ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại là đơn vị mới chuyển đổi từ một doanh
nghiệp của Nhà nước trở thành một doanh nghiệp cổ phần. Do vậy Công ty đã phải cố gắng nhiều trong công tác quản lý, điều hành có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để thích ứng và phù hợp với mô hình quản lý mới. Công ty đã chủ động trong việc tìm thêm nguồn hàng, bạn hàng thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế trên cơ sở đảm bảo hoàn thành đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo kế hoạch không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên, từ đó nâng cao đời sống của họ và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được Công ty vẫn còn bộc lộ một số tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà cụ thể là trong công tác quản lý tài chính, quản lý vốn lưu động của Công ty. Những tồn tại đã được nêu chi tiết trong trong chương hai của bản luận văn này, chúng ta có thể tóm tắt lại những tồn tại đó như sau:
- Thứ nhất, vốn bằng tiền của Công ty quá lớn ( chiếm 27,3% tổng TSLĐ ). Khi dự trữ một lượng tiền lớn Công ty sẽ chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng khi đó tiền sẽ không sinh lãi và phát sinh khoản chi phí cơ hội của việc giữ tiền, gây lãng phí và ứ đọng vốn.
- Thứ hai, hàng tồn kho của Công ty quá nhiều nhất là thành phẩm tồn kho (chiếm 35,6% hàng tồn kho) và nguyên vật liệu tồn kho (chiếm 34,5% lượng hàng tồn kho ). Vì vậy Công ty cần phải xác định lượng hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cho hợp lý không quá nhiều gây ứ đọng vốn, không thiếu gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh hoặc làm mất cơ hội kinh doanh.
- Thứ ba, khoản nợ phải thu của Công ty trong năm 2000 tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TSLĐ (chiếm 24,7%) công ty cần có biện pháp làm giảm khoản mục này hơn nữa.
- Thứ tư, bố trí cơ cấu vốn của Công ty còn chưa hợp lý. Trong khi TSLĐ chiếm 90,5% tổng số tài sản, thì TSCĐ chỉ chiếm 9,5% trong năm 2000, hai khoản mục này chênh lệch quá lớn là do cơ sở vật chất, thiết bị nhà xưởng của Công ty còn lạc hậu chưa được quan tâm chú trọng và đầu tư mới.
- Thứ năm, kết cấu vốn lưu động của Công ty còn chưa hợp lý. Như đã trình bầy ở phần hai vốn lưu động trong khâu lưu thông chiếm tỷ trọng lớn 68,05%, trong khi đó vốn lưu động trong khâu sản xuất trực tiếp chỉ chiếm 14,5% thấp hơn cả tỷ trọng vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất. Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại là một doanh nghiệp sản xuất, với cách phân bổ vốn lưu động như vậy là chưa hợp lý.
Trên đây là một số tồn tại chủ yếu của Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại, yêu cầu đặt ra hiện nay là Công ty cần nhanh chóng đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại trên và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty, tăng tích luỹ mở rộng sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNGVỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THƯƠNG MẠI VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THƯƠNG MẠI