Những vấn đề tồn tại trong ngành dược Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về việc sản xuất, phân phối thuốc của các công ty dược việt nam và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 62 - 63)

Sản phẩm của ngành công nghiệp dược Việt Nam hiện nay chủ yếu là thuốc generic và các loại thuốc đông dược. Tuy nhiên, nguyên liệu cho việc sản xuất thuốc generic lại chủ yếu là nhập khẩu. Nguồn nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp được khoảng 20% nhu cầu, còn lại các doanh nghiệp vẫn phải nhập tới 80% lượng nguyên liệu cần thiết. Nguyên liệu chính cho ngành dược là các loại hóa dược. Để bào chế các loại hóa dược cần phải có các máy móc kỹ thuật hiện đại. Hiện nay, ở Việt Nam, có 2 công ty có nhà máy bào chế hóa dược ( Saokim pharma và Domesco) nhưng số lượng hóa dược còn hạn chế. Bên cạnh đó, Việt Nam lại có một lợi thế là trồng được rất nhiều loại dược liệu. Tuy nhiên, việc trồng dược liệu chưa được quy hoạch cụ thể, các loại dược liệu sau khi thu hoạch hầu hết đều được sấy khô để xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu cho thuốc đông dược. Bên cạnh đó, công nghiệp bao bì dược chủ yếu gia công từ nguyên liệu bao bì nhập khẩu và chưa đạt nhà thuốc thực hành sản xuất tốt (GMP).

Ngành công nghệ sinh học là một ngành tạo tiền đề cho sự phát triển của công nghệp bào chế thuốc dược phẩm. Tuy nhiên, ngành công nghệ sinh học của Việt Nam chưa phát triển.

Việc phát minh sáng chế thuốc mới của các công ty dược Việt Nam còn quá ít. Theo số liệu từ Cục Sở hữu trí tuệ thì từ năm 2000 đến năm 2008, cả nước có 13 bằng độc quyền sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm, trong khi nước ngoài có tới 1.198 bằng độc quyền sáng chếđược đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.Việc đầu tư nghiên cứu phát triển dược ở Việt Nam còn quá thấp, các công ty chủ yếu đầu tư sản xuất các loại thuốc generic.

Ngành công nghiệp dược là một ngành đòi hỏi những tiêu chuẩn khá cao về chất lượng máy móc cũng như công nghệ và trình độ lao động. Hiện nay, cả nước có 92 nhà máy

đạt chuẩn GMP, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có 23 nhà máy. Lượng công nhân tay nghề cao còn ít so với nhu cầu, thừa dược sĩ nhưng lại thiếu dược sĩ có chuyên môn giỏi.

Thuốc được phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua các quầy thuốc bán lẻ, hệ

thống nhà thuốc. Tuy nhiên, trên thực tế, còn thiếu các doanh nghiệp phân phối thuốc với tính chuyên nghiệp thực thụ. Mạng lưới phân phối thuốc chưa được thiết lập. Các doanh nghiệp phải tự tổ chức phân phối thông qua các nhà thuốc đại lý của doanh nghiệp, đấu thầu thuốc với bệnh viện, bảo hiểm y tế. Cách làm tự phân phối này khiến chi phí của doanh nghiệp bị tăng cao, đội ngũ lao động cồng kềnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài chuyên về phân phối thuốc đã thấy được tiềm năng của thị

trường Việt Nam. Khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam thì thị phần của các doanh nghiệp phân phối cũng như sản xuất đều bị thu hẹp.

3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành dược Việt Nam

Dựa trên thực trạng về ngành công nghiệp dược Việt Nam đã được nghiên cứu ở trên, nhóm nghiên cứu đã đề ra các nhóm giải pháp cụ thể sau:

3.2.1 Giải pháp về sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về việc sản xuất, phân phối thuốc của các công ty dược việt nam và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)