Đánh giá công tác lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thuơng mại Thủ Đô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô (Trang 49)

Sau khi đưa vào sử dụng, Trường cùng với các công trình hạ tầng khác sẽ là yếu tố quan trọng tạo động lực để thu hút nhân dân đến định cư tại khu vực, góp phần nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng các công trình nhà ở trong khu vực theo quy hoạch, góp phần làm đẹp bộ mặt của kiến trúc khu vực.

Qua đánh giá tác động của cán bộ lập dự án, thấy rằng việc đánh giá tác động của dự án đến kinh tế xã hội là rất sơ sài, chưa đi kỹ vào từng tác động cụ thể rõ ràng. Các chỉ tiêu: Giá trị gia tăng thuần (NAV), giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPV(E), chỉ tiêu tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ, chỉ tiêu tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế (IC),…vẫn chưa được tính đến, mặc dù là nó rất cần.

3. Đánh giá công tác lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thuơng mại Thủ Đô Đô

3.1, Đánh giá công tác lập dự án “xây dựng trường trung học cơ sở Mễ Trì”

3.1.1, Thành tựu

Dự án đầu tư xây dựng trường trung học cơ sở là một công trình lớn, mang lại nhiều lợi ích cho thành phố Hà Nội nói chung và chủ đầu tư nói riêng. Công tác lập dự án này khá tốt bởi hầu hết các nội dung cần thiết đều được trình bày một cách cụ thể. Đây là dự án công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô trực tiếp đầu tư sau đó chuyển giao lại cho trường dân lập Marie Curie vận hành kết quả đầu tư. Do đó về khía cạnh quản lý hầu hết là các giáo viên có kinh nghiệm, trình độ sư phạm cao. Dự án có một hệ thống phân tích tài chính khá tốt với một hệ thống bảng biểu về phân tích kinh tế khá chi tiết. Các chỉ tiêu tài chính được nêu như NPV, IRR là những chỉ tiêu cơ bản, điều này góp phần không nhỏ giúp cho các cấp có thẩm quyền có thể xem xét phê duyệt.

Phần phân tích kỹ thuật do phòng quản lý kỹ thuật của công ty trực tiếp đảm nhiệm đã đảm bảo tôt các tiêu chuẩn của một trường trung học cơ sở. Các căn cứ pháp lý, thông số kỹ thuật được trình bày cụ thể, tỉ mỉ.

3.1.2, Hạn chế và nguyên nhân

Tuy bên cạnh những thành tựu đạt được dự án này cũng có một số khuyết điểm. Dự án chưa thể hiện được các số liệu về mục tiêu lợi ích kinh tế xã hội. Phần phân tích thị trường chưa đi vào rõ ràng cụ thể, còn quá chung chung.

3.2 Đánh giá công tác lập dự án nói chung của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô Thương mại Thủ Đô

3.2.1, Thành tựu

Các dự án do công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô thực hiện là các dự án có quy mô về vốn đầu tư khá lớn, thường là từ vài chục tỷ đổng đến và trăm tỷ đồng. Các dự án thuộc nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau trong đó có một số lĩnh vực chủ yếu là: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,các dự án đầu tư vào khu du lịch và các dự án liên quan đến giáo dục đào tạo

3.2.1.1, Về phương pháp lập dự án.

Trước đây phương pháp lập dự án chỉ có một là lập dựa án theo phương pháp phân tích đánh giá đến nay phương pháp lập dự án của công ty đã đa dạng và phong phú hơn. Công ty nhận lập các dự án ngay tại trụ sở . Trước đây do nhân viên ban dự án có trình độ còn hạn chế nên chỉ đưa ra được một số chỉ tiêu NPV, thời gian hoàn vốn giản đơn, ngày nay các chỉ tiêu phân tích trong dự án đã có thêm IRR, T, khản năng trả nợ. Phương pháp phân tích rủi ro, dự báo và so sánh ngày càng được sử dụng nhiều hơn, có hiệu quả hơn và mang tính chuyên nghiệp hơn.

3.2.1.2, Về quy trình lập dự án tại công ty.

Trước kia các khâu của quy trình lập dự án được làm một cách qua loa và không chi tiết đặc biệt là khâu nghiên cứu thị trường và khâu lập dự án. Đến nay thì trong các khâu của quy trình lập dự án đã được trú trọng hơn và chi tiết hơn, khâu nghiên cứu thị trường được liên hệ mật thiết với thực tế hơn, lập dự án hoàn chỉnh nhờ đó chất lượng được nâng cao hơn.

* Đánh giá dựa án:

Công tác đánh giá dự án đã được hoàn thiện hơn, qua các chuyên viên của công ty cùng với trưởng ban dựa án và ban giám đốc, công ty đã đánh giá được các dựa án tổng thể hơn trước . Trong định hướng phát triển của công ty thời gian tới sẽ thành lập phòng thẩm định dự án, khi đó công tác đánh giá dự án sẽ được thực hiện bài bản

* Tổ chức lập dự án:

Công việc tổ chức lập dự án tại công ty đã trở nên linh động hơn sơ với trước kia.Phân công công việc không còn tuỳ thuộc quá nhiều và trưởng ban dứ án, công việc này có thể được giao cho trưởng nhóm lập dự án để phân công các nội dung của dựa án cho từng thành viên một cách hợp lý hơn.

* Lập dự án:

Chất lượng của công tác công tác lập dự án của công ty được cải thiện một cách đáng kể nhờ có đội ngũ các thành viên có trình độ, kinh nghiệm và nhiệt thành với công việc. Ngoài trưởng ban dự án ra thì các thành viên trong ban dựa án có 4 thành viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành lập dự án từ các trường kinh tế. Thêm vào đó việc phối hợp giữa các thành viên luôn được duy trì ở mức tốt nhất làm cho dự án hoàn thiện một cách nhanh nhất với chất lượng cao nhất.

* Kiểm tra đánh giá dự án:

Công tác kiểm tra đánh giá dự án sau khi dự án được lập xong được tiến hành một cách cẩn thận và tỷ mỷ hơn so với trước đây

3.2.1.3. Về công tác tổ chức thực hiện

Trong công tác tổ chức thực hiện lập dự án tại công ty được cải tổ một các đáng kể. Mối liên hệ giữa các phòng ban trở nên mật thiết hơn. Phòng kế toán đã chủ động hơn trong việc thực hiên thu chi, tạm ứng, với ban dự án. Việc thanh toán tiền lương cũng được phòng kế toán thanh toán đầy đủ cho nhân viên tạo điều kiện tốt nhất cho các thành viên hoàn thành công việc của mình. Đặc biệt là sau khi thực hiện quy trình ISO thì tốc độ làm việc của các phòng ban trong công ty nâng cao.

Việc tổ chức thực hiện trong ban dự án do trưởng ban đứng ra chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty. Nhờ có sự phân công công việc rõ ràng nên trưởng ban dự án không tốn quá nhiều thời gian vào việc tổ chức cho các thành viên trong ban dự án lập dự án, công việc này được giao lại cho trưởng nhóm. Như vây trong công tác tổ chức thực hịên dự án thì công ty đã có những thành tựu đáng kể trong cải tổ cơ cấu làm vịêc và phân công lao động.

3.2.1.4, Về các nội dung lập dự án

Các nôị dung trong dự án ngày càng hoàn thiện và chất lượng được nâng một cách đáng kể. Các nội dung này ngày càng sát thực với thực tế hơn. Cộng vào đó là đội ngũ lập dự án có chuyên môn nên các nội dung trong một dự án hoàn thành có chất lượng cao.

Giải pháp quy hoạch kiến trúc, giải pháp kỹ thuật do phòng quản lý kỹ thuật đảm nhiệm_là những người có kinh nghiệm, khả năng chuyên môn. Trước kia, nội dung này, công ty thường thuê tư vấn nên tốn kém một khoản kinh phí và thời gian thực hiện cũng như tìm đối tác. Nhưng hiện nay, phòng quản lý kỹ thuật đã tự thực hiện được giai đoạn này.

Nghiên cứu thị trường_công đoạn được xem là rất quan trọng và cũng là công đoạn tốn kém nhiều chi phí nhất trong quy trình lập dự án, ý thức được vấn đề này, lãnh đạo công ty nói chung và ban quản lý dự án nói riêng đã quan tâm trú trọng hơn đến công tác này. Và phương pháp, chiến lược kinh doanh do phòng kinh doanh thực hiện mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp…Hệ thống kiến thức, cũng nhưng kết quả nghiên cứu thông kê về thị trường được tích luỹ dần, được bổ sung qua từng dự án và được sử dụng ngay trong các dự án nên nội dung này của dự án ngày càng được hoàn thiện.

3.2.2, Hạn chế

Là một công trẻ hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và tư vấn đầu tư nên công tác lập dự án của công ty còn khá nhiều những tồn tại vướng mắc. Số lượng các dự án công ty tiếp nhận và lập qua các năm cũng khá nhiều song các dựa án được giải ngân và cấp phép đầu tư không phải là nhiều,nhiều điều này được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 5: Dự án được lập tại công ty

Năm Số dự án lập Số dự án được cấp phép đầu tư 2005 6 0 2006 9 1 2007 15 2 2008 12 4 2009 17 3

Nguồn: Biên bản cuộc họp cuối năm

Các vướng mắc nêu trên của công tác lập dự án tại công ty thể hiện qua tất cả các mặt: cách thức, quy trình, tổ chức thực hiện, nội dung lập dự án trong công ty.

3.2.2.1, Phương pháp lập dự án.

Mặc dù phương pháp lập dự án đã đa dạng hơn trước song việc thưc hiện lập dự án theo cách thức mới vận hành còn trì trệ và nói chung các thành viên chưa thích ứng được. Ví dụ như phương pháp so sánh khi được sử dụng để lập dự án như việc đối chiếu cơ cở pháp lý của dự án với các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước và địa phương các nhân viên tiến hành còn nhiều lung túng và hay mắc nhầm lẫn, việc kiểm tra đối chiếu đôi khi vẫn không chính xác.

Việc tiến hành sử dụng phương pháp dự báo và phân tích rủi ro vẫn chưa vận hành trôi chảy bởi trong ban dự án chỉ có một vài người thành thạo công việc này.

3.2.2.2, Quy trình lập dự án tại công ty.

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu trong công tác cải tổ quy trình làm việc cho hiệu quả hơn, quy trình lập dự án trong công ty vẫn còn một số bất cập cần phải khắc phục:

- Sự theo dõi giám sát thực hiện quy trình dự án của các lãnh đạo còn lỏng lẻo, một số bước trong một số dự án đã bị bỏ qua. Hiện nay do khối lượng công việc rất lớn nên các lãnh đạo công ty không có đủ thời gian kiểm soát hết các hoạt động của ban dự án nên có một số các dự án thì quy trình lập dự án đã bị các thành viên làm tắt và bỏ qua một số bước do căn cứ vào dự án gần giống. Việc này đôi khi được sự cho phép của trưởng ban dự án và một số các lãnh đạo.

- Công tác nghiên cứu thị trường mặc dù được quan tâm hơn song vẫn chưa chi tiết đầy đủ và đặc biệt trong một số dự án công tác này lạ bị xem nhẹ và có nhiều yếu tố chủ quan. Mức kinh phí mà công ty duyệt cho công tác ngiên cứu thị trường đã tăng lên đáng kể song như vậy vẫn chưa đủ cho công tác này nếu như muốn dự án sát thực với thực tế hơn nữa. Vướng măc này xảy ra đôi lúc còn do các tành viên chi tiền không đúng với mục đích công việc gây thất thoát lãng phí. Do vậy nên các kết quả có được từ việc nghiên cứu thị trường còn có nhiều yếu tố chủ quan làm ẩnh hưởng đến chất lượng dự án sau này

- Việc lập dựa án của các thành viên trong ban dựa án nhiều khi còn không sát thực và xa rời thực tiễn. Khi lập dự án đôi khi các thành viên bị thiếu thông tin song các thành viên không tìm hiểu thêm mà gán vào các nội dung đó các suy nghĩ chủ quan của mình đôi khi là không có căn cứ.

- Công tác kiểm tra đánh giá dự án sau khi hoàn thành vẫn bị xem nhẹ. Đại đa số các dựa án khi hoàn thành sau khi kiểm tra đánh giá không phải sửa lại song không phải là không có sai sót nên việc xem nhẹ công đoạn này .

3.2.2.3, Trong công tác tổ chức thực hiện.

Công việc tổ chức thực hiện lập dự án tại công ty còn rất nhiều các bất cập làm cho việc hoàn thành dự án bị ảnh hưởng nhiều, đôi khi là bị ngưng trệ, cụ thể có một số vướng mắc sau:

- Số lượng và chất lượng của thành viên dự án vẫn chưa đủ đáp ứng.

- Lập dự án là một quy trình cụ thể, việc ngưng trệ công đoạn này khiến các bước tiếp theo không được thực hiện.

- Công việc phòng quản lý và giải phóng mặt bằng là quá tải, tốc độ lập, nghiên cứu chi phí giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng đến công tác tính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

- Dự án đầu tư lập cần tuân thủ các quy định của Luật pháp hiện hành. Việc nắm luật, cập nhật thông tin văn bản pháp quy liên quan đên dự án thì trong công ty chưa có phòng ban hoặc cán bộ nào thực hiện được.

3.2.2.4, Trong các nội dung lập dự án.

Các nội dung trong công tác lập dựa án tại công ty thường tuân theo một khuôn mẫu cố định do đó mỗi khi có sự thay đổi về một mặt nào đó đều làm cho các thành viên lúng túng. Ví dụ như khi đang lập dự án sản xuất kinh doanh nếu chuyển sang lập dự án phúc lợi xã hội các thành viên sẽ gặp lúng túng trong các chỉ tiêu phân tích, hay khi có sự thay đổi về cơ sở pháp lý sẽ dẫn đến thay đổi về cách thức lập dự án hay quy cách lập 1 dự án thì các thành viên rất chậm thích ứng với các thay đổi.

Thêm vào đó trong khâu phân tích tài chính việc xác định hệ số chiết khấu chủ yếu là chủ quan và áp dụng từ các dự án tương tự. Một số chỉ tiêu về hiệu quả tài chính vẫn còn thiếu như: chỉ tiêu điểm hoà vốn, khả năng trả nợ, lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư,tỉ số lợi ích kinh tế… Các nội dung này không phải do trình độ của đội ngũ lập dự án mà thông thường là do yếu tố thời gian chi phối buộc phải rút ngắn một số nội dung.

Trong nội dung phân tích tài chính đầu tư, khônh phân tích dự án trong trường hợp có sự tác động của yếu tố khách quan như trượt giá, lạm phát…

Trong nội dung phân tích hiệu quả kinh tế xã hội hiện nay các dự án nêu ra thường rất chung chung, không cụ thể, mới nêu ra được số lao động, mức đóng góp ngân sách, còn các lợi ích khác nêu ra song chưa được tính toán cụ thể.

Chương II:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY

1.

Định hướng phát triển tại công ty giai đoạn 2010-20 15

1.1 Định hướng phát triển của công ty

Về tổ chức: Ổn định cơ cấu tổ chức của Công ty gồm các phòng quản lý tại văn phòng Công ty (dự kiến hoàn chỉnh nhân sự của 8 phòng và tổ trợ lý), các ban điều hành tại các dự án khởi công trong năm 2010 (dự kiến thành lập 4 ban điều hành tại các dự án), xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy các trường học (dự kiến hoàn thiện ban giám hiệu của 2 trường học). Các phòng ban trong Công ty và các ban điều hành các dự án ổn định về tổ chức và tuyển dụng nhân sự đáp ứng nhiệm vụ được giao; các ban giám hiệu hình thành bộ khung là cơ sở để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong năm 2011.

Dự kiến năm 2010 tổng số cán bộ công nhân viên:

- Khối văn phòng khoảng 35-40 người (Ban lãnh đạo Công ty 2-3 người; Phòng HCNS 3 người; Phòng TCKT 4-5 người; Phòng QLĐT 3-4 người; Phòng QLGD 3-4

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w