PHÂN III TÍNH TOÁN CÁC THAM SÔ cơ BÁN CỦA THÁP LÀM NGỌT KHÍ BANG DUNG DỊCH MONOL ETANOL
3.2.2.5. Công thức tính sô đĩa của tháp hấp thụ
Số đĩa trong tháp hấp thụ liên quan đến mức độ sạch của khí ngọt ra khỏi tháp. Số đĩa càng lớn thì khả năng tiếp xúc của dòng khí chua với dòng amin lỏng theo thời gian càng lâu, mức độ hấp thụ của quá trình tăng, khí được làm sạch càng triệt để hơn. Nhưng sô dĩa lớn quá sẽ gây cản trở cho dòng khí và dòng lỏng, tốc độ của dòng giảm đi đáng kể, dẫn đến năng suất giảm và làm giản hiệu quả của quá trình. Mặt khác nếu số đĩa tăng thì chi phí xây dựng của tháp cũng tăng, chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cũng tăng theo. Vì vậy, cần tính toán và chọn đĩa cho phù hợp, để quá trình hấp thụ đạt được kết quả cao nhất và kinh tê nhất.
Sô đĩa lý thuyết của tháp hấp thụ được xác định theo công thức:
(3.19) A; yếu tố hấp thụ, được xác định theo công thức
A = [a.(l + Rr)(l- q)]/p,/p Với
(3.17
q = số mol C02 trong khí đầu ra (khí ngọt)/số mol C02 trong khí nguyên liệu (khí chua).
a: phần mol của khí C02 trong khí nguyên liệu
R: tỷ lệ số (mol MEA/số mol COT , thường chọn theo tỷ lệ 3/1 . r: số mol C02 còn lại trong một mol MEA nghèo đi vào đỉnh tháp P: áp suất làm việc của tháp hấp thụ
Pj: áp suất riêng phần của C02 trong dung dịch MEA giàu ở đáy tháp hấp thụ Pịđược tính theo phương trình Clapayon - Clausius:
LnP = - A/T + B Trong đó;
A,B: là những hằng số mà ta có thể tính được dựa vào biểu đồ ở phụ lục 1 (khi biết được lượng C02 có trong một mol MEA giàu ở đáy tháp hấp
thụ).
Số đĩa thực của tháp hấp thụ được tính : Nthưc = N|t/hiệu suất đĩa
(hiệu suất đĩa theo kinh nghiệm vào khoản 0,25 - 0,4)