Chương III Một số biện pháp liên kết hiệu quả đối với các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Chiến lược liên kết các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 93)

- Tình trạng cầu của ngành:

Chương III Một số biện pháp liên kết hiệu quả đối với các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam hiện nay.

nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam hiện nay.

I. Quan điểm trong việc liên kết nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam.

1. Sự cần thiết của liên kết.

Người việt Nam có câu “một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao” . Điều đó thể hiện vai trò của đoàn kết, đoàn kết là sức mạnh, và có sức mạnh thì mới có thể chiến thắng. Nguyên lý này được người Việt Nam ứng

dụng rất thành công trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội…Khi nhận thấy đối thủ của mình lớn hơn, mạnh hơn, có lợi thế hơn và thế mạnh cạnh tranh của mình đang bị đe doạ, chỉ dựa vào sức của một người không thể chiến thắng, khi đó đoàn kết là tất yếu và là cần thiết hơn bao giờ hết.

Như đã tìm hiểu ở chương I, ta nhận thức liên kết kinh tế là một động thái phù hợp với quy luật khách quan của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ liên kết khi liên kết thực sự đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Qua tìm hiểu thực trạng nghành bán lẻ hàng tiêu dùng Việt nam những năm gần đây và phân tích SWOT của doanh nghiệp ta nhận thấy trong thơì điểm này liên kết các doanh nghiệp với nhau là một việc làm hết sức cần cần thiết và cấp bách để các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nước ngoài quy mô lớn, hiện đại … , những doanh nghiệp đang được gọi là “đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn” của họ. Sự cần thiết của liên kết thể hiện ở một số lý do chính sau :

1.1 Liên kết tạo lợi thế về quy mô.

Liên kết ngang các doanh nghiệp nội trong ngành bán lẻ hàng tiêu dùng là việc các doanh nghiệp thoả thuận với nhau để xây dựng một mối quan hệ làm ăn hai bên cùng có lợi. Liên kết làm các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng xích lại gần nhau, và sự gắn kết này tạo thành một sức mạnh cộng hưởng, mang lại lợi ích kinh tế cho cả khối liên kết nói chung và tạo lợi thế cho các thành viên nói riêng. Hiệp hội bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam ra đời với 130 thành viên là một hình thức của liên kết (ngang ) các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng với nhau. Đại diện cho lợi ích các doanh nghiệp thành viên là hiệp hội, trong việc đề xuất các chính sách vĩ mô để định hướng phát triển ngành bán lẻ hàng tiêu dùng nói chung và doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam nói riêng. Phải đại diện cho các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng xây dựng hệ thống phân phối nội địa có vị thế mạnh và

chiếm thị phần lớn…. Hiệp hội là đại diện của nhiều doanh nghiệp nhưng một khía cạnh khác có thể coi nó là một thành phần, một tế bào kinh tế xã hội có quy mô lớn và tiếng nói của hiệp hội có giá trị hơn của các doanh nghiệp đơn lẻ.

Các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nội liên kết ngang với nhau cho ra đời những lien doanh mới có tiềm lực về tài chính ( vì lien doanh là sự góp vốn của các thành viên, chi phí ban đầu được chia sẻ cho nhiều thành viên nên các doanh nghiệp chịu ít áp lực về nguồn lực) các thành viên này thường có lợi thế về tài chính và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng, khi có tiềm lực về tài chính doanh nghiệp sẽ có khả năng theo đuổi các chiến lược cạnh tranh về giá mà các đối thủ nước ngoài thưưòng áp dụng để chiếm lĩnh thị trường. Hoặc tính đến một hình thức liên kết khác của cá doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng mà không tạo ra một tổ chức kinh tế chung, đó là sự liên kết với nhau trong việc sử dụng nguồn lực, hay trong các đơn đặt hang đối với nhà sản xuất để đòi hỏi sự nhượng bộ về giá, về dịch vụ hậu mãi… giảm áp lực mà nhà cung cấp gây lên cho từng thành viên của liên kết.

1.2 Liên kết xây dựng dào cản ra nhập cao.

Rào cản gia nhập là những yếu tố ngăn chặn hoặc cản trở sự xâm nhập của những doanh nghiệp mới vào một ngành, thậm chí ngay cả khi những doanh nghiệp đi trước đang kiếm được siêu lợi nhuận.

Các rào cản gia nhập thể hiện ở: - Các lợi thế chi phí tuyệt đối.

- Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường. - Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào. - Chính sách của chính phủ.

- Tính kinh tế theo quy mô. - Các yêu cầu về vốn.

- Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh. - Khả năng tiếp cận với kênh phân phối. - Khả năng bị trả đũa.

- Các sản phẩm độc quyền.

Đối với thị trường bán lẻ trước khi Việt Nam gia nhập WTO, đã xuất hiện một số nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam như Big C, Metro Cash and Carry, Cora Thị trường bán lẻ của Việt Nam hiện nay đã manh nha xuất hiện các hoạt động phản cạnh tranh như so sánh trực tiếp các sản phẩm cùng loại, khuyến mại gian dối về sản phẩm, tặng hàng cho khách dùng thử để đổi sản phẩm của doanh nghiệp khác, hành vi liên kết của các doanh nghiệp để phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, thống nhất giá cả dịch vụ… Các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết sử dụng công cụ pháp lý để tự bảo vệ trước các hành vi phản cạnh tranh.

Theo quyết đinh 1159 QĐ 1159/BNV Hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ được thành lập. Để phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam và môi trường bán lẻ ở Việt Nam thì vai trò của Hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ là rất quan trọng. Bởi, sự ra đời của Hiệp hội là kỳ vọng, mong ước của các doanh nghiệp, của người tiêu dùng. Thông qua Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam sẽ liên kết được với nhau, có một chiến lược dài hạn cho ngành bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻ. Với sự có mặt của Hiệp hội thì các doanh nghiệp sẽ tăng cường tính chuyên nghiệp của mình lên thông qua công tác đào tạo, hợp tác quốc tế”, và một khi hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hoạt động một cách hiệu quả điều đó có nghĩa chúng ta đã tạo ra một rào cản gia nhập cao mặc dù từ nay tới thời điểm 1/1/2009, các rào cản gia nhập thị trường dần được loại bỏ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế, sự bảo hộ của nhà nước đối với những lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế như dịch vụ bán lẻ sẽ giảm dần. Hiện nay tất cả các ưu đãi cho các doanh nghiệp bán lẻ phân phối Việt Nam là không còn. Thị trường bán lẻ năm 2009 sẽ sôi động hơn rất nhiều với sự tham gia của các nhà bản lẻ phân phối nước ngoài.

Sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp hùng mạnh, chuyên nghiệp đồng thời sẽ có sự ra đi của nhiều doanh nghiệp yếu kém. Các nhà bán lẻ thế giới vào Việt Nam với công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp. Song, chúng ta không bàn đến chuyện các doanh nghiệp Việt Nam phải thắng hay phải đối đầu với các “ông lớn” mà cạnh tranh để chúng ta trưởng thành. Tuy nhiên hiện nay Hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động chưa hiệu quả nên chưa tạo ra một rào cản gia nhập cao đối với đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Để tạo ra rào cản gia nhập cho các doanh nghiệp ở thị trường bấn lẻ các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải có chiến lược liên kết chặt chẽ để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Nhà nước cần phải thể hiện được vai trò hoạch định chính sách để phát triển mạng lưới phân phối, trong đó có việc định hướng về tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước : tỷ lệ lý tưởng nhất là trong nước 70% và ngoài nước 30%, nếu không chí ít cũng phải đạt tỷ lệ 60/40. Hiện nay, doanh thu bán lẻ từ hệ thống phân phối hiện tại của Việt Nam chiếm chưa tới 10%, thị trường bán lẻ trong nước vì phần lớn hệ thống phân phối còn rất non trẻ. Vì vậy hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam cần có sự định hướng của Nhà nước. Nhà nước cần phải thể hiện được vai trò hoạch định chính sách để phát triển mạng lưới phân phối, trong đó có việc định hướng về tỷ lệ doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo đó, tỷ lệ này cần được rõ ràng và lý tưởng nhất là các doanh nghiệp nội địa cần phải cao hơn chiếm 60% so với các doanh nghiệp nước ngoài. Với tỷ lệ chênh lệch như thế thì Nhà nước mới có thể kiểm soát được thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam./.

1.3 Liên kết tạo chuỗi giá trị lớn hơn cho khách hàng.

Liên kết ngang giữa các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tạo lợi thế về quy mô, tạo sức mạnh trong thương lượn dàm phán với nhà cung ứng. Khi quy mô lớn hơn thì chi phí đầu vào cho một đơn vị sản phẩm nhỏ hơn ( tính kinh tế nhờ quy

mô) đơn vị có thể giảm giá bán sản phảm, hoặc tăng dịch vụ hậu mãi, hoặc tổ chức các chương trình khuyến mãi kích thích tiêu dùng. Điều này vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích cao hơn cho khách hàng. Khách hàng đạt được lợi ích kinh tế cao hơn trên một đồng chi phí phải trả cho daonh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng.

Nếu xét đến doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng trong mối quan hệ liên kết (dọc) với nhà sản xuất. Một mối quan hệ làm ăn lâu dài, một sự gắn kết hữu cơ là cam kết tiêu thụ hang hoá thường xuyên cho nhà sản xuất sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế : được chiết khấu giảm giá, có thể mua hang trả chậm, hang hoá được cung cấp thường xuyên,kịp thời đủ số lượng và đúng chất lượng…. và những ưu đãi khác của nhà sản xuất cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí/ một đơn vị sản phẩm đầu vào. Doanh nghiệp có thể có chính sách giá mềm mỏng, đảm bảo về chất lượng sản phẩm và dich vụ cung cấp chokhách hàng. Mối liên kết này cũng mang lại cho khách hàng chuỗi giá trị lớn hơn cho một đồng chi phí bỏ ra.

Khi doanh nghiệp thoả mãn được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo lên lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. Đây là một yếu tố tích cực dẫn đến thành công của doanh nghiệp và cũng tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong chiến tắng đối thủ cạnh tranh.

2. Quan điểm trong việc liên kết nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam.

Hiện nay việc liên kết các doanh nghiệp trong nghành bán lẻ hàng tiêu dùng hang tiêu dùng là vấn đề rất quan trọng và cấp bách. Nhưng để liên kết tạo động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề đặt ra là phải quán triệt các quan điểm sau:

• Liên kết phải đảm bảo tính cạnh tranh tạo động lực phát trển thị trường.

Hai yếu tố “cạnh tranh” và phát triển có mốt quan hệ biện chứng với nhau, có cạnh tranh mới có phat triển, cạnh tranh thuc đẩy phát triển, cạnh tranh càng gay gắt thì phát triển càng diễn ra nhanh hơn, ngược lại phát triển càng mạnh thì cạnh tranh lại càng gay gắt. Vì vậy một yêu cầu đặt ra cho mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng là phải đảm bảo tính cạnh tranh nội bộ để tạo điều kiện thúc đẩy ngành bán lẻ hàng tiêu dùng ngày càng phát triển. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nghành bán lẻ hàng tiêu dùng phải đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Liên kết là tạo lên một sức mạnh cộng hưởng trong cuộc đối đầu với những đối thủ lớn chứ không phải liên kết để thoả thuận, phan chia thị trường. Liên kết phải đảm bảo vừa tạo sức mạnh trong cạnh tranh với đối thủ lớn đang muốn xâm nhập thị trường để tự bảo vệ mình vừa phải đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau.

• Liên kết phải đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội.

Sự thoả thuận về giá và phân chia thị trường giữa các doanh nghiẹp sẽ gây lên một tác động xấu với kinh tế và xã hội. Những sự thoả thuận đó sẽ gây lên một khó khăn cho khách hàng lựa chọn nhà cung cấp nào? Và một thiệt thòi lớn cho khách hàng khi các doanh nghiệp cùng thoả thuận một mức giá rất cao trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Khách hàng bắt buộc phải tiêu dùng nhưng mức giá cao làm giảm mức sống của người dân và cũng là một nguyen nhân gây ra lạm phát, mất cân bằng của nền kinh tế. Từ đó kéo theo các tiêu cực xã hội. Đó là một biểu hiện của liên kết làm giảm lợi ích kinh tế xã hội, viẹc liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng phải né tránh các biểu hiện này.

• Hoạt động liên kết phải phù hợp với quy định của pháp luật và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ hàng tiêu dùng phải được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam. Các lien doanh được thành lập hay các tổ chức mới ra đời phải theo đúng quy định và huớng dẫn thầnh lập loại hình tổ chức kinh tế này và phải có giấy phép thì mới được đi vào hoạt động. Hoạt động của các lien doanh hay tổ chức kinh tế mới này cũng phải chịu sự quản lý của nhà nước và các cơ quan quản lý kinh tế xã hội, phải phù hợp với luật pháp và phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô, với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thực hiện liên kết kinh tế phải định hướng vào cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghiã. Việc liên kết phải đảm bảo cho các oanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả và các doanh nghiệp nhà nước tham gia liên kết phải đảm bảo vai trò định hướng phát triển thị trường.

• Hoạt động liên kết phải được thực hiện trên quan điểm đồng bộ, công bằng và bình đẳng đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia liên kết, không phân biệt lớn nhỏ, cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân…. phải đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia liên kết.

II. Một số biện pháp nhằm thực hiện thành công chiến lược liên kết các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng hang tiêu dùng Việt nam hiện nay.

1. Một số biện pháp liên kết có hiệu quả áp dụng cho các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng hang tiêu dùng Việt nam hiẹn nay.

Liên kết ngang là hình thức lien kết các doanh ngiệp trong cùng nghành sản xuất kinh doanh hang hoá và dịch vụ. Như đã phân tích ở chương I và chương II ta nhận thấy liên kết là cần thiết và tất yếu trong đó lien kết ngang các doanh nghiệp bán lẻ hang tiêu dung Việt nam trong giai đoạn hiện nay là một chiến lược khả quan nhất. Xác định được sự cần thiết và phù hợp của chiến lược này Bộ Nội Vụ đã ban hành quyết định 1159/2005 cho phép thành lập hiệp hội bán lẻ Việt Nam gồm 130 thành viên là các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Nhưng một nỗi băn khoăn vẫn còn tồn đọng trong long người Việt Nam là liệu hiệp hội bán lẻ có thực sự là giải pháp cứu được ngành bán lẻ Việt Nam trong tương lai gần hay không? Vì thực tế hình thức lien kết này

Một phần của tài liệu Chiến lược liên kết các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w