II. VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRƯỚC YÊU CẦU CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠ
4. Khối lượng hành khách, hàng hoá vận chuyển trong những năm gần đây
gần đây
Khối lượng hành khách, hàng hoá vận chuyển là chỉ tiêu cho thấy rõ nhất sự phát triển của ngành vận tải hàng không. Từ năm 1991, năng lực vận tải của các hãng hàng không Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng về cả vận tải hành khách lẫn chuyên chở hàng hoá, cả về quy mô lẫn cơ cấu được thể hiện một cách định lượng thông qua mức tăng trưởng với mức độ cao của khối lượng vận chuyển trong nước và quốc tế. Một chỉ số quan trọng khác nữa là thị phần, chỉ số đánh giá mức độ tương quan giữa các bên trong khai thác thị trường, mà ở đây cụ thể là thị trường quốc tế của Việt Nam. Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các hãng hàng không hùng mạnh ở ngoài nước nhưng dung lượng thị trường của hàng không Việt Nam ngày càng mở rộng, thị phần thị trường quốc tế được cải thiện đáng kể. Trước năm 1991 thị phần này chỉ vào khoảng dưới 20% thì giai đoạn 1991 – 1996 đã tăng từ 33% đến 46%, Năm 1997 giảm xuống còn 41,5%, năm 1998 là 39% (nguồn: hàng không Việt Nam số 10/1998, tháng 2/1999). Từ giữa năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á đã làm giảm mạnh cả khối lượng hành khách cũng như hàng hoá chuyên chở. Vận chuyển hàng hoá quốc tế tăng trưởng trung bình trên 20%/ năm với thị phần ngày càng tăng từ 20% (1991) lên 36% (1995). Song song với sự phát triển của thị trường quốc tế thị trường nội địa cũng tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình hơn 40% về hành khách và 50% về hàng hoá.
4.1. Vận chuyển hành khách
Lượng hành khách do các hãng hàng không Việt Nam chuyên chở tăng từ 500 nghìn khách vào năm 1991, năm 1993 lần đầu tiên vượt qua con số 1 triệu khách đến 2 triệu 435 nghìn vào năm 1995. Lượng khách trên các chuyến bay nội địa cũng tăng lên nhanh chóng với tốc độ trên 55%/ năm trong giai đoạn 1991 – 1995.
Khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường hàng không Vận chuyển - nghìn lượt người
1995 1997 1998 1999 2000
Tổng số 2435,0 2644,0 2571,0 2699,0 2800,0 Trong nước 1454,3 1641,0 1632,0 1655,0 1700,0 Ngoài nước 980,7 1003,0 939,0 1044,0 1100,0 Luân chuyển – triệu lượt người
1995 1997 1998 1999 2000
Tổng số 4094,3 3922,0 3867,0 4042,0 4240,0 Trong nước 1350,3 1320,0 1355,0 1365,0 1410,0 Ngoài nước 2744,0 2602,0 2512,0 2677,0 2830,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2000
Đứng trước tình hình du khách quốc tế đi lại sụt giảm Vietnam Airlines trong năm 1998 đã thua lỗ lớn. Vận chuyển du khách quốc tế đã đạt tới 39% tổng doanh thu của hãng trong năm 1997 nhưng còn thấp. Nhu cầu đi lại của khách du lịch và giới kinh doanh thấp đã làm giảm lưu lượng khách vận chuyển của hãng. Hiện nay Việt Nam trở thành điểm du lịch đắt hơn so với những nơi khác trong khu vực vì đồng tiền Việt Nam chỉ bị mất giá khoảng 14%. Ngoài ra triển vọng phát triển của Việt Nam Airlines còn bị một thất bại nữa khi các cuộc đàm phán hàng không tay đôi với Mỹ đã tan vỡ hồi tháng 3 năm 1998. Mặt khác do thiếu tiền mặt nhiều chuyến bay quốc tế và nội địa của Vietnam Airlines bị huỷ bỏ hoặc bị cắt giảm. Số chuyến bay tới Mania đã bị huỷ bỏ, còn số chuyến bay đi Soeul (Hàn Quốc) giảm 50%, số chuyến bay đi Hồng Kông, Đài Loan và Nhật Bản cũng bị cắt giảm.
4.2. Vận chuyển hàng hoá
Song song với vận chuyển hành khách, các hãng hàng không Việt Nam cũng rất chú trọng đến việc vận chuyển hàng hoá. Khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng từ 6148 tấn năm 1991 đến 35200 tấn năm 1995, tốc
độ tăng trung bình hàng năm là trên 53%. Trong đó lượng hàng hoá chuyên chở trên các tuyến quốc tế năm 1995 là 14600 tấn gấp 4,6 lần so với năm 1991. Lượng hàng hoá chuyên chở trên các tuyến nội địa năm 1995 là 20600 tấn gấp 7 lần năm 1991. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là trên 50%. Năm 1996 tăng tới trên 47000 tấn. Ở một số tuyến bay quốc tế như tuyến bay tới Nhật Bản, Pháp có lúc thị phần chuyên chở hàng hoá của Viietnam Airlines chiếm xấp xỉ 50% .
Khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không
Vận chuyển – nghìn tấn
1995 1997 1998 1999 2000
Tổng số 35,2 50,1 44,6 42,5 44,8
Trong nước 20,6 27,8 24,6 23,0 24,0
Ngoài nước 14,6 22,3 20,0 19,5 20,8
Luân chuyển = triệu tấn.km
1995 1997 1998 1999 2000
Tổng số 99,4 120,2 117,1 106,5 113,2
Trong nước 36,2 31,2 30,0 26,0 27,2
Ngoài nước 63,2 89,0 87,1 80,5 86,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2000
Tuy tăng mạnh trong những năm qua chuyên chở hàng hoá vẫn chưa phải là một thế mạnh của hàng không Việt Nam. Khối lượng hàng hoá chuyên chở còn quá nhỏ bé và doanh thu từ chuyên chở hàng hoá cũng rất nhỏ trong tổng doanh thu của Vietnam Airlines. Mức tăng của lượng tải cung ứng còn tăng nhanh hơn nhiều do ngày càng có nhiều hãng hàng không nước ngoài bay đến Việt Nam. Thực tế trên hầu hết các tuyến đường bay quốc tế Vietnam Airlines đều cung ứng một lượng tải kém hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn từ Việt Nam đi Pháp cung ứng tải của hãng chỉ bằng 1/12 của Air France. Chuyên chở hàng hoá chủ yếu vẫn cùng với các máy bay chở khách, mới chỉ có một đường bay quốc tế thường lịch chuyên về vận chuyển hàng hoá là tuyến bay tới Phnômpênh (Campuchia),
sử dụng TU134 và AN 30. Vietnam Airlines cũng mới chỉ ký 2 hợp đồng liên doanh chuyên chở hàng hoá với 2 hãng hàng không Korean Air và Asiana Airlines (Hàn Quốc).
Lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tăng trưởng kinh tế: biểu hiện bằng tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên chỉ những hàng hoá gọn nhẹ, đắt tiền và cần vận chuyển nhanh mới đi bằng đường hàng không (kể cả hàng vận chuyển nội địa và quốc tế). - Phát triển xuất nhập khẩu: cũng chỉ là những hàng cần kíp và gọn nhẹ
mới đi bằng đường hàng không (hàng vận chuyển quốc tế).
- Tăng cường du lịch: cũng làm tăng lượng vận tải hàng hoá bằng đường hàng không.
Mặc dù gặp khó khăn nhưng với khả năng thích ứng và các chỉ tiêu kinh tế như tăng trưởng GDP giữ ở mức 9% cho đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng 10 – 15%/ năm, trong giai đoạn ngắn hạn (1999 – 2000) thị trường không tải Việt Nam đã phục hồi và tăng trưởng 9% với tổng lượng vận chuyển đạt 7 triệu lượt khách và 160 nghìn tấn hàng vào năm 2000. Giai đoạn 2000 – 2010 nhu cầu vận chuyển hàng không sẽ gia tăng cùng với sự gia tăng của GDP trong đó tốc độ gia tăng của nhu cầu sẽ lớn hơn tốc độ tăng của GDP. Theo dự báo với tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 là 7,5 – 8%/ năm thì tốc độ tăng trưởng của thị trường không tải là 8,5 – 9%/ năm đối với hành khách và 11 – 13%/ năm đối với hàng hoá. (Nguồn: Báo cáo tổng quát thị trường vận tải hàng không Việt Nam đầu năm 1999 – Cục hàng không dân dụng Việt Nam)