Thực trạng nghiệp vụ ủy thác đầu tư của công ty tài chính dầu khí.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác đầu tư (Trang 50 - 57)

5. Tính thanh

2.2.4.4. Thực trạng nghiệp vụ ủy thác đầu tư của công ty tài chính dầu khí.

Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2002, dịch vụ ủy thác đầu tư của tổng công ty tài chính Dầu khí (PVFC) đã trải qua một chằng đường phát triển với nhiều biến chuyển lớn về cơ cấu đối tượng phục vụ và chất lượng dịch vụ.

Giá trị nhận ủy thác theo đối tượng khách hàng

Bảng biểu 2.14 Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 nhân 8 559 9 549 214 947 640 007 1 880 751 Tổ chức 16 000 17 000 80 758 96 341 Biểu đồ 2.15 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2003 2004 2005 2006 2007 Cá nhân Tổ chức

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007

Từ năm 2005 trở đi,giá trị nhận ủy thác tăng lên 1 bước đột phá từ 9,5 tỷ lên 214,9 tỷ đồng,tăng gấp 24 lần, và đến năm 2007 giá trị ủy thác của cá nhân đạt 1 880 tỷ. Giá trị nhận ủy thác tăng không ngừng qua các năm với tốc độ tăng nhảy vọt từ 2005 lên 2006, tăng 375%. PVFC đã ký kết hợp đồng với các tổ chức tên tuổi nổi tiếng như VietNam Partner, Woori. Điều đó cũng khẳng định rằng, dịch vụ ủy thác đầu tư của PVFC thực sự đã xác định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và hoàn toàn có tiềm năng để phát triển đối với thị trường Quốc tế.

Tính từ tháng 7 năm 2005 đến cuối năm 2006 số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ ủy thác đầu tư tài TP.HCM gồm 3 tổ chức và 1300 cá nhân, mang lại 241 tỷ đồng vốn ủy thác, trong đó 136 tỷ là vốn ủy thác trả chậm.Như vậy ta thấy số lượng khách hàng ủy thác là tổ chức còn quá ít so

không ngừng tăng lên, thường xuyên đạt 100% khối lượng cổ phần bán ra của các tổ chức phát hành, các đợt nhận UTĐT thường xuyên kết thúc trước hạn, giá trị nhận ủy thác đầu tư không ngừng tăng lên. Tuy nhiên giá trị nhận ủy thác đầu tư chủ yếu vẫn là từ các khách hàng là cá nhân, thực chất là các cán bộ công nhân viên trong ngành, trong cùng Tập đoàn, điều này cũng xuất phát từ chiến lược phát triển bước đầu của PVFC: giúp luân chuyển vốn cho tập đoàn. Trong tương lai, PVFC sẽ cần chú trọng thu hút các khách hàng là tổ chức, sẽ không chỉ là các tổ chức trong ngành ủy thác quản lý vốn mà thu hút được các tổ chức có danh tiếng bên ngoài ủy thác vì đây sẽ là nguồn vốn ủy thác nhiều tiềm năng, giảm được nhiều chi phí quản lý vốn. Huy động được nhiều vốn ủy thác từ các tổ chức uy tín, vị thế của PVFC trên thị trường tài chính sẽ ngày càng được nâng cao.

2.2.4.4.2.Cơ cấu và hạn mức nhận ủy thác đầu tư theo ngành nghề năm 2007

Bảng biểu 2.16 Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Số SP UTĐT Giá trị vốn UTĐT

Dầu khí năng lượng 12 1 487 768

Tài chính ngân hàng 3 335 689

Nhóm ngành khác 5 153 635

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Biểu đồ 2.17

83%10% 7% 10% 7%

Dầu khí năng lượng Tài chính ngân hàng Nhóm ngành khác

- Các hoạt động dầu khí và năng lượng.

- Các hoạt động trực tiếp phục vụ dầu khí và năng lượng - Du lịch cao cấp.

- Các ngành nghề khác.

Cơ cấu ngành nghề thực hiện ủy thác đầu tư của PVFC đã chỉ rõ, vì là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí nên các ngành được PVFC đầu tư chủ yếu là dầu khí năng lượng, chiếm 83%, tiếp theo là tài chính ngân hàng với 9,8% và các ngành khác là 7% nguồn vốn ủy thác. Vốn ủy thác đầu tư trước hết được ưu tiên cho các dự án trong ngành, các công ty trong ngành như: ủy thác đầu tư cho cổ phiếu của Công ty phân đạm hóa chất dầu khí, Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí(PVI), Công ty cổ phần vận tải Dầu khí(PV Trans), công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí( PTSC)… và một số đối tác lớn ngoài ngành như: Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (CIENCO 5), Tổng công ty Xây dựng Nhà Hà Nội (HUD), Công ty Xây dựng và đầu tư Việt Nam (CAVICO.VN)… để cùng hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực như Dầu khí, Thuỷ điện, xây lắp, đầu tư khu du lịch sinh thái … Gần đây nhất, ngày 22/4/2008, tại Hà Nội, PVFC đã tham gia lễ ký kết Hợp đồng Đồng tài trợ vốn cho Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VITACO thực hiện Dự án “đầu tư mua mới tàu chở dầu SLS-472 trọng tải 40.019 DWT”. Đối với nhóm ngành Tài chính- ngân hàng, PVFC đã nhận ủy thác đấu giá cổ phần các ngân hàng như : Anbinhbank, Sacombank,Vietcombank…

2.2.4.4.3.Cơ cấu nhận ủy thác đầu tư theo khu vực năm 2007

Chỉ tiêu Giá trị nhận UTĐT PGD Láng Hạ 670 477 CN Thăng Long 194 469 CN TP.Hồ Chí Minh 546 831 CN. Sài Gòn 9 845 CN. Vũng Tàu 432 912 CN. Đà Nẵng 42 065 CN. Hải Phòng 38 554 CN. Nam Định 15 927 CN Cần Thơ 26 012

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007

Dịch vụ ủy thác đầu tư phát triển mạnh ở 3 khu vực chính Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, là 3 điểm chủ chốt có trụ sở của PVFC. Các chi nhánh ở khu vực còn lại do quy mô nhỏ hẹp nên doanh số còn chưa cao.

2.2.4.4.4.Kết quả hoạt động kinh doanh từ dịch vụ UTĐT

Bảng biểu 2.19 Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Giá trị nhận ủy thác đầu tư 231946 721 884 1 977 092 Số dư vốn ủy thác đầu tư

chậm 104 543 378 454 1 119 848

DT từ hoạt động UT 2 239 28 194 112 134 DT từ phí dịch vụ các loại 305 24 028 74 184

DT từ phí trả chậm 1 934 4 166 15 332

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007

Hoạt động ủy thác đầu tư luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh của PVFC. Năm 2007, doanh thu từ ủy thác đầu tư cũng có một bước tăng ngoạn mục từ hơn 28 tỷ lên 112 tỷ ( tương đương với mức tăng của tổng doanh thu). Trong đó, số dư của nguồn vốn ủy thác đầu tư trả chậm chiếm phần đa số bởi hình thức ủy thác trả chậm là một trong những cách để PVFC cạnh tranh huy động nguồn vốn ủy thác. Qua bảng số doanh thu nói trên trên ta cũng thấy được tầm quan trọng của dịch vụ ủy thác trong hoạt động kinh doanh của PVFC, doanh thu từ hoạt động này luôn lớn gấp nhiều lần so với nguồn thu từ phí và dịch vụ các loại.

Hoạt động ủy thác đầu tư của PVFC chủ yếu đối với các dự án trong ngành, theo nhu cầu vốn của tập đoàn và thực hiện dự án với các đối tác chiến lược. Một trong những dự án đầu tiên PVFC thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ủy thác đó là dự án tàu FPSO Ruby Princess, tiếp theo là các dự án Sông Ông, An Điềm II, và Nhạn Hạc liên tiếp được thực hiên sau dự án tàu FPSO.

Dự án tàu FPSO là một trong những dự án đầu tiên nhận ủy thác đầu tư của PVFC, là sự hợp tác kinh doanh giữa 3 đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia, trong đó:

- 75% vốn do Công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí góp và chịu mọi trách nhiệm quản lý vận hành, khai thác một cách độc lập.

- 15% vốn do Công ty Bảo hiểm Dầu khí góp.

- 10% vốn cho Tổng công ty phần tài chính Dầu khí (PVFC) góp.

Phương án nhận UTĐT như sau:

- Hình thức ủy thác đầu tư kết hợp giữa chỉ định chia sẻ rủi ro và chỉ định không chia sẻ rủi ro.

- Thời gian nhận ủy thác từ khi bắt đầu cho đến khi thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa ba tổ chức trên.

- Mức nhận ủy thác tối đa là 30 000USD và tối thiểu là 10 000USD. - Quy trình đưa vốn đầu tư vào dự án như sau: PVFC rót 500 000USD

vốn tự có vào dự án trước, sau đó rút dần vốn ra để nhận nguồn vốn ủy thác vào, bao gồm:70% vốn ủy thác từ Công ty, 30% vốn ủy thác từ các cán bộ công nhân viên trong ngành( trừ PTSC và PV Insurance)

- Phí và lợi tức được thanh toán như sau:

 Với UTĐT không chỉ định, áp dụng lãi suất theo biểu lãi suất chung cho mọi dự án.

 Với UTĐT chỉ định không chia sẻ rủi ro:phí ủy thác là 1% tính trên vốn ủy thác đầu tư và PVFC chịu mọi khoản thuế cho khác hàng

Kết quả hoạt động của tàu Ruby Princess như sau:

- Tàu FPSO Ruby Princess đã đi vào hoạt động từ ngày 22/10/2002. - Doanh thu đem lại mỗi năm 36 000USD

- Tỷ suất lợi suất thực tế là 9.89%/năm. - Lãi được chia từ kết quả kinh doanh tàu

Bảng biểu 2.20 Đơn vị : triệu VND

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Lãi được chia 2 370 3 300 1 643 2 180 2 950

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác đầu tư (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w