- Khái niệm: Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn, trước hết là một vật nhờ có những thuộc tính của nó mà thỏa mãn một loại nhu cầu nào đó của con người (trực tiếp là tư liệu sinh hoạt,
3. Hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẩn trong công thức chung của tư bản:
C.Mác đã chỉ rõ: "Phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hoá làm cơ sở".
3. Hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẩn trong công thức chung của tư bản: chung của tư bản:
a) Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa: “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong cơ thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”2.
Không phải sức lao động nào cũng trở thành hàng hóa. Trong xã hội nô lệ thì sức lao động của nô lệ không phải là hàng hóa vì bản thân anh ta đã thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động. Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa vì anh ta chỉ sản xuất tự cung tự cấp nuôi sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để kiếm sống.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau: Người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức sức lao động của mình như một hàng hóa.; Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt trở thành “vô sản”, để tồn tại anh ta buộc phải bán sức lao động của mình để kiếm sống.
Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản. Nhưng trước CNTB thì hàng hóa sức lao động chưa xuất hiện. Chỉ dưới CNTB thì hàng hóa sức lao động mới xuất hiện và trở thành phố biến.
b) Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động: Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Muốn sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết về ăn, ở, mặc, học nghề... Ngoài ra họ còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái.
Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị ấy được hợp thành bởi: Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao dộng, duy trì đời sống của bản thân người công nhân; Phí tổn đào tạo người công nhân; Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân. Sự biến đổi giá trị hàng hóa sức lao động một mặt tăng lên do sự tăng lên của nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa, dịch vụ, học tập, học nghề... mặt khác lại bị giảm xuống do sự tăng năng suất lao động xã hội.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Nhưng khác với hàng hóa thông thường, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.
1 C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1993, tập 23, tr 249.
Nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường một loại hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động, mà giá trị sử dụng của nó có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Chính đặc tính này đã làm cho hàng hoá sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển thành tư bản. Do đó việc tìm ra và lý giải phạm trù hàng hoá sức lao động được coi là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Nếu "T" của tư bản không dùng để bóc lột sức lao động của công nhân thì không thể có "T'=T+∆T”
KHỐI KIẾN THỨC 2
2.1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Phân tích những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Yêu cầu trả lời được: