sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được so sánh qua các thời kỳ khác nhau của doanh nghiệp và so với chỉ tiêu trung bình ngành. Nếu chỉ tiêu này cao hơn qua các thời kỳ và cao hơn so với trung bình ngành thể hiện sự làm ăn có hiệu quả của doanh nghiệp.
Vấn đề khó khăn là tỷ lệ trung bình ngành của các chỉ tiêu không phải dễ dàng xác định được và độ chính xác không phải là tuyệt đối. Như thực tế ở Việt Nam hiện nay, các tỷ số trung bình ngành của các tỷ số trên hầu như chưa được tính toán đến.
Doanh lợi tài sản:
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá tình hình sử dụng tài
ROE = VCSHTNST
sản, vật tư, tiền tệ...của doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp phù hợp khai thác khả năng sinh lời của tài sản, quản lý và sử dụng tài sản tiết kiệm. Chỉ tiêu này cần được so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành và so sánh giữa các thời kỳ với nhau mới thấy được hiệu quả của quá trình sử dụng tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận giá thành
Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.
Trong đó:
Tg : tỷ suất lợi nhuận giá thành P : lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ
Zt : giá trị toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
Thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Nó cho biết cứ 100 đồng chi phí sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Việc sử dụng nhóm chỉ tiêu trên giúp chúng ta thấy được hiệu quả động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ và so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, nó không giúp ta thấy được những nhân tố nào ảnh hưởng tới lợi nhuận. Để làm được việc này cần phải sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont. Với phương pháp này, nhà phân tích tài chính sẽ biết được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tốt xấu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi của doanh nghiệp như ROE hay ROA thàn tích các tỷ số có quan hệ nhân quả với nhau.
Tg =
P Zt
EM gọi là số phân vốn, phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp. EM càng cao chứng tỏ khả năng huy động vốn của doanh nghiệp càng lớn.
Phương pháp Dupont
Hình 1.1 Sơ đồ phương pháp Dupont
Doanh lợi vốn chủ doanh lợi tài sản số phân vốn VCSH Tài sản TNST Doanh thu Tổng chi phí Doanh thu TSCĐ TSLĐ Giá vốn Thuế TNDN Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Chi phí HĐTC Chi phí bất thường Giá trị còn lại TSCĐ Đầu tư TC dài hạn Tiền Đầu tư TC ngắn hạn Phải thu Tồn kho TSLĐ khác + : - :
Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy được yếu tố nào trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng đến doanh lợi vốn chủ, để từ đó có những biện pháp hạn chế tác động xấu tới tỷ số này và kích thích những nhân tố có tác động tốt.
Vế trái của sơ đồ trên cho ta thấy được nhân tố nào làm giảm thu nhập sau thuế của doanh nghiệp. Ngoài những phương pháp để tính toán khi nào doanh nghiệp làm ăn có lãi, người ta còn sử dụng phương pháp phân tích điểm hoà vốn.
• Phân tích điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là tại đó, doanh thu bán hàng bằng chi phí bỏ ra, hoặc là một điểm mà tại đó lợi nhuận bằng không. Như vậy, trên điểm hoà vốn sẽ có lãi và dưới điểm hoà vốn sẽ bị lỗ. Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính xem xét kinh doanh trong mối quan hệ giữa nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào thời điểm nao ftrong kỳ kinh doanh, hay mức sản xuất tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm công ty không bị lỗ, từ đó có các quyết định chủ động và tích cực để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Về mặt toán học thì điểm hoà vốn là điểm giao nhau của đường biểu diễn doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí:
Nếu gọi:
F: là tổng chi phí
v: là chi phí khả biến cho một sản phẩm Q: là sản lượng hoà vốn
g: là giá bán một đơn vị sản phẩm
Vậy tổng chi phí khả biến là: vQ, tổng chi phí sản xuất là: y1 = F + vQ Tổng doanh thu tại thời điểm hoà vốn: y2 = gQ Tại điểm hoà vốn ta có:
∑ Doanh thu = ∑ Chi phí
Qg = F + vQ Qg – vQ = F Q( g – v ) = F
Q =
Đồ thị điểm hoà vốn được vẽ như sau:
Trục tung phản ánh doanh thu (hay tổng chi phí), trục hoành phản ánh sản lượng hoạt động. Doanh thu được tượng trưng bởi đường thẳng xuất phát từ góc độ 0, đường tổng chi phí luôn xuất phát tại F và độ dốc của nó nhỏ hơn độ dốc của đường doanh thu. Hai đồ thị này cắt nhau tại điểm M, điểm M ( với ∑ doanh thu y2 = ∑ chi phí y1 tương ứng với sản lượng q0 ) được gọi là điểm hoà vốn và Q0 được gọi là sản lượng hoà vốn. Những giá trị nào của Q < Q0 phản ánh phạm vi sản lượng có lãi.
Hình 1.2 Đồ thị điểm hoà vốn
DT, CP
Y1= y2 M
Cũng như các công cụ quản lý tài chính khác, mô hình phân tích điểm hoà vốn cũng có những hạn chế của nó. Nghiên cứu mô hình này phải đặt trong những điều kiện giả thiết nhất định:
Toàn bộ chi phí được phân biệt hợp lý thành hai bộ phận là chi phí biến đổi và chi phí cố định. F g - v Chi phí cố định ( F ) Đường chi phí ∑ CP biến đổi vQ Y1 = F+vQ Y2 = gQ
Định phí luôn cố định trong mọi mức độ sản lượng.
Biến phí đơn vị không thay đổi với bất kể số lượng sản xuất là bao nhiêu.
Giá bán như nhau ở mọi mức độ của sản lượng tiêu thụ. Doanh nghiệp chỉ tiêu thụ một loại sản phẩm.
Tuy có những hạn chế nhất định nhưng lý thuyết về điểm hoà vốn vẫn có giá trị nghiên cứu trong lý luận thực tiễn.
Từ những phân tích trên, ta thấy những nhân tố nào ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí thì cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố chủ quan
• Nhóm nhân tố thuộc về doanh thu
Khối lượng sản phẩm
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu vì:
Theo toán học, thì rõ ràng khối lượng sản phẩm tiêu thụ tỷ lệ thuận với doanh thu, do đó khôi lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thì doanh thu tăng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm thì doanh thu giảm. Trên thực tế, doanh nghiệp phải bán được nhiều hàng thì mới hy vọng được nhiều tiền.
Không phải doang nghiệp cứ nhập về bao nhiêu hàng là có thể tiêu thụ hết được số sản phẩm đó. Khối lượng hàng hoá tiêu thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của doanh nghiệp, tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, marketing, việc ký hợp đồng với khách hàng, việc giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng...
Giá cả sản phẩm Doanh thu bán hàng = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ + Giá bán đơn vị sản phẩm
Nhìn vào công thức tính doanh thu tiêu thụ sản phẩm ta thấy giá cả cũng tỷ lệ thuận với doanh thu và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Nếu giá cả tăng thì doanh thu tiêu thụ tăng và ngược lại (đối với từng mặt hàng). Cùng một loại sản phẩm nhưng nếu doanh nghiệp bán ở các mức giá khác nhau thì doanh thu khác nhau. Để đạt được doanh thu mong muốn doanh nghiệp phải linh hoạt trong việc xác định mức giá hợp lý, vừa khuyến khích được mọi người tiêu dùng, vừa trang trải được chi phí bỏ ra.
Hầu hết những sản phẩm có vai trò quan trọng, có tính chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân thì Nhà nước sẽ còn định giá, còn các sản phẩm khác căn cứ vào cung cầu thị trường và quyết định giá bán.
Nhìn chung, nếu đảm bảo được chất lượng sản phẩm thí giá cả sẽ trở thành một vũ khí cạnh tranh khá sắc bén của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp làm tốt công tác quản lý, tiết kiệm, giảm được chi phí, hạ giá thành thì có thể hạ giá bán so với nhiều khách hàng, mở rộng thị trường, không ngừng nâng cao được doanh thu để từ đó nhằm tăng lợi nhuận.
Kết cấu mặt hàng tiêu thụ
Một doanh nghiệp có thể nhập về nhiều loại hàng hoá với tỷ trọng khác nhau. Hầu hết hiện nay các doanh nghiệp đều sử dụng chính sách “đa dạng hoá sản phẩm “, tức là nhiều loại sản phẩm. Mỗi loại có nhiều chủng loại, kích cỡ, màu sắc giá cả khác nhau để đáp ứng nhu cầu khác nhau. Nếu mặt hàng có giá bán cao và chiếm tỷ trọng lớn mà sản lượng tiêu thụ nhanh thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh, ngược lại mặt hàng có giá bán thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ mà sản lượng tăng nhanh thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm có tăng nhưng tăng chậm.
Việc thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào giá cả mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện sản xuất cụ thẻ của doanh nghiệp, nhu cầu thị trường mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm...
Việc thay đổi kết cấu tiêu thụ trước hết là do tác động của nhu cầu thị trường, tức là do tác động của nhân tố khách quan. Mặt khác, để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên biến động, bản thân doanh nghiệp phải vận động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, bán hàng và khi đó tác động này lại là tác động mang yếu tố chủ quan trong công tác quản lý của công ty. Từ sự tác động của nhân tố này doanh nghiệp sẽ phải nắm bắt nhu cầu thị trường để đưa ra những quyết định điều chỉnh hợp lý.
Như vậy, để có được kết cấu mặt hàng tiêu thụ hợp lý, đảm bảo doanh thu tiêu thụ sản phẩm không ngừng nâng cao lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải bám sát thị trường.
Chất lượng hàng hoá bán ra thị trường
Chất lượng sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm nên nó ảnh hưởng gián tiếp đến doanh thu tiêu thụ.
Hiện nay, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng đa dạng và phong phú, đòi hỏi sản phẩm tiêu dùng phải tốt về mọi mặt, chất lượng cao, giá cả vừa phải, hợp thị hiếu, điều kiện sử dụng, tiện lợi, đa dạng...Cho dù sử dụng trong thời gian ngắn hay dài hình thức sản phẩm ra sao thì tiêu dùng vẫn luôn mong muốn được sử dụng những sản phẩm tốt với chất lượng. Do vậy trong nền kinh tế hiện nay yếu tố chất lượng sản phẩm bị đòi hỏi gắt gao và yếu tố cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp.
Muốn tiêu thụ được hàng, muốn thu hút được khách hàng thì doanh nghiệp phải dành được uy tín về chất lượng sản phẩm để tạo ra ưu thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Một doanh nghiệp có thể có nhiều loại sản phẩm với nhiều phẩm cấp khác nhau và các thứ hạng phẩm cấp đó đều được phép tiêu thụ trên thị trường với giá cả phù hợp từng phẩm cấp.Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi nâng cao chất lượng sản phẩm thì chắc chắn sẽ tăng tỷ lệ sản phẩm loại 1, mà giá
bán sản phẩm loại 1 bao giờ cũng cao hơn giá bán thứ phẩm. Nên cùng một khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng doanh nghiệp tiêu thụ đã được nâng cao hơn.
Như vậy, chất lượng sản phẩm là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể thu hút đông đảo khách hàng, làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm một cách hợp lý. Chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh lợi hại, góp phần khẳng định thế đứng của doanh nghiệp trên thị trường.
Công tác thanh toán tiền bán hàng.
Trong công tác thanh toán tiền bán hàng doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức thanh toán khác như thanh toán băng tiền mặt, chuyển khoản...
Trong quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp thường bán hàng cho rất nhiều khách hàng khác nhau, có điều kiện kinh tế và ở vị trí địa lý khác nhau. Việc đa dạng hoá các hình thức thanh toán tiền hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi thanh toán cho doanh nghiệp nhận doanh thu kịp thời, đầy đủ trong công tác thanh toán, doanh nghiệp cần có những hình thức động viên khuyến khích khách hàng để khách hàng thanh toán ngay, nhanh gọn, để tránh hiện tượng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn mà lại thu hút được nhiều khách hàng.
Mặt khác trong tình hình thanh toán tiền hàng doanh nghiệp phải làm tốt công tác kiểm tra tình hình chấp hành về điều khoản thanh toán, thời hạn thanh toán, thể thức thanh toán, đảm bảo thu đúng thu đủ, thu kịp thời doanh thu.
• Nhóm các nhân tố thuộc chi phí
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, chi phí có quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận: chi phí tăng lợi nhuận giảm và ngược lại. Do vậy, lợi nhuận chịu sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí như sau:
Giá vốn hàng bán hay giá thành sản phẩm tiêu thụ
Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này là ảnh hưởng của giá thành sản phẩm tiêu thụ. Như chúng ta đã biết, giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm phụ thuộc vào kết quả của việc quản lý và sủ dụng lao động, vật tư tiền vốn
trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, do đó nó là tác động của nhân tố chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, chi phí thu mua,...liên quan đến hàng tiêu thụ sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên và ngược lại. Do vậy doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực giảm chi phí và quản lý tốt các khoản mục chi phí của giá thành sản phẩm tiêu thụ.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý về thực chất cũng giống như ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán, tức là chi phí bán hàng và chi phí cao hay thấp tăng hay giảm là tuỳ thuộc vào kết quả của việc quản lý và sử dụng, vật tư tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, do đó nó là tác động của nhân tó chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp.
Để tiết kiệm được chi phí bán hàng và chi phí quản lý thì các doanh nghiệp phải xây dựng được các định mức chi phí này cho từng loại sản phẩm. Các định mức này sẽ được điều chỉnh từ năm này qua năm khác theo su hướng biến độngc ủa thị trường.
Trên đây là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm (hay doanh thu bán hàng) của một doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận. Doanh nghiệp cần phải xem xét các yếu tố đó một cách toàn diện từ