo quy định của Nhà nước. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Tại các cơ quan đầu mối, các nhà đầu tư sẽ được giúp đỡ, cung cấp các thông tin, giải quyết công việc có liên quan với thủ tục đơn giản và thời gian nhanh nhất.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 26/6/2001 ban hành Quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 104/2002/ QĐ-UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh Bắc Ninh bổ sung một số điều của Quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định 60/2001/QĐ-UB. Ngoài các chế độ chính sách ưu đãi quy định tại Luật khuyến khích đầu tư đến Bắc Ninh thực hiện đầu tư còn được hưởng các chế độ ưu đãi của tỉnh quy định.
Căn cứ quy mô đầu tư, vị trí, địa điểm đầu tư, loại hình đầu tư, các nhà đầu tư được hưởng các chế độ ưu đãi về:
- Ưu đãi về giá cho thuê đất; miễn, giảm và thời hạn nộp tiền thuê đất - Được hỗ trợ tiền đền bù thiệt hại về đất khi giải phóng mặt bằng - Hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương
Ngoài những ưu đãi trên, UBND tỉnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư; ưu đãi cho thành lập doanh nghiệp chế xuất trong KCN; ưu đãi cho các doanh nghiệp thành lập mới và di dời vào khu công nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về xúc tiến thương mại, khai thác thị trường...
4.2 Các giải pháp xúc tiến đầu tư.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những ưu điểm, lợi thế, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vào một số vùng trọng điểm cần định hướng đầu tư.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài nắm bắt các thông tin cần thiết và tiếp súc trao đổi về dự án đầu tư.
- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác theo dõi, quản lý dự án. Tăng cường mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong việc xúc tiến các dự án đầu tư vào tỉnh.
- Hoàn thiện về thể chế và có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác tổ chức theo dõi các dự án.
- Xây dựng và công bố danh mục dự án gọi vốn ĐTNN tỉnh Bắc Ninh là bước cụ thể hoá và là một phần của công tác quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài. Chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các thông tin về đối tác của tỉnh và dự án kêu gọi đầu tư.
- Đã thành lập trung tâm thông tin - tư vấn xúc tiến đầu tư giúp các doanh nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị dự án như xác định dự án, nghiên cứu khả thi, thẩm định và phê duyệt. Có hướng dẫn rõ ràng và cụ thể giúp cho quá trình sàng lọc các nghiên cứu khả thi và các báo cáo thẩm định.
- Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư trên các diễn đàn trong nước và nước ngoài dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các phương tiện tuyên truyền khác nhau như: đài, báo, sách hướng dẫn, internet... Đẩy mạnh vận động đầu tư một cách chủ động theo các chương trình, dự án.
Khai thác triệt để những tiềm năng và lợi thế sẵn có, kết hợp với việc vận dụng những chính sách và cơ chế khuyến khích đầu tư của tỉnh; Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước đang thực hiện trên địa bàn tỉnh đã khẳng định cơ chế chính sách của tỉnh ban hành là đúng đắn. Hai khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn và Quế Võ cùng các cụm công nghiệp làng nghề đã, đang được xây dựng và tiếp tục kêu gọi đầu tư sẽ làm cho quá trình thu hút đầu tư trở nên sôi động, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.