Chính sách nội địa hoá

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển (Trang 40 - 41)

I. Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

2.3.Chính sách nội địa hoá

2. Các chính sách phát triển ngành

2.3.Chính sách nội địa hoá

Chính sách nội địa hoá đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam kém mạnh dạn hơn so với ở các nước ASEAN như Thái Lan, Malayxia và Philippine. Đối với giai đoạn hoàn thiện xe, chính sách hiện nay của Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất ô tô phải tiến hành nội địa hoá 5% vào năm thứ 5 và 30% vào năm thứ 10. Trong khi, Thái Lan yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá phải đạt 60% vào năm thứ năm. Phải chăng đây chính là một trong những lý do chính gây nên tình trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển chậm chạp hơn so với các nước trong khu vực.

Giống như các chính sách FDI, mục đích của chính sách nội địa hoá hiện nay là nhằm khuyến khích thành lập các cơ sở cung cấp linh kiện phụ tùng trong nước, các nhà hoạch định chính sách của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng các chính sách nội địa hoá được quy định chưa rõ ràng bởi các lý do sau: Thứ nhất, chính sách hiện nay không chỉ rõ những linh kiện, phụ tùng nào sẽ được nội địa trước, tỷ lệ nội địa hoá vẫn còn được đề cập đến một cách chung chung. Theo kinh nghiệm sản xuất ô tô của các nước ASEAN khác, tỷ lệ nội địa hoá phải được xác

định cụ thể cho từng loại xe, chứ không phải cho từng hãng sản xuất. Thứ hai,

hiện nay Việt Nam vẫn chưa phối hợp được việc đầu tư vào sản xuất linh kiện phụ tùng với các doanh nghiệp đã và đang lắp ráp ô tô. Thứ ba, Việt Nam chưa

đưa ra được các chính sách nội địa hoá phù hợp với xu thế khu vực mà hầu hết các nhà cung cấp phụ tùng ô tô đều thấy được hoạt động của mình tại ASEAN.

Thứ tư, tỷ lệ nội địa hoá phải dựa trên cơ sở phương pháp giá trị gia tăng và được

điều chỉnh để phản ánh các yếu tố như giá trị xuất khẩu và giá trị sản xuất linh kiện trong nước.

Việc sử dụng cả chính sách sách nội địa hoá và hạn chế nhập khẩu với thuế suất cao đã hình thành cơ sở cho các chính sách thay thế hàng nhập khẩu được một số

nước đang phát triển thực hiện đặc biệt là vào những năm 1950 và 1960. Hi vọng

đây vẫn là hướng đi đúng đắn và Việt Nam cũng sẽ thu được những thành công to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành công nghiệp ô tô nói riêng sánh vai với các quốc gia này.

Tuy nhiên, các chính sách của Nhà nước thời gian qua chưa đồng bộ và thiếu ổn định, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành. Nhiều chính sách còn mang tính nhất thời và chưa tính đến lợi ích lâu dài của ngành. Điều nghiêm trọng hơn là một số chính sách còn thiếu tính khả thi và phần lớn các chính sách đưa ra khi chưa có một kế hoạch, chiến lược dài hạn nhất định nào được hình thành nhằm phát triển ngành một cách có quy hoạch và thống nhất.

3 . Q u á t r ì n h p h á t t r in n g à n h

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển (Trang 40 - 41)