0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Tổ chức sắp xếp lại sản xuất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 1997- 2005 (Trang 83 -84 )

3. Một số kiến nghị và giải pháp để phát triển ngành công nghiệp Hoà Bình

3.3.1. Tổ chức sắp xếp lại sản xuất

Tỉnh Hoà Bình nói riêng và Việt Nam nói chung đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi và những nguy cơ, thử thách mới trong một thời kỳ mới, thời kỳ của hội nhập và mở cửa. Một trong những nhiệm vụ kinh tế hàng đầu hiện nay là thực hiện chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH có hai vấn đề phải chú ý:

Một là, chuyển dịch cơ cấu toàn bộ, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế; huy động đồng bộ mọi điều kiện, mọi biện pháp, mọi yếu tố để phát triển kinh tế.

Hai là, chú trọng cải tạo, nâng cao trình độ hiện đại của trang thiết bị, đồng thời đổi mới quy trình công nghệ trong sản xuất và quản lý ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống.

Từ những yêu cầu trên và dựa trên tình hình thực tế tại địa phương, trong thời gian tới chúng ta cần phát triển công nghiệp, ưu tiên các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực – nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường.

Tiếp tục hoàn thiện công tác điều tra quy hoạch phân vùng, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ cần tập trung ưu tiên hợp lý vào các vùng trọng điểm. Các vùng trọng điểm là các cực phát triển của nền kinh tế, bao gồm các vùng lãnh thổ trọng điểm, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, cụm hay điểm công nghiệp

đặc biệt. Ưu tiên đối với các vùng trọng điểm là nhằm phát triển mạnh hơn, tạo nên những mũi nhọn phát triển, tác động đến phát triển nền kinh tế, thực hiện những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi kinh tế. Đối với công nghiệp ở Hoà Bình có thể coi là các vùng trọng điểm như: thành phố Hoà Bình, thị trấn Lương Sơn, thị trấn Bo- Kim Bôi, thị trấn Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn, phố Vãng- Mai Châu, thị trấn Cao Phong, Kỳ Sơn…

Bên cạnh công tác quy hoạch phân vùng, cần nghiên cứu củng cố, duy trì và phát triển thêm các làng nghề truyền thống, chẳng hạn như nghề dệt vải thổ cẩm ở phố Vãng- Mai Châu hiện nay mới chỉ dừng lại ở kinh tế phụ gia đình, sản xuất chủ yếu bằng thủ công, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường còn ít, nhiều nơi còn chưa biết đến. Cần phải mở rộng quy mô hơn, đưa CNH- HĐH vào quá trình sản xuất để tăng năng xuất lao động. Cần phải được tổ chức lại sản xuất với quy mô lớn, tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và cả ở nước ngoài.

Việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất còn nhằm khai thác các lợi thế của từng địa phương. Đối với Hoà Bình có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, nguồn lực lao động rất dồi dào. Về tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên ưu đãi cho Hoà Bình nhiều núi đá vôi và đá để sản xuất vật liệu xây dựng. Nhu cầu về xây dựng hiện nay ngày càng lớn, nếu biết phát huy thế mạnh này hơn nữa công nghiệp Hoà Bình còn có thể phát triển mạnh hơn nữa. Ngoài ra, Hoà Bình còn có các khoáng sản khác như than mỡ, quặng P2O5, có vàng sa khoáng và đặc biệt có nguồn nước khoáng Kim Bôi rất dồi dào và có chất lượng cao, nhưng việc phát huy thế mạnh còn nhiều hạn chế, công tác tổ chức sản xuất còn làm chưa tốt, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu nên sản phẩm làm ra chưa dành được uy tín trên thị trường.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 1997- 2005 (Trang 83 -84 )

×