Công ước quốc tế là gì? Việt Nam đã tham gia những công ước nào về bảo vệ môi trường?

Một phần của tài liệu đề cương luật môi trường 200 câu vấn đáp. có đáp án (Trang 104 - 105)

10.Diện tích mặt nước (ao, hồ,...) cân đối và đủ với diện tích dân số thành phố để tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát mẻ.

11.Có bãi rác hợp vệ sinh, công nghệ xử lý rác khoa học.

12.Có hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan, tiện lợi.

Xanh hoá nhà trường là gì?

Xanh hoá nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục môi trường trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Việc làm này nếu đạt kết quả tốt nó sẽ góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường chung của nhân loại.

Trong chương trình Vì sự thay đổi (Chương trình 21) của Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ở RiO năm 1992, phần nói về trẻ em và thanh niên trong sự nghiệp phát triển bền vững đã nêu:

"Trẻ em chiếm tới gần một nửa dân số ở nhiều nước đang phát triển. Ở cả các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá, trẻ em rất dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của suy thoái môi trường.

Thanh niên chiếm tới một phần ba dân số thế giới và họ cần phải có tiếng nói trong việc xác định tương lai của mình. Vai trò tích cực của họ trong việc bảo vệ môi trường và tham gia trong các quyết định về môi trường và phát triển là hết sức quan trọng đối với sự thành công lâu dài của Chương trình Hành động 21".

Thực vậy, chương trình giáo dục môi trường quốc tế bắt đầu từ năm 1975 và ngay sau đó khoảng 60 quốc gia đã đưa giáo dục môi trường vào các kế hoạch giảng dạy và chương trình này đã bổ sung thêm sau Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo ở Mátxcơva năm 1987. Chương trình giáo dục môi trường đã được các cơ quan UNEP, UNICEF và UNESCO bảo trợ cho Thập kỷ thế giới về giáo dục môi trường 1990 - 1999.

Xanh hoá nhà trường phải được hiểu đầy đủ, đó là Xanh - Sạch - Đẹp trong nhà trường. Nó phong phú, đa dạng nhưng rất cụ thể.

Công ước quốc tế là gì? Việt Nam đã tham gia những công ước nào về bảo vệ môi trường? môi trường?

Công ước quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thoả thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành động và sự hợp tác trong các nước thành viên.

rất lớn đối với các nước trong khu vực chưa tham gia công ước.

Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Việt Nam đã tham gia các Công ước quốc tế về môi trường sau đây (ngày tham gia ở trong ngoặc):

1. Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944.

2. Thoả thuận về thiết lập Uỷ ban nghề các Ấn Độ dương - Thái bình dương, 1948.

3. Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ, 1967.

4. Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988).

• Nghị định thư bổ sung công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, Paris, 1982.

1. Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (19/10/1982).

2. Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học, vi trùng và công việc tiêu huỷ chúng.

3. Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973 (20/1/1994).

4. Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991).

5. Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980).

6. Nghị định thư chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang.

7. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994).

8. Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985.

9. Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994).

10.Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985 (29/9/1987).

11.Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ, 1986, IAEA (29/9/1987).

12.Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987 (26/1/1984). • Bản bổ sung Luân đôn cho công ước, Luân đôn, 1990. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bản bổ sung Copenhagen, 1992.

1. Thoả thuận về mang lưới các trung tâm thuỷ sản ở Châu Á - Thái bình dương, 1988 (2/2/1989).

2. Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995).

3. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).

4. Công ước về Đa dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).

Một phần của tài liệu đề cương luật môi trường 200 câu vấn đáp. có đáp án (Trang 104 - 105)