Nguồn kinh phí và quỹ khác

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần công nghệ tân doanh (Trang 35 - 40)

và quỹ khác

TỔNG CỘNG NGUỒN

VỐN(440 = 300 + 400) 52064 40598 28029 11466 28,24% 12569 44,84%

3.1.1.1. Đánh giá các biến động tài sản

Nhìn chung trong 2 giai đoạn năm 2007 và 2008, tổng tài sản của Công ty đã thay đổi theo chiều hướng tốt.

- Năm 2007 so với năm 2006 tăng 12569 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 44,84%

- Năm 2008 so với năm 2007 tăng 11466 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 28,24%

Qua số liệu trên chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty đã tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy tỷ lệ tăng của giai đoạn năm 2008 có giảm hơn so với năm 2007 nhưng tổng tài sản vẫn tăng 28,24%, nguyên nhân có thể do chịu ảnh hưởng khó khăn của kinh tế toàn cầu. Chúng ta hãy cùng phân tích những chỉ tiêu bên trong ảnh hưởng đến thay đổi tổng tài sản:

- Năm 2007 so với năm 2006: tăng lên 12165 triệu đồng tương ứng 44,05%

- Năm 2008 so với năm 2007: tăng lên 11953 triệu đồng tương ứng 30,05%

+ Các chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2007 so với năm 2006 đã giảm xuống 1869 triệu đồng tương ứng với giảm 73,19%, điều này cho ta thấy Công ty đã mạnh dạn dùng lượng tiền đem vào hoạt động đầu tư, kinh doanh mà không giữ lượng tiền quá nhiều. Đây chính là một biểu hiện tích cực của Công ty, tuy nhiên tỷ lệ giảm 73,19% là khá cao; Năm 2008 so với năm 2007: tiền tăng 360 triệu, tương ứng tỷ lệ 52,52%, do Công ty thu tiền được từ các khoản phải thu khác.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây chính là chỉ tiêu đánh giá các giá trị của Công ty đang bị các Công ty khác chiếm dụng, đối với chỉ tiêu này năm 2007 đã tăng 6409 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 86,37%; Năm 2008 tăng 25314 triệu, tương ứng với tỷ lệ 183,03%. Trong đó phải thu khách hàng tăng, các khỏan phải thu khác tăng, phải thu nội bộ được thu hết trong năm 2007. Điều này chứng tỏ Công ty mở rộng mạng lưới khách hàng nên các khỏan phải tăng thu tăng lên, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Công ty.

 Hàng tồn kho: Chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2007 so với năm 2006 tăng 7926 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 49,86%. Chứng tỏ Công ty đã gia tăng hàng tồn kho thêm nhiều mặt hàng để chủ động thích ứng với sự đòi hỏi khắt khe của thị trường.

Tài sản ngắn hạn khác: năm 2007 so với năm 2006 giảm 301 triệu đồng tương ứng với giảm 17,26% nhưng vào năm 2008, tài sản ngắn hạn khác của Công ty là 2127 triệu đồng, tăng 685 triệu so với năm 2007, tỷ lệ tương ứng là 47,52%. Đây là biểu hiện rất tốt cho Công ty vì chi phí trả trước giảm thì Công ty không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đáp ứng cho các đơn vị, Công ty đối tác và chính điều này giúp cho nguồn vốn bị chiếm dụng của Công ty giảm.

Tài sản dài hạn năm 2007 tăng 97,51% so với năm 2006. Chứng tỏ Công ty đã đã đầu tư mạnh hơn cho những kế hoạch về lâu về dài, chính sự tăng vọt của

tài sản dài hạn cho chúng ta thấy được khả năng nhạy bén của Công ty trong các lĩnh vực đầu tư vào các dự án tương lai. Tuy nhiên vào năm 2008 thì Công ty đã giảm đi 488 triệu đồng chỉ tiêu tài sản cố đinh, tương ứng với tỷ lệ giảm 59,59% do giảm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.

3.1.1.2. Đánh giá biến động nguồn vốn.

Tổng nguồn vốn của Công ty qua 2 giai đoạn đều tăng với tỷ lệ tương ứng từng năm là 44,84% và 28,24%. Qua số liệu này cho thấy Công ty đã có một sự tăng trưởng nguồn vốn khá phù hợp.

- Năm 2007 so với năm 2006, các chỉ tiêu trong nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng, chỉ có các khỏan phải trả khác giảm 266 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 17,15% cho thấy Công ty đã chủ động được trong các khỏan nợ đến hạn của Công ty.

- Năm 2008 so với năm 2007: Chỉ tiêu nợ ngắn hạn tăng 12629 triệu đồng, tương ứng 36,54% chủ yếu là do chỉ tiêu phải trả người bán tăng 11273 triệu và phải trả khác tăng 2194 triệu. Vay và nợ ngắn hạn giảm 837 triệu, Công ty đã chú ý đến trả nợ vay ngắn hạn tuy nhiên tỷ lệ 8,22% là chưa đáng kể. Tỷ trọng khoản phải trả cao thể hiện Công ty chiếm dụng vốn lớn, tiết kiệm được nguồn vốn huy động từ nợ vay và vốn CSH. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về tư cách tín dụng của Công ty, Các khỏan phải trả của Công ty còn trong thời hạn thanh tóan hay quá hạn thanh toán, tránh tình trạng nợ kéo dài dây dưa.

+ Vốn chủ sở hữu trong năm 2008 là 4871 triệu đồng , giảm 1164 triệu so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ giảm là 19,28%. Ngoài ra lợi nhuận chưa phân phối của Công ty giảm 1914 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 260,40%, đây là một điều đáng lo ngại, Công ty đang rơi vào tình trạng bất ổn, rủi ro thanh toán cao, lợi nhuận giảm đi đáng kể.

Trên đây chỉ là một số đánh giá chung dựa trên mối quan hệ các chỉ tiêu trên cùng một dòng của bảng CĐKT nhằm phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu qua 2 giai đoạn 2007 và 2008. Để có thể đánh giá so sánh các chỉ tiêu này với tổng quy mô chung của Công ty, chúng ta phải tiến hành phân tích theo chiều dọc

Phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp so sánh theo chiều dọc, xác định tỷ trọng của từng yếu tố tài sản và nguồn vốn.

Tỷ trọng của từng yếu

tố tài sản (nguồn vốn) = Giá trị tài sản (nguồn vốn)Tổng tài sản Bảng 3.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn Công ty theo chiều dọc

Đơn vị tính: Triệu đồng X 2008 2007 2006 Tỷ trọng So sánh 1 2 3 4 2008 2007 2006 2008-2007 2007-2006 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 51733 39780 27615 99,36 % 97,98% 98,52% 1,38% -0,54% 1. Tiền 1044 685 2554 2,01% 1,69% 9,11% 0,32% -7,43%

Các khoản phải thu NH khác 39144 13830 7421 75,18% 34,07% 26,48% 41,12% 7,59% 1. Phải thu khách hàng 36335 12092 7421 69,79% 29,78% 26,48% 40,00% 3,31% 2. Phải thu nội bộ ngắn hạn 32 0,00% 0,08% 0,00% -0,08% 0,08% 3. Các khoản phải thu khác 2809 1706 5,39% 4,20% 0,00% 1,19% 4,20%

Hàng tồn kho 9418 23823 15898 18,09% 58,68% 56,72% -40,6% 1,96% Tài sản ngắn hạn khác 2127 1442 1743 4,09% 3,55% 6,22% 0,53% -2,67% B.TÀI SẢN DÀI HẠN 331 818 414 0,64% 2,02% 1,48% -1,38% 0,54% Tài sản cố định 231 661 351 0,44% 1,63% 1,25% -1,18% 0,38% 1.Tài sản cố định hữu hình 231 661 351 0,44% 1,63% 1,25% -1,18% 0,38% - Nguyên giá 541 871 409 1,04% 2,14% 1,46% -1,10% 0,69% - Giá trị hao mòn lũy kế (*) -310 -219) -58 -0,60% -0,52% -0,21% -0,08% -0,31%

Tài sản dài hạn khác 5 157 63 0,01% 0,39% 0,22% -0,38% 0,16% 1. Chi phí trả trước dài hạn 5 94 0 0,01% 0,23% 0,00% -0,22% 0,23% 2. Tài sản dài hạn khác 0 63 63 0,00% 0,16% 0,22% -0,16% -0,07% TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 52064 4059 8 28029 100% 100% 100% NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 47193 3456 3 2405 6 90,64 % 85,14 % 85,83% 5,51% -0,69% Nợ ngắn hạn 47193 3456 3 24056 90,64% 85,14% 85,83% 5,51% -0,69% 1. Vay và nợ ngắn hạn 9343 10180 1174 17,95% 25,08% 4,19% -7,13% 20,89% 2. Phải trả người bán 34371 23098 21331 66,02% 56,89% 76,10% 9,12% -19,2% 3. Phải trả khác 3479 1286 1552 6,68% 3,17% 5,54% 3,52% -2,37% Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 4871 6035 3973 9,36% 14,86 % 14,17 % -5,51% 0,69% Vốn chủ sở hữu 4871 6035 3973 9,36% 14,86% 14,17% -5,51% 0,69% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6050 5300 5000 11,62% 13,05% 17,84% -1,43% -4,78% 2. Cổ phiếu quỹ (*) -750 0,00% 0,00% -2,68% 0,00% 2,68% 3. LN sau thuế chưa phân phối -1179 735 -277 -2,26% 1,81% -0,99% -4,07% 2,80%

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 52064

4059 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 28029 100% 100% 100%

Qua bảng so sánh kết cấu tài sản và nguồn vốn trong năm 2007 và 2008, ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Tỷ trọng ngắn hạn năm 2007 là giảm 0,54%, đến cuối năm 2008 tăng thêm 1,38%. Trong đó chủ yếu là tăng các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác, phải thu nội bộ thay đổi không đáng kể, hàng tồn kho giảm đi nhiều (40,6%). Tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm chủ yếu là do giảm tài sản cố định.

Tỷ trọng nợ phải trả của Công ty có xu hướng tăng, đầu năm 2007 là 85,83% đến cuối năm 2008 là 90,64%. Điều này phù hợp với tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng nợ dài hạn không phát sinh; vốn đầu tư của chủ sở hữu có xu hướng giảm.

Tóm lại, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2008 không có biến động nhiều, nhưng Công ty cần điều chính lại xu hướng phát triển của Công ty.

3.1.3. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn

Mục đích phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm đánh giá xu hướng thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo hướng tốt hay xấu hơn; nguồn vốn biến động theo hướng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vay của ngân hàng tăng lên trong kỳ được dùng vào những mục đích nào, hoặc doanh nghiệp có thể trả nợ vay từ những nguồn nào.

Cách phân tích này được tính dựa trên số chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của các yếu tố tài sản và nguồn vốn. Những số chênh lệch này được xếp vào một trong hai cột: nguồn vốnsử dụng vốn theo nguyên tắc:

- Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn - Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn.

Bảng 3.3: Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng SỬ DỤNG VỐN Số tiền Tỷ trọng I. Tăng tài sản 1473 9 98,23%

1. Các khoản phải thu ngắn hạn 6409 42,71%

2. Hàng tồn kho 7926 52,82%

3. Tài sản cố định 310 2,07%

4. Tài sản dài hạn khác 94 0,63%

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần công nghệ tân doanh (Trang 35 - 40)