0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

VÕ THANH BÌNH Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CỦA CÁC TÁC GIẢ (Trang 65 -72 )

Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

ia Văn Miếu dưới thời Lê Thánh Tông có đoạn viết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu và càng xuống thấp”. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi ngày xưa chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí. Đối với nước ta hiện nay, điều này càng có ý nghĩa quan trọng vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài. Bởi rằng công tác cán bộ là quan trọng nhất, là khâu then chốt của vấn đề xây dựng Đảng. Muốn làm tốt vấn đề này, chúng ta cần luôn luôn quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ.

B

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định thắng lợi đối với sự nghiệp cách mạng và đối với công tác xây dựng Đảng. Người cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Vì vậy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến

vấn đề đào tạo, huấn luyện cán bộ. Người chỉ thị: “Các cơ quan cần phải chú ý đến việc huấn luyện cán bộ”, “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Trong công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải có phương thức thực hiện đúng đắn, Đảng “phải biết rõ cán bộ” để “tìm thấy những nhân tài mới” để “những người hủ hoá cũng lòi ra”, “phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng” để công việc thành công, “phải khéo dùng cán bộ” để công việc đạt hiệu quả, “phải phân phối cán bộ cho đúng” để lĩnh vực nào cũng có người làm việc, có người chịu trách nhiệm trước công việc, trước nhân dân, “phải giúp cán bộ cho đúng” để họ yên tâm tận tâm, tận lực với công việc, “phải giữ gìn cán bộ” để đội ngũ cán bộ không bị hao mòn đi.

Những phương châm, hành động trong công tác cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đúng đắn trong mọi giai đoạn cách mạng và có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay. Vì vậy hơn lúc nào hết, thực hiện đúng phương châm về cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ không chỉ quản lý, sử dụng có hiệu quả lực lượng cán bộ hiện có mà còn làm cho đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cùng với việc vạch ra phương châm chỉ đạo chung đối với người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra trách nhiệm và những việc làm cụ thể của người cán bộ lãnh đạo quản lý để xây dựng và phát huy khả năng của đội ngũ cán bộ, hạn chế những thiếu sót sai lầm. Bởi không phải ai khác mà chính họ là người trực tiếp thực hiện công tác cán bộ của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn vạch rõ cán bộ lãnh đạo quản lý phải biết “chỉ đạo”, nâng cao năng lực cán bộ, phải biết hết cán bộ, phải khéo dùng cán bộ, cân nhắc cán bộ, yêu thương cán bộ, phê bình cán bộ. Thực hiện tốt nội dung yêu cầu đó sẽ làm cho việc sử dụng, bố trí cán bộ hợp lý, có hiệu quả.

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, ở một số cấp, ngành trong nhiều lĩnh vực đang thiếu những cán bộ có khả năng đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Đó là thực tế trong quá trình phát triển. Do đó phải dày công đào tạo, huấn luyện mới có thể xây dựng đội ngũ cán bộ trung thành, tận tụy, có đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý khéo dùng “biết dùng người đúng chỗ đúng việc” như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn thì “tài nhỏ hoá tài to”, góp phần giảm bớt sự thiếu hụt cán bộ. Nhưng nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý mắc các chứng bệnh “ham dùng người bà con, anh em quen biết”, “ham dùng người nịnh hót mình”... không khéo thì “tài to cũng hoá ra tài nhỏ” dẫu có trong tay cả một “mớ cán bộ” thì cũng vẫn cứ thiếu, mở nhiều

trường lớp, đào tạo thật nhiều cũng không đủ. Như vậy sự thiếu, đủ cán bộ không chỉ đơn thuần thể hiện ở số lượng của đội ngũ cán bộ, mà còn phụ thuộc vào sự “khéo hay không khéo” dùng người của người lãnh đạo, quản lý và cái tâm, cái tầm ở họ. Vấn đề cán bộ là vấn đề chung của toàn Đảng, nhưng cũng là vấn đề cụ thể trực tiếp của mỗi cán bộ quản lý, lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ có lớn hay không, có đủ sức đảm đương các nhiệm vụ mới hay không, vừa phụ thuộc vào chủ trương, đường lối chung, vừa phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ quản lý. Vì vậy cùng với việc đổi mới chủ trương, biện pháp, chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ theo tinh thần Hội nghị Trung ương ba khoá VIII của Đảng, chúng ta phải thường xuyên học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ.

Đội ngũ cán bộ hiện nay đang bộc lộ một số mặt yếu kém. Không ít cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội. Một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công, quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng độc đoán, tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa, địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, gây mất đoàn kết nội bộ... Đội ngũ cán bộ không đồng đều, vẫn còn tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, trình độ kiến thức, năng lực của một số cán bộ lãnh đạo quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những yếu kém về công tác cán bộ thời gian qua đã được Đảng ta chỉ rõ: “việc đánh giá, sử dụng cán bộ nhiều khi còn chủ quan, chưa thật công tâm, chưa hợp lý, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức... Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng cán bộ. Chất lượng và hiệu quả đào tạo còn thấp... Nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo quản lý công tác cán bộ và nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được cụ thể hoá...” (Văn kiện Hội nghị Trung ương ba khoá VIII). Từ những khuyết điểm, yếu kém của công tác cán bộ trong thời gian qua, những yêu cầu đặt ra đối với công tác cán bộ trong tình hình hiện nay là rất cấp bách.

Hiện nay toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, một sự kiện lớn trong đời sống chính trị của đất nước ta. Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng, tổ chức, trong đó có công tác cán bộ. Những tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ đã được Đảng ta nghiên cứu vận dụng sáng tạo và được bổ sung phát triển trong các Nghị quyết, chính sách của Đảng; những giá trị lý luận và thực tiễn trong các tác

phẩm của Người về vấn đề này đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ trở thành kho tàng lý luận vô cùng quý báu đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm thời đại, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng hiện nay, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta./.

Tư tưởng Hồ Chí Minh trong ngoại giao

Hồ Chủ tịch - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước ta, luôn trăn trở, quan tâm, chỉ đạo từng bước đi của cách mạng Việt Nam. Đối với ngành Ngoại giao, người là tấm gương mẫu mực, là người thầy, người cha. Từng chữ, từng lời giáo huấn của Bác vẫn mang tính thời sự cho đến ngày nay.

Trong toàn bộ nội dung phong phú của tư tưởng Hồ Chí Minh, những tư tưởng về ngoại giao chiếm một vị trí quan trọng. Tư tưởng của Người, trí tuệ và đường lối quốc tế của Đảng, sức mạnh đoàn kết của toàn dân, kết hợp được với sức mạnh thời đại, là cội nguồn tạo nên những thành tựu vẻ vang trên mặt trận đối ngoại của Việt Nam.

Sự hình thành và phát triển của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đời hoạt động của Người qua những giai đoạn lịch sử đầy biến cố, những thay đổi sâu sắc, lớn lao về nhiều mặt của đời sống thế giới và Việt Nam.

Độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn với đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nêu rõ, muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải giúp lấy mình đã; và tự lực cánh sinh là một truyền thống quý báu của cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với các trào lưu và lực lượng tiến bộ của thế giới, việc tăng cường các mối liên hệ và hợp tác quốc tế là một trong những điều giúp ta kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Sức mạnh của Việt Nam là ở sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân, là ở việc phát huy mọi nguồn lực của đất nước, đồng thời ở việc đoàn kết tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác quốc tế. Đó cũng chính là cơ sở để phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Quan niệm đoàn kết, hợp tác quốc tế là con đường hai chiều và trên cơ sở cùng có lợi. Sự nghiệp vẻ vang của nhân dân Việt Nam đóng góp vào thực hiện các mục tiêu chung của nhân dân tiến bộ thế giới. Người sớm nêu ra ý tưởng hợp tác cùng có lợi với tất cả các nước.

Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tính chất thời đại và cuộc đấu tranh của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao chính nghĩa, đạo lý và nhân nghĩa trong quan hệ quốc tế. Người nêu rõ: Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Người thường nhắc nhở phải làm sao cho trong Đảng và trong nhân dân ta giữ được lòng yêu mến, biết ơn các nước bạn anh em, phấn đấu tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là "thiên kinh địa nghĩa" (điều vô cùng chính xác, không thể nghi ngờ).

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn, phấn đấu mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam theo hướng đa dạng hóa - là bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai.

Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh là bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử ngoại giao dân tộc ta. Ngoại giao trở thành một mặt trận, triển khai khắp thế giới và ngay tại hậu phương của đối phương.

Là một trong những lực lượng nòng cốt của ngoại giao nước ta, ngoại giao nhân dân được triển khai từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất và đạt tới đỉnh cao

trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, là một bước phát triển độc đáo và sáng tạo của ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại, hiếm thấy trong lịch sử ngoại giao thế giới.

Đồng thời, hoạt động ngoại giao luôn tùy thuộc vào sức mạnh tổng hợp của đất nước, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn.

Hồ Chí Minh có khả năng tiên tri, tiên liệu và dự cảm vượt thời gian. Những dự báo đúng đắn của Người về thời cơ, về khả năng phát triển và những bước ngoặt của tình hình thế giới và Việt Nam đều do phân tích các xu thế và thực tiễn khách quan thế giới và đất nước. Đó còn là kết quả của tinh thần cách mạng tiến công, như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhận định: Tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là tư tưởng tiến công.

Là người vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến", Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt.

Hồ Chí Minh đã phát huy ngoại giao "tâm công" (đánh vào lòng người) - một truyền thống ngoại giao quý báu của ông cha ta nhằm không ngừng mở rộng tập hợp lực lượng, tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế. Trong kháng chiến cứu nước, Người luôn phân biệt nhân dân với giới cầm quyền các nước tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét qua việc vận dụng những phương pháp phong cách ứng xử nhạy bén, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động đối ngoại. Nghệ thuật đó còn thể hiện trong việc thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, am hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn "năm cái biết" (ngũ tri) của triết lý phương Đông: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét rằng Hồ Chí Minh là con người biết mình muốn gì và đi đến đâu, biết tránh thác ghềnh, biết thắng quân địch..., nắm vững nghệ thuật của điều có thể và không ngừng mở rộng giới hạn của điều có thể.

Người thân mật nhắc nhở "Nganh ngoại giao của ta còn non trẻ, đối với ta cái gì cũng mới, cái gì cũng phải học. Những điều ta làm được còn quá ít"

"trình độ văn hoá và tri thức ngoại giao ta còn kém lắm". Người khuyến khích động viên các cán bộ ngoại giao quyết tâm theo con đường dài học tập và tu dưỡng bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đất nước giao phó. Để nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, người đặc biệt nhấn mạnh việc "cán bộ ngoại giao

từ thấp đến cao đều là đại diện cho dân tộc, là hình ảnh của đất nước Việt Nam ở nước ngoài". Bởi vậy người cán bộ ngoại giao, trước tiên cần rèn luyện lập trường tư tưởng, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng phải nắm vững tình hình mọi mặt của nước sở tại, nơi mình công tác "Phải hiểu cả hai bên mới có thể làm tròn nhiệm vụ". Về phương pháp công tác, Bác luôn căn dặn cán bộ ngoại giao phải làm điều tra, nghiên cứu nhưng cần đường hoàng, khéo léo, cẩn thận trong hành động và phát ngôn.

Người hết sức chú trọng đến vấn đề đào tạo "con người". Người chỉ rõ trong buổi nói chuyện tại Hội nghị Ngoại giao lần 3 (tháng 1/1964), những phẩm chất đòi hỏi mỗi cán bộ ngoại giao "Một là phải có quan điểm và lập trường của Đảng làm kim chỉ nam. Hai là phải có tư cách đạo đức tốt, không để cá nhân lên trên lợi ích chung. Ba là về phương pháp công tác phải thận trọng, cảnh giác và giữ bí mật nhà nước. Bốn là phải có tinh thần học hỏi và tự lực cánh sinh, tiết kiệm. Năm là phải học tiếng nước ngoài. Công tác ở nước nào cần học tiếng của nước đó". Người căn dặn cặn kẽ và chí lý, yếu tố con người, việc trang bị ngoại ngữ, luôn được coi là vũ khí quan trọng của nghề ngoại giao. Không biết hoặc không thông thạo tiếng nước sở tại thì khả năng nghiên cứu và giao tiếp sẽ bị hạn chế. Đặc biệt trong những tiếp xúc riêng bên lề hội nghị, một

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CỦA CÁC TÁC GIẢ (Trang 65 -72 )

×