Bản thân doanh nghiệp cần chú trọng giáo dục văn hoá cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp và bài học với việt nam (Trang 98 - 99)

II. GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC VÀO

2. Nhóm giải pháp vi mô

2.9. Bản thân doanh nghiệp cần chú trọng giáo dục văn hoá cho doanh nghiệp

phù hợp hoặc hiệu quả thấp. Trong trường hợp như vậy, việc sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết.

Văn hóa tập đoàn đa quốc gia: Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh. Hầu như tập đoàn đa quốc gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các công ty đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới. Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập đoàn. Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập đoàn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc.

Văn hóa doanh nghiệp gia đình: Các doanh nghiệp gia đình được xem là một loại định chế độc đáo trong đó một gia đình là hạt nhân của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, sự kế tục giữa các thế hệ và lòng trung thành với những triết lý kinh doanh, kinh nghiệm, bí quyết được gia đình đúc rút được trong quá trình kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng rất lớn tác động của phong cách lãnh đạo của người chủ gia đình. Kỷ luật trong doanh nghiệp gia đình thường được đề cao vì họ vừa là người chủ sở hữu vừa là người sử dụng các tài sản của gia đình.

2.9. Bản thân doanh nghiệp cần chú trọng giáo dục văn hoá cho doanh nghiệp nghiệp

Hiện nay, trình độ văn hoá và nhận thức văn hoá của các cán bộ kinh doanh của Việt Nam hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng VHKD và suy yếu hình ảnh của Việt Nam trên thị trường thế giới. Một thực tế rõ ràng là sự hiểu biết về kiến thức xã hội, kiến thức tổng hợp của người Việt Nam nói chung còn thua kém so với mặt bằng chung trên thế giới. Học sinh, sinh viên Việt Nam được đánh giá rất cao về

khả năng học tập nhưng luôn tỏ ra non yếu trong giao tiếp do thiếu kiến thức về nước bạn và thói quen không giao tiếp rộng rãi, không có kỹ năng giao tiếp - vốn là điểm yếu chung của người Việt Nam. Những yếu điểm này đã gây tâm lý bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trên bàn đàm phán, trong các thương vụ, dẫn đến tình trạng bị động, cứng nhắc trong ứng xử, dễ bị thua thiệt trong kinh doanh. Vì vậy, công tác giáo dục VHKD, cung cấp và trang bị đầy đủ các kiến thức về văn hoá nói chung và VHKD nói riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần được đặc biệt chú ý. Người có trình độ chuyên môn cao lại hiểu văn hoá lịch sử truyền thống của dân tộc mình, hiểu biết các nền văn hoá của các dân tộc khác, chắc chắn sẽ có phong cách giao tiếp lịch sự và những quyết định kinh doanh đúng đắn. Điều này sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc việc tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với bạn hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp và bài học với việt nam (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)