Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (Trang 68)

2.3.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn.

Trong chương I chúng ta đã biết rằng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp chúng ta có các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, sức sinh lợi vốn (hay doanh lợi vốn), suất hao phí vốn. Trên cơ sở báo cáo tài chính các năm 2005, 2006, 2007, chúng ta có thể tính được các chỉ tiêu đó trong bảng dưới đây:

Biểu 10: Hiệu quả sử dụng tổng vốn

Chỉ tiêu 200 5 2006 200 7 2006/200 5 2007/2006 1. Hiệu suất sử dụng vốn 5,17 6,56 7,91 1,27 1,21 2. Sức sinh lợi vốn 0,03 0,04 0,05 1,33 1,25 3. Suất hao phí vốn 0,19 0,15 0,14 0,79 0,93

Nguồn: Các báo cáo tài chính của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình

Bảng trên cho thấy hiệu suất sử dụng của công ty đã tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2006 là 6,56 lần tăng 27% so với năm 2005, năm 2007 là 7,91 lần tăng 21% so với năm 2006.

Đồng thời, sức sinh lợi của vốn cũng tăng mặc dù còn thấp: năm 2005 là 0,03 lần, năm 2006 là 0,04 lần, năm 2007 là 0,05 lần.

Nhưng suất hao phí vốn đã giảm: năm 2005 là 0,19 lần, năm 2006 là 0,15 lần, năm 2007 là 0,14 lần. Do đó, năm 2006 đã giảm 21% so với năm 2005, năm 2007 giảm 7% so với năm 2006.

Qua đó ta thấy rằng, vốn của công ty càng ngày càng được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Biểu 11: Tình hình tăng giảm vốn cố định của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (năm 2007) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm 2007 (ước tính) Cuối năm 2007 (ước tính) So sánh Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tài sản cố định 21.570 20.884 - 686 - 3,18

2. Đầu tư tài chính dài hạn 2.999 3.137 138 4,6

3. Chi phí XDCBDD 3.986 4.654 668 16,76

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình

So với đầu năm 2007, tài sản cố định giảm 3,18% tức là giảm 686 triệu đồng. Điều này do trong năm 2007 công ty thanh lý, nhượng bán một số tài sản cố định không cần dùng, những thiết bị lạc hậu... đã làm giảm lượng tài sản cố định có trong công ty. Thay vào đó công ty đầu tư thêm các máy móc thiết bị hiện đại, trang bị thêm điều kiện sản xuất, nâng cao cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.

Năm 2007 là năm mà công ty tập trung vào xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất gạo và mở rộng đầu tư cho các dự án vì vậy mà chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng rất nhanh, tốc độ tăng cao nhất từ trước tới nay: 16,76%. Điều này chứng tỏ Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất nhằm đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và nâng cao khả năng tự chủ cũng như sự lớn mạnh về bộ máy quản lý của công ty trong tương lai.

Nhìn chung tình hình sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2007 có chiều hướng tốt và mang tầm nhìn chiến lược với sự đầu tư lâu dài cho các dự án phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty nên tập trung đầu tư

hơn nữa vào tài sản cố định để có sự phù hợp trong mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

b)Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định.

Biểu 12: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của Công ty cổ

phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

(ước tính) 1. Số vốn phải bảo toàn đầu năm 48.816 49.268 50.364

2. Số vốn phải bảo toàn cuối năm 49.121 50.213 51.328

3. Số vốn thực tế đã bảo toàn 49.268 50.364 51.482

4. Chênh lệch 147 151 154

5. Hệ số bảo toàn VCĐ 1,005 (lần) 1,003 (lần) 1,003 (lần)

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình không chỉ bảo toàn số vốn được giao mà còn phát triển hơn. Cả 3 năm 2005, 2006, 2007 lượng vốn cố định thực tế đã bảo toàn luôn cao hơn số vốn cố định phải bảo toàn cuối năm. Năm 2005 hệ số bảo toàn là 1,005 tức là số vốn cố định thực tế đã bảo toàn tăng 147 triệu đồng so với số vốn cố định phải bảo toàn, năm 2006 là 151 triệu đồng, năm 2007 là 154 triệu đồng. Tuy hệ số bảo toàn chưa cao nhưng đã thể hiện sự cố gắng tích cực của công ty trong việc bảo toàn và phát triển vốn cố định.

Bi

ểu 13: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Cổ phần Lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 (ước tính) 2006/2005 (%) 2007/2006 (%)

1. Doanh thu thuần Triệu 58.100 81.502 122.714 40,28 50,57

2. Lợi nhuận ròng Triệu 1.215 1.446 2.552 19,01 76,49

3. VCĐbq Triệu 50.651 49.276 47.846 - 2,71 - 2,9

4. NG TSCĐbq Triệu 26.413 21.760 17.016 - 17,62 - 21,8

5. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 1,147 1,654 2,565 44,2 50,08

6. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Lần 2,2 3,745 7,212 70,23 92,58

7. Hàm lượng vốn cố định Lần 0,872 0,605 0,39 - 30,62 - 35,54

8. Sức sinh lợi của vốn cố định Lần 0,024 0,029 0,053 20,83 82,76

Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình năm 2005 là 1,147; năm 2006 là 1,654; năm 2007 là 2,565. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng dần qua các năm, năm 2006 tăng 44,2% so với năm 2005, năm 2007 tăng 50,08% so với năm 2006. Từ điều này ta có thể thấy rằng tình hình sử dụng vốn cố định của công ty là tương đối tốt và có hiệu quả. Việc tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định là do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng đầu tư vốn cố định của công ty. Công ty cần chú ý hơn và có biện pháp kịp thời tránh để phát huy hiệu suất sử dụng vốn cố định tốt như thế này trong các năm tiếp theo. Cùng với việc tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định là việc tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Mức tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định tương ứng với mức tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định. Điều này do công ty đầu tư nhiều vào tài sản cố định trong năm 2005.

Từ hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên thì chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định giảm đi, năm 2006 là 0,605 ứng với mức giảm là 30,62% so với năm 2005, năm 2007 là 0,39 ứng với mức giảm là 35,54% so với năm 2006. Điều này càng làm rõ nguyên nhân tăng đầu tư vốn cố định của công ty trong năm 2006 đã dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tăng. Như vậy, để có một đồng doanh thu, năm 2005 công ty phải bỏ ra 0,872 đồng vốn cố định trong khi năm 2006 bỏ ra 0,605 đồng, năm 2007 chỉ phải bỏ ra 0,39 đồng.

Mục tiêu của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là tăng lợi nhuận. Trên thực tế, sức sinh lợi của vốn cố định năm 2006 là 0,029 tăng 20,83% so với năm 2005. Công ty chỉ cần bỏ ra một đồng vốn cố định năm 2006 là đã thu được 0,029 đồng lợi nhuận trong khi năm 2005 chỉ thu được 0,024 đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2007 tăng 82,76% so với năm 2006. Có nghĩa là năm 2007 một đồng vốn cố định bỏ ra

đem lại 0,053 đồng lợi nhuận. Điều này do lợi nhuận năm 2007 tăng 76,49% so với năm 2006 trong khi vốn cố định năm 2007 giảm 2,9% so với năm 2006. Chính nguyên nhân này đã làm tăng tỷ suất lợi nhuận của công ty.

Qua việc phân tích một số các chỉ tiêu trên ta có thể nói rằng, trong năm 2006, công ty chú trọng nhiều vào đầu tư vốn cố định, mà đặc biệt là tài sản cố định nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao. Điều này công ty đã nhận thức được và thấy rõ sự biến động của vốn cố định trong 3 năm qua. Đây là một thực tế đều thấy ở mọi doanh nghiệp khi đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao hơn trong những năm tiếp theo và phù hợp, thích ứng với điều kiện của cơ chế thị trường.

2.3.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

a)Cơ cấu vốn lưu động.

Tính đến 31/12/2007, tổng vốn lưu động của công ty là 165.128 triệu đồng tăng 0,66% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, cùng với việc tăng quy mô kinh doanh thì vốn lưu động cũng tăng lên rất nhanh.

Biểu 14: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn

Bình (2005 - 2007)

Đơn vị: triệu đồng

Vốn lưu động Số tiền31/12/2005TT % Số tiền31/12/2006TT % Số tiền31/12/2007TT % 2006/2005 %

2007/2006 %

1. Vốn bằng tiền 8.341 5,09 11.544 7,04 14.719 8,91 38,4 27,5

2. Các khoản phải thu 88.855 54,2 81.726 49,82 74.697 45,24 - 8,02 - 8,6

3. Hàng tồn kho 45.115 27,52 58.848 35,87 72.537 43,93 30,44 23,26

4. Tài sản lưu động

khác 21.550 13,15 11.925 7,27 2.300 1,39 - 44,66 - 80,71

5. Chi sự nghiệp 72 0,04 875 0,53

Cộng 163.933 100 164.043 100 165.128 100 0,067 0,66

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình

Nhìn vào biểu trên có thể thấy được nguyên nhân làm tăng vốn lưu động của công ty trong những năm qua. Vốn bằng tiền năm 2006 tăng 38,4% so với năm 2005 thì năm 2007 vốn bằng tiền đã giảm đi còn 27,5%. Vốn bằng tiền của công ty giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động. Điều này đã gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán các khoản nợ tức thời.

Các khoản phải thu trong năm 2005, 2006, 2007 đều chiếm tỷ trọng lớn khoảng 45% - 54%. Điều này chứng tỏ công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Các khoản phải thu tuy đã giảm dần nhưng lượng giảm chưa đáng kể: năm 2007 giảm 8,6%; năm 2006 giảm 8,02%. Nếu cứ để các khoản phải thu này cao như thế thì rủi ro mà công ty gặp phải sẽ rất lớn. Công ty nên có các biện pháp đòi nợ mạnh và nhanh để góp phần tăng vòng quay vốn, tránh được việc vốn tồn đọng lại ở các khoản phải thu quá nhiều. Như vậy việc bảo toàn vốn kinh doanh sẽ tốt hơn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ cao hơn.

Tuy công ty đã rất tích cực trong việc đổi mới phương thức mua bán song hàng tồn kho quá nhiều, chiếm trên 27% tổng vốn lưu động. Hàng tồn kho ngày một tăng lên làm cho vốn bị ứ đọng, hiệu quả kinh doanh thấp, vòng quay vốn giảm. Công ty cần tích cực hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến phương thức mua bán, cần phải thúc đẩy hoạt động kinh doanh mạnh hơn để giảm bớt hàng tồn kho và tăng lượng vốn bằng tiền cho công ty.

Để có thể hiểu rõ hơn tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty, chúng ta cần phân tích thêm tình hình vốn bị chiếm dụng và vốn chiếm dụng của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.

Biểu 15: Tình hình vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của Công ty cổ

phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

Năm 2007 (ước tính) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)

2006/2005 (%) 2007/2006 (%) I. Vốn bị chiếm dụng 88.855 100 81.726 100 74.658 100 - 8,02 - 8,65 1. Phải thu khách hàng 53.953 60,72 52.795 64,6 51.224 68,61 - 2,15 - 2,98 2. Trả trước người bán 17.931 20,18 12.463 15,25 7.006 9,38 - 30,49 - 43,79

3. VAT được khấu trừ 12.768 14,37 13.264 16,23 14.427 19,32 3,88 8,77

4. Phải thu nội bộ 2.239 2,52 1.365 1,67 597 0,8 - 39,035 - 56,26

5. Phải thu khác 1.964 2,21 1.839 2,25 1.404 1,88 - 6,36 - 23,65

II. Vốn chiếm dụng 32.384,376 100 36.403 100 40.579 100 12,41 11,47

1. Vay ngắn hạn 7.343 22,67 12.037 22,06 16.728 41,22 63,92 38,97

2. Phải trả người bán 6.579 20,315 5.004 13,75 3.568 8,79 - 23,94 - 28,7

3. Người mua trả trước 0,376 0,0012 1

4. Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước 461 1,42 509 1,4 542 1,34 10,41 6,48

5. Phải trả công nhân viên 502 1,55 1.128 3,1 1.754 4,32 124,7 55,5

6. Phải trả nội bộ 16.101 49,72 16.949 46,56 17.726 43,68 5,27 4,58

7. Phải trả, phải nộp khác 1.398 4,3238 776 2,13 260 0,64 - 44,5 - 66,49

III. Chênh lệch 56.470,624 45.323 34079

Qua biểu trên ta thấy rằng trong 3 năm vừa qua Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp, tổ chức khác ngày càng cao nhưng lượng vốn bị chiếm dụng có xu hướng giảm dần.

Năm 2005 tổng vốn bị chiếm dụng là 88.855 triệu đồng; năm 2006 là 81.726 triệu đồng, giảm 8,02% so với năm 2005; năm 2007 là 74.658 triệu đồng, giảm 8,65% so với năm 2006. Trong khi đó tổng vốn chiếm dụng được năm 2007 là 40.579 triệu đồng tăng 11,47% so với năm 2006. Tốc độ tăng vốn chiếm dụng ngày càng cao song tổng lượng vốn chiếm dụng luôn nhỏ hơn tổng lượng vốn bị chiếm dụng. Điều này chứng tỏ các khoản vốn chiếm dụng không đủ để bù đắp lượng vốn bị chiếm dụng và chênh lệch này tương đối cao. Như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của công ty trong những năm tới đây.

Vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn dần. Như vậy công ty chiếm dụng vốn chủ yếu từ các tổ chức tín dụng, một phần từ các doanh nghiệp khác và một phần nhỏ từ trong nội bộ doanh nghiệp.

Đối với lượng vốn bị chiếm dụng, trong cơ cấu vốn bị chiếm dụng thì phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Năm 2005 phải thu khách hàng là 53.953 triệu đồng chiếm 60,72%; năm 2006 là 52.795 triệu đồng chiếm 64,6% giảm 2,15% so với năm 2005; năm 2007 là 51.224 triệu đồng chiếm 68,61% giảm 2,98% so với năm 2006. Điều này thể hiện, vốn bị chiếm dụng của công ty chủ yếu do khách hàng. Mặc dù đã có nhiều biện pháp đòi nợ mạnh và cải thiện đổi mới hình thức bán hàng song tình hình không có gì thay đổi, hình thức bán trả chậm đã làm cho lượng vốn bị chiếm dụng tăng nhanh. Trong thời gian tới công ty cần tập trung cải thiện hơn nữa để giảm lượng vốn bị chiếm dụng từ các đối tượng này.

Nhìn chung tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của công ty hiện nay là tất yếu với yêu cầu phát triển và thực tế mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. Song công ty cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng vốn bị chiếm dụng từ phía khách hàng. Cần đẩy mạnh hơn công tác thu hồi nợ và đổi mới phương thức bán hàng.

b)Tình hình bảo toàn và phát triển vốn lưu động.

Biểu 16: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn lưu động (2005 - 2007)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

(ước tính) 1. Số vốn phải bảo toàn đầu năm 6.733 7.965 10.734

2. Số vốn phải bảo toàn cuối năm 7.935 10.691 15.125

3. Số vốn thực tế đã bảo toàn 7.965 10.734 15.185

4. Chênh lệch 30 43 60

5. Hệ số bảo toàn VLĐ 1,004 (lần) 1,004 (lần) 1,004 (lần)

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình

Số liệu phân tích bảo toàn vốn trong bảng trên cho thấy công ty đã có

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w