Tổng công ty dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý vốn nước ngoài tại doanh nghiệp nhà nước (Trang 34 - 36)

Công ty len Việt Nam

Tổng công ty dệt may Việt Nam Việt Nam

dệt thảm len xuất khẩu, đồng thời phát triển thêm dây truyền in vải hoa (là nghề truyền thống của nhà máy). Cũng trong năm này, Nhà máy đổi tên thành Công ty len Hà Đông. Năm 1996, Nhà máy đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất len Acrylic đan áo từ xơ hoá học với dây chuyền công nghệ và máy móc nhập khẩu từ Pháp.

Năm 1999, Nhà máy chính thức sát nhập trở thành đơn vị trực thuộc Công ty len Việt Nam (thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam) và mang tên Nhà máy len Hà Đông. Hiện mặt hàng chủ yếu của Nhà máy là len thảm và len Acrylic; ngoài ra, nhà máy còn nhận gia công nhuộm vải và in hoa.

Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất. Từ một cơ sở gia công, sản xuất thủ công ban đầu, đến nay đã trở thành một nhà máy với 320 cán bộ công nhân viên. Trong những năm gần đây, do biến động của thị trường tiêu thụ, sản phẩm của nhà máy phải cạnh tranh với các hàng hoá nhập lậu bằng các đường tiểu nghạch qua biên giới nên Nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, Nhà máy vẫn luôn cố gắng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo việc làm cho số lao động hiện có.

2.1.2. Bộ máy quản lý

Nhà máy len Hà Đông hiện là thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty len Việt Nam, một thành viên (hạch toán độc lập) của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Bởi vậy giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, thể hiện ở các mặt sau:

Tổng công ty Dệt - May Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, gồm các thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong ngành dệt, may mặc, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao; nâng cao khả năng và hiệu quả kinh

doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cụ thể là:

+ Đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo chiến lược phát triển của Tổng công ty + Giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực mà Tổng công ty đã nhận của Nhà nước; điều chỉnh những nguồn lực đã giao cho các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Tổng công ty.

+ Lựa chọn, khai thác và mở rộng thị trường trong và ngoài nước; hướng dẫn và phân công thị trường cho các đơn vị thành viên; được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.

+ Hướng dẫn giá hoặc khung giá xuất, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm và dịch vụ trong Tổng công ty; quy định khung giá xuất, nhập khẩu một số vật tư, nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm và dịch vụ quan trọng. Trường hợp các đơn vị thành viên phải áp dụng mức giá không nằm trong khung giá xuất, nhập khẩu do Tổng công ty quy định thì phải được sự đồng ý của Tổng Giám đốc.

+ Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, vật tư chủ yếu, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước.

Công ty Len Việt nam là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán

độc lập, được Tổng công ty dệt may Việt Nam giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác. Công ty chịu trách nhiệm về cam kết của mình trong phạm vi số vốn do Công ty quản lý và sử dụng, cụ thể là:

- Trong chiến lược và đầu tư phát triển, Công ty được giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty và được Tổng công ty giao các nguồn lực để thực hiện dự án đó;

- Trong hoạt động kinh doanh, Công ty xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của mình trên cơ sở bảo đảm các mục tiêu, chỉ tiêu, các cân đối lớn, các định mức kinh tế - kỹ thuật chủ yếu, đơn giá và giá của Công ty phù hợp với kế hoạch chung của Tổng công ty;

GIÁM ĐỐC ĐỐC

+ Công ty được nhận vốn là nguồn lực khác của Nhà nước do Tổng công ty giao lại cho Công ty. Công ty có nhiệm vụ bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực này; + Công ty được hình thành quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ tài chính theo Quy chế tài chính của Tổng công ty; có nghĩa vụ trích nộp và sử dụng các quỹ tập trung của Tổng công ty quy định tại Quy chế tài chính Tổng công ty và theo các quyết định của Hội đồng quản trị;

+ Công ty giao vốn và nguồn lực khác cho các nhà máy thành viên, được quyền điều hoà vốn, điều động tài sản giữa các nhà máy thành viên, tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công ty giao theo nguyên tắc tăng, giảm.

Nhà máy len Hà Đông, với tư cách là một thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty len Việt Nam, được Công ty giao vốn, chịu trách nhiệm trước Công ty và Nhà nước về hiệu quả sử dụng, bảo toàn phát triển vốn và các nguồn lực được giao. Nhà máy chịu sự chỉ đạo, điều phối trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong hoạt động tài chính của Công ty.

Nhà máy Len Hà Đông tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu nhà máy là giám đốc- chịu trách nhiệm lãnh đạo chung toàn nhà máy. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhà máy về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc kĩ thuật là người tham mưu cho giám đốc. Dưới nữa, Nhà máy có các phòng ban chức năng như: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kĩ thuật, Phòng kinh doanh, Phòng tài chính- kế toán. Giữa các phòng ban chức năng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng triển khai thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Dưới đây là sơ đồ tổ chức quản lý của Nhà máy len Hà Đông:

Một phần của tài liệu Quản lý vốn nước ngoài tại doanh nghiệp nhà nước (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w