Từ trớc năm

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý thu - chi quỹ bảo hiểm xã hội huyện Văn Giang (Trang 29 - 33)

II/ Tình hình thực hiện BHX Hở nớc ta trong thời gian qua

1. Từ trớc năm

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đợc thành lập và đang phải giải quyết trăm công ngàn việc mang tính sống còn của toàn dân tộc, nhng Đảng và Chính phủ vẫn quan tâm đến công tác BHXH đối với công nhân viên chức khi bị ốm đau, tai nạn, thai sản, tai nạn lao động, già yếu và tử tuất. Các chế độ BHXH trên đợc quy định trong một số điều của các sắc lệnh số 27/SL, số 29/SL và 77/SL (năm 1950). Đặc điểm thời kỳ này là các cơ quan quản lý sử dụng cán bộ công nhân viên chức Nhà nớc, đồng thời là cơ quan thực hiện các chế độ BHXH. Có thể coi đây là thời kỳ manh nha về BHXH của Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Nhà nớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ ba (năm 1960): xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam, Quốc hội và chính phủ đã khẩn trơng thực hiện đề án xây dựng Điều lệ về các chế độ BHXH và tổ chức quản lý công tác BHXH. Ngày 14/12 năm 1961 Uỷ ban thờng vụ Quốc hội ra nghị quyết phê chuẩn việc hội đồng chính phủ quy định và ban bố “Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên

chức nhà nớc”; Hội đồng Chính phủ sẽ thoả thuận với Tổng công đoàn Việt Nam (nay là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) về việc quản lý quỹ BHXH của Nhà nớc và quản lý các sự nghiệp BHXH. Ngày 27/12/1961, Hội đồng Chính phủ ra nghị định số 218/CP ban hành “Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH ” đối với công nhân viên chức nhà nớc, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1962. Từ nghị định trên, các chế độ BHXH đợc quy định riêng trong một văn bản pháp quy và hình thành tổ chức chuyên trách độc lập để quản lý và thực hiện các chế độ BHXH trong hệ thống Tổng công đoàn Việt Nam (nay là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam). Phơng tiện vật chất đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nớc là công đoàn tổ chức thu 4,7% so với tổng quỹ lơng của các cơ quan xí nghiệp, nông lâm trờng, bệnh viện, trờng học... từ tháng 01/1962 đến tháng 01/1964, để chi trả 6 chế độ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hu trí, mất sức lao động, tử tuất).

Ngày 20/3/1962 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 31/CP về việc điều chỉnh một số nhiệm vụ về quản lý và thực hiện các chế độ BHXH giữa Bộ Nội vụ, Bộ lao động, Bộ công an, Bộ Y tế, Tổng công đoàn Việt Nam. Ngày 23/03/1962, Hội đồng Chính phủ ra tiếp Nghị định số 39/CP về quy định nội dung thu và chi quỹ BHXH của Nhà nớc, phù hợp với nhiệm vụ đợc giao tại Nghị định số 31/CP. Nội dung cơ bản hai Nghị định trên là về quản lý và các chế độ BHXH, Bộ nội vụ, Bộ lao động đợc giao thực hiện các chế độ BHXH nh: Hu trí, mất sức lao động, xí nghiệp, Tổng công đoàn thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp và quản lý thu quỹ BHXH 3,7% so với tổng quỹ lơng của công nhân viên chức nhà nớc.

Thực hiện hai Nghị định trên, các tổ chức BHXH ở các Bộ có liên quan đ- ợc hình thành, riêng tổ chức BHXH của Tổng công đoàn đợc giữ nguyên, nhng thu gọn lại, do chỉ còn thực hiện 3 chế độ BHXH, có lúc Tổng công đoàn đã

nhập ban BHXH vào ban tài chính (1968-1973). Việc bàn giao nhiệm vụ, hồ sơ đối tợng và quỹ giữa Tổng công đoàn với tổ chức BHXH các Bộ đến tháng 8/1964 mới xong. Từ tháng 9/1994, Tổng công đoàn chỉ còn thu 3,7% quỹ lơng để chi trợ cấp cho 3 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp BHXH các Bộ thu 1% tổng quỹ lơng để chi trả lơng hu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tử tuất. Do thay đổi tổ chức của các Bộ nên quản lý và thực hiện các chế độ BHXH đã chuyển giao từ Bộ nội vụ sang Bộ Lao động; Bộ Lao động sang Bộ Thơng binh xã hội, rồi lại nhập về Bộ Lao động –Thơng binh và xã hội.

Về nguồn thu quỹ BHXH, trong nhiều năm, nghĩa vụ và trách nhiệm của thủ trởng các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh không đợc làm rõ, tất cả đều thu qua Ngân sách Nhà nớc, nghĩa vụ của ngời lao động bị lãng quên. Do đó, thu không đủ chi ngày càng trầm trọng, Ngân sách Nhà nớc phải cấp bù ngày càng lớn, ví dụ: nguồn thu do ngành LĐ-TB và XH quản lý số thu năm 1985 chỉ là 3.03% so với chi, Ngân sách Nhà nớc phải cấp bù tới 96,97%. Để khắc phục sự thiếu hụt nguồn quỹ BHXH, tháng 10/1986 Chính phủ đã quyết định nâng tỷ lệ nguồn thu quỹ BHXH do ngành LĐ-TB và XH quản lý nên 10% và nguồn thu do tổng công đoàn quản lý lên 5% so với tổng quỹ lơng. Song tình trạng thu không đủ chi, thủ trởng các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn không trích nộp BHXH đúng quy định, nên năm 1987 số thu do ngành LĐ-TB và XH quản lý chỉ đạt 2,34% so với số chi.

Từ năm 1988 đến năm 1994 số thu BHXH mới nhích dần từ hơn 12% đến hơn 32% so với số chi. Nguồn thu BHXH do Tổng Công Đoàn quản lý có khả quan hơn bình quân 30 năm số thu đạt 4,1% quỹ lơng trên năm, đảm bảo chi trả và phát triển sự nghiệp BHXH, do biết nắm chặt nghĩa vụ trích nộp BHXH với quyền lợi của ngời lao động và ngời quản lý ở các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh

doanh: nếu đơn vị cơ quan nào vận động giảm tỷ lệ ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động – bệnh nghề nghệp theo kế hoạch hàng năm đã duyệt thì đợc sử dụng từ 50% đến 70% số tiền giảm chi cho 3 chế độ đó để chi cho nghỉ ngơi, dỡng sức. Ngoài ra, các thành viên ban BHXH của đơn vị hàng năm đợc khen thởng thích đáng do thành tích thu vợt mức và giảm chi 3 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao đông-bệnh nghề nghiệp.

Về các chế độ BHXH, hơn 30 năm trớc khi ra đời, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho ngời đợc hởng các chế độ BHXH phù hợp với sự phát triển về kinh tế của đất nớc và công bằng xã hội, điển hình là đợt điều chỉnh lơng hu và trợ cấp xã hội theo nghị định số 236/HĐBT năm 1985, các quyết định bù giá năm 1988, điều chỉnh lại chế độ mất sức lao động theo quyết định sô 60/HĐBT năm 1990...

Để phù hợp với cơ chế thị trờng có sự điều tiết của Nhà nớc, ngày 22/06/1993, Chính phủ có Nghị định số 43/CP quy định tạm thời về chế độ BHXH thay thế cho Nghị định só 218/CP của Chính phủ ngày 27/12/1961. Nội dung nghị định đã bao hàm cả những cải cách lớn về BHXH; làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp, xây dựng quỹ BHXH của ngời sử dụng lao động và ngời lao động; các chế độ BHXH chỉ còn lại 5 chế độ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hu trí, tử tuất) chế độ mất sức lao động đợc đa vào chế độ hu trí, hởng tỷ lệ thấp hay trợ cấp 1 lần. Sau một năm, ngày 23/06/1994 tại kỳ họp thứ 5 quốc hội khoá IX đã thông qua Bộ Luật lao động, trong đó có chơng XII về BHXH.

Đây là một chấm phá, cải cách các chế độ BHXH và tổ chức thu – chi, thực hiện các chế độ BHXH. Thi hành Bộ Luật lao động về BHXH, Chính phủ đã ra nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 về việc thành lập BHXH.

Nh vậy, sau hơn 30 năm hoạt động, các tổ chức BHXH tiền thân của BHXH Việt Nam về cơ bản đã có đóng góp đáng kể góp phần thúc đẩy sản xuất, xây dựng XHCN ở Miền Bắc, giải phóng ở Miền Nam và xây dựng lại Tổ Quốc kể từ sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975. Từ hoạt động thực tiễn của các tổ chức BHXH tiền thân đã rút ra các bài học kinh nghiệm: Tổ chức quản lý còn phân tán, manh mún; vừa quản lý Nhà nớc, vừa tổ chức thực hiện các chế độ BHXH không khác gì “vừa đá bóng, vừa thổi còi”; quỹ BHXH cha hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nớc; quản lý thu – chi còn mang nặng tính bao cấp, nghĩa vụ và quyền lợi của chủ sử dụng lao động và ngời lao động cha làm rõ... Những bài học trên là cơ sở để đổi mới, cải cách tổ chức quản lý và thực hiện các chế độ BHXH.

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý thu - chi quỹ bảo hiểm xã hội huyện Văn Giang (Trang 29 - 33)