Công tác tuyển chọn tại công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 (Trang 49 - 63)

2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty

2.4Công tác tuyển chọn tại công ty

Quá trình tuyển chọn là khâu quan trọng trong việc hình thành một đội ngũ cán bộ khoa học nghiệp vụ của công ty. Nhận thức được điều đó công ty cô phần Sông Đà 11 đã tiến hành thực hiện tuyển chọn một cách khoa học và theo đúng trình tự mà công ty đã đề ra.

Việc thực hiện tuyển chọn được công ty tiến hành dựa theo nguyên tắc và tiêu chuẩn nhất định. Tiêu chuẩn và nguyên tắc đó được thể hiện như sau:

2.4.1 Nguyên tắc và tiêu chuẩn tuyển chọn

Việc tuyển dụng CBCNV được công ty căn cứ vào nhu cầu công việc và định hướng phát triển nguồn nhân lực của mình.

Những người được tuyển dụng phải đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của nghề cần tuyển và các điều kiện quy định của từng đơn vị.

- Có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc và có nguyện vọng phục vụ lâu dài, găn bó với công ty, với đơn vị.

- Có tuổi đời từ 18 đến 40 tuổi đối với nam, nữ từ 18 đến 35 tuổi đố với nữ.Trường hợp đã là viên chức trong doanh nghiệp Nhà nước khác thì tuổi đời có thể đến 45 tuổi.

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

- Người tình nguyện phục vụ ở vừng sâu, vùng xa, con liệt sỹ, những người tốt nghiệp ở các bậc đào tạo chuyên môn đạt loại giỏi được ưu tiên tuyển dụng.

- Có hồ sơ xin dự tuyển hợp lệ gồm: + Đơn xin việc (theo mẫu của Công ty)

+ Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh; có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương). + Giấy khai sinh (bản sao).

+ Bản sao công chứng các văn bằng chứng chỉ.

+ Bản kiểm điểm quá trình công tác và ý kiến nhận xét của cơ quan đang quản lý (nếu tuyển từ đơn vị khác đến). + Sổ lao động, sổ BHXH… (nếu có).1

Với mỗi công ty, quy trình tuyển chọn là hoàn toàn khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đặc điểm của đội ngũ cán bộ nhân viên của tổ chức.

Sau khi đã thu hút được một lượng ứng viên nhất định trong quá trình tuyển mộ thì bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng của công ty là bước tuyển chọn. Việc tuyển chọn hiện nay của công ty cô phần Sông Đà 11 đang được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tổ chức tiếp nhận và sơ tuyển hồ sơ

Việc tiếp nhận hồ sơ do phòng Tổ chức tiến hành, cán bộ phụ trách công tác này sẽ kiểm tra trực tiếp các hồ sơ xin việc xem đã đúng và đủ các thủ tục cần thiết chưa? Nếu chứa đúng hoặc đủ thì yêu cầu ứng viên sửa lại và bổ sung hoàn chỉnh các thủ tục còn thiếu. Một bộ hồ sơ hợp lệ là phải có đầy đủ đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, bản sao công chứng các văn bằng chứng chỉ, và tùy vào từng vị trí chức danh cần tuyển mà công ty sẽ yêu cầu bổ xung những loại tài liệu cần thiết khác trong bộ hồ sơ.

Khi đã tập hợp được những bộ hồ sơ hoàn chỉnh, hội đồng tuyển chọn đã được thành lập sẽ tiến hành sơ tuyển hồ sơ. Công việc sơ tuyển hồ sơ này thường được tiến hành trong thời hạn tối đa là một tuần kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ và việc sơ tuyển này thường được Hội đồng tuyển chọn ủy quyền cho 01 thành viên là Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính kiểm tra. Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính sẽ tiến hành thực hiện chỉ huy công tác sơ tuyển hồ sơ. Dựa vào những thông tin có trong hồ sơ của ứng viên xin việc, nhân viên sơ tuyển hồ sơ tiến hành đối chiếu với yêu cầu về trình độ, kỹ năng, các thông tin về cá nhân khác mà vị trí của công việc yêu cầu. Từ đó sẽ xác định được những ai không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu

của vị trí việc làm để chấm dứt quá trình tuyển chọn, ai là người đáp ứng được các yêu cầu đó và tiến hành các bước sàng lọc tiếp theo của quá trình tuyển chọn.

Sau khi có được kết quả của bước sàng lọc, sơ tuyển hồ sơ ban đầu thì phòng Tổ chức tiến hành ra thông báo mời thi tuyển đối với những ứng viên đã lọt qua vòng sơ tuyển hồ sơ. Việc mời thi tuyển này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: gửi thư qua đường bưu điện, email, nhắn tin, điện thoại… chậm nhất là 2 ngày trước khi tiến hành thi tuyển.

Trong thư mời ứng viên đến dự thi tuyển, công ty thông báo chi tiết cho ứng viên về địa điểm, thời gian và phương thức tiến hành thi để ứng viên xin việc có thể chuẩn bị trước.

Công việc tiến hành sàng lọc hồ sơ của công ty thường loại được 1/3 tổng số hồ sơ nhận được, số thường bị loại do có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, tuổi tác… không phù hợp với vị trí việc làm yêu cầu.

Ví dụ như trong Quý II năm 2007, trong tổng số 433 hồ sơ gửi về xin việc thì qua đợt sơ tuyển hồ sơ, số hồ sơ bị loại là 135 hồ sơ, số được lọt vào vòng tiếp theo là 298 hồ sơ.

Bước 2:Thi thông qua hình thức trắc nghiệm

Các ứng viên được gửi giấy mời đến dự thi tập hợp tại địa điểm mà phòng Tổ chức đã hẹn trước, địa điểm thường được chọn là thi ở phòng hội nghị của Tổng công ty Sông Đà. Tất cả các ứng viên trong và ngoài công ty đều phải tham gia kỳ thi này để đảm bảo tính công bằng chung cho mọi người. Hội đồng tuyển chọn ủy quyền lập đề thi và chịu trách nghiệm lập đề thi cho Trưởng phòng Tổ chức và phòng ban, đơn vị có yêu cầu tuyển dụng. Việc này đảm bảo sự tổng quát về trình độ, kiến thức được phản ánh qua bài thi của ứng viên (phản ánh được cả kiến thức xã hội cũng như kiến thức chuyên ngành).

Các bài thi dưới hình thức thi trắc nghiệm mà mỗi ứng viên phải lần lượt vượt qua bao gồm:

• Bài thi trắc nghiệm chung

Bài thi trắc nghiệm chung này do phòng Tổ chức soạn thảo từ ngân hàng câu hỏi của công ty, bao gồm các phần sau: - Thi Trắc nghiệm IQ: Chỉ số IQ thường được cho là liên quan đến sự thành công trong học tập và liên quan đến hiệu suất công việc, quan hệ xã hội. Bài thi gồm 15 câu hỏi lựa chọn. Các câu hỏi được tiến hành trong vòng 30 phút. Các câu hỏi có những đáp án và ứng viên tiến hành lựa chọn một trong những đáp án đó làm câu trả lời dựa vào cách tư duy logic của bản thân.

- Trắc nghiệm tâm lý: là bài thi nhằm xác định tính cách, tâm lý của ứng viên để xem họ có phù hợp với đặc thù của công việc hay không, có chịu được áp lực của công việc hay không.

• Bài thi viết, trắc nghiệm về kiến thức chuyên môn

Các bài trắc nghiệm nhằm đánh giá khả năng chuyên môn của ứng viên khi làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm. Các bài thi này tùy thuộc vào vị trí tuyển người mà sẽ có nội dung phù hợp với lĩnh vực đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh

Bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh có rất nhiều hình thức thi khác nhau, tùy theo từng vị trí tuyển dụng mà độ khó dễ cũng như hình thức thi có thể là khác nhau.

Tùy theo từng vị trí công việc mà những phần trắc nghiệm có đặc điểm, tỷ trọng của các phần cũng như thời gian hoàn thành chúng là khác nhau. Ví dụ như tuyển nhân viên trong phòng kế toán thì bài thi trắc nghiệm bao gồm thi trắc nghiệm

IQ, trắc nghiệm ngoại ngữ và bài thi nghiệp vụ trong vòng 60 phút…Mục đích của phần thi này là đánh giá mức độ thông minh, cá tính, năng khiếu, khả năng nhận thức, khả năng vận dụng phối hợp, sở thích nghề nghiệp…

Hội đồng tuyển chọn tiến hành thành lập ban tổ chức kỳ thi, có nhiệm vụ bố trí sắp xếp những ứng viên này vào phòng thi, phát đề thi, giám sát quá trình thi của ứng viên và thu bài.

Sau khi thu được những bài thi này, bộ phận nào ra đề thi sẽ tiến hành chấm thi những bài đó. Các bài thi viết kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp do chuyên gia của phòng có nhu cầu tuyển dụng tiến hành chấm điểm. Các bài thi tùy thuộc vào từng loại mà có kết quả thấp nhất được chấp nhận là khác nhau, tùy thuộc vào tỷ lệ sàng lọc ở vòng này do Hội đồng tuyển chọn quyết định. Thông thường tỷ lệ này được lấy là 3/1, tức là cứ 3 người lọt vào vòng thi trắc nghiệm thì có 1 người được tiến vào vòng trong (vòng phỏng vấn). Phương pháp chọn lọc số lượng ứng viên đạt yêu cầu của vòng này là lấy tổng số điểm theo hình thức lấy từ trên xuống dưới, khi nào đủ số lượng thì thôi.

Sau khi giai đoạn chấm bài kết thúc, phòng Tổ chức tiến hành tổng hợp kết quả chấm thi và thông báo công khai kết quả những người đủ điểm lọt vào vòng trong trên bảng thông báo tại công ty. Ngoài thông tin về các ứng viên lọt vào vòng trong, công ty còn cung cấp thông tin về thời gian cũng như địa điểm của vòng phỏng vấn tiếp theo.

Bước 3: Kiểm tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Mục đích của quá trình phỏng vấn là đi sâu vào tìm hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên mà các vòng trước không nắm được. Trong quá trình phỏng vấn, một mặt cung cấp cho ứng viên thông tin đầy đủ về công ty cũng như về vị trí việc làm.

Khi tiến hành phỏng vấn, hội đồng của công ty bao gồm hai thành viên: một người thuộc phòng Tổ chức chịu trách nhiệm về mảng nhân sự, một người là chuyên viên từ phòng ban, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng cử xuống. Thời gian tiến hành phỏng vấn thường từ 15 – 20 phút, thường thì hội đồng phỏng vấn bao gồm 2 người này tiến hành phỏng vấn từng ứng viên một và kết hợp cả hai phương pháp phỏng vấn theo mẫu và phỏng vấn không có hướng dẫn. Hội đồng phỏng vấn đánh giá trực tiếp sắc thái bên ngoài, khả năng diễn đạt lưu loát, ý chí, nghị lực, khả năng thích nghi, phán đoán, suy luận… của ứng viên thông qua việc trò chuyện và các câu hỏi được đặt ra.

Việc phỏng vấn kết hợp những câu hỏi chung mang tính chất tổng thể như: quá trình làm việc, mối quan hệ, các kỹ năng, trình độ… vừa đưa ra những câu hỏi về chuyên môn để tìm ra được ứng viên phù hợp nhất so với yêu cầu tuyển dụng của vị trí việc làm. Có thể thấy một số câu hỏi thường được đặt ra trong vòng phỏng vấn của công ty như sau:

- Tại sao bạn lại đăng ký xin việc tại công ty? - Trước đây bạn đã từng làm công việc này chưa? - Tại sao bạn lại bỏ công việc trước đó? ….

Nếu như công việc đòi hỏi ứng viên phải có trình độ tiếng Anh thì người phỏng vấn sẽ sử dụng tiếng Anh để hỏi trong quá trình phỏng vấn.

Sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn, hai cán bộ thực hiện phỏng vấn sẽ tiến hành thảo luận, thống nhất để lựa chọn ra những ứng viên có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của vị trí việc làm.

Bước 4: Ký quyết định tiếp nhận thử việc

Trên cơ sở kết quả của tất cả các vòng thi, cán bộ tuyển dụng sẽ lựa chọn ra được những ứng viên xuất sắc, phù hợp với tổ chức nhất để tiến hành thương lượng, ký kết hợp đồng thử việc, thời gian thử việc đúng theo quy định của bộ luật lao động hiện hành (1 tháng). Trong quá trình đàm phán, thương lượng đó, cán bộ tuyển dụng sẽ thống nhất với ứng viên này về điều kiện làm việc, các nội quy, quy định khi làm việc tại công ty, mức lương thử việc dựa trên hệ thống thang bảng lương quy định của công ty và chức danh mà ứng viên đảm nhận.

Thời gian thử việc này chính là khoảng thời gian quan trọng nhất để ứng viên thể hiện mình tại vị trí làm việc cũng như với cán bộ tuyển dụng. Đây chính là khâu thể hiện rõ nhất năng lực thực sự của ứng viên.

Hết thời gian thử việc, cá nhân phải viết bản kiểm điểm quá trình thử việc, nội dung gồm: Tinh thần, thái độ, trách nhiệm trong công việc; trình độ chuyên môn; kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao…

Đồng thời, cán bộ phụ trách đối với người thử việc về các mặt ý thức tổ chức kỷ luật; chấp hành nội quy, quy định của cơ quan; kết quả hoàn thành nhiệm vụ; trình độ chuyên môn nghiệp vụ… và đưa ra kết luận có được tiếp tục làm việc hay không.

Trường hợp không đủ tiêu chuẩn tiếp tục làm việc thì trả lời cho người thử việc biết bằng văn bản và thông báo cho các phòng ban chức năng liên quan giải quyết thanh toán tiền công, tiền lương cho người thử việc theo chế độ hiện hành.

Trường hợp đạt yêu cầu, Phòng Tổ chức tiến hành làm các thủ tục; hợp đồng lao động

Những ứng viên được tiếp nhận ký hợp đồng thử việc và đạt yêu cầu của bước này sẽ được tiến hành nhận vào làm trong công ty, kết thúc quá trình tuyển dụng. Nhân viên mới này đến Phòng Tổ chức - Hành chính làm các thủ tục nhân sự cần thiết.

Sau mỗi đợt tuyển dụng theo kế hoạch hàng quý, phòng Tổ chức tiến hành tổng hợp hồ sơ, lập báo cáo về kết quả quá trình tuyển dụng gửi lãnh đạo và các bộ phận liên quan. Nội dung trong báo cáo thể hiện rõ kết quả tuyển dụng, những mặt làm được và những mặt chưa làm được, các yêu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng, phân tích nguyên nhân và đề ra phương hướng thực hiện trong lần tới.

2.4.3 Kế quả tuyển mộ tại công ty cô phần Sông Đà 11 trong những năm gần đây

Trong 2 năm gần đây, do nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi, đồng thời đáp ứng những trường hợp biến động về nhân lực như: Thuyên chuyển, chấm dứt hợp đồng lao động, cán bộ nghỉ chế độ… Phòng Tổ chức - Hành chính đã tiến hành hoạt động tuyển chọn và thu được những kết quả nhất định. Công tác tuyển chọn của hai năm 2006 và 2007 được thể hiện rất rõ qua bảng báo cáo sau đây:

Bảng II – 5. Thống kê công tác tuyển chọn năm 2006 – 2007

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Nhu cầu tuyển dụng Số hồ xin việc Số ứng viên thử việc Số ứng viên đỗ tuyển Nhu cầu tuyển dụng Số hồ sơ xin việc Số ứng viên thử việc Số ứng viên đỗ tuyển Quý I 6 153 8 5 10 324 15 10 Quý II 3 62 5 3 15 433 19 13 Quý II 7 255 10 5 12 318 16 11 Quý IV 4 84 6 4 6 192 9 7 Tổng 20 524 29 17 43 1267 59 41 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, 2006 - 2007)

Nhìn vào kết quả công tác tuyển chọn năm 2006 – 2007 ta có thể nhận thấy quy mô của công tác tuyển chọn tại công ty cô phần Sông Đà 11 là tương đối lớn và được thực hiện một cách thường xuyên theo từng Quý. Số lượng ứng viên tham gia thử việc năm 2006 từ 29 ứng viên đã tăng lên 59 ứng viên trong năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng là 34%. Tổng số ứng viên thử việc so với tổng số hồ sơ xin việc năm 2006 là 6%, đến năm 2007 tỷ số này là 5% chứng tỏ chất lượng của hồ sơ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 (Trang 49 - 63)