Dự thảo Kế hoạch Nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 2006 – 2010 đã xác định, kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển của toàn ngày là 144.790 tỷ đồng, trong đó, vốn ĐTNN chiếm tỉ lệ 11% nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá mạnh, đa dạng và bền vững.
KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH.
Qua nghiên cứu, một số nhóm chính sách sau được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả thu hút ĐTNN trong ngành :
- Nhóm giải pháp thứ nhất: Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành/sản phẩm theo hướng gắn kết với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển đặt ra trong Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 2006-2010 cũng như Chiến lược thu hút, sử dụng ĐTNN đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Căn cứ các quy hoạch nói trên, các ngành, địa phương cần xây dựng các Danh mục dự án ưu tiên gọi vốn ĐTNN với các thông tin cụ thể về mục tiêu, địa điểm, công suất và đối tác Việt Nam để làm cơ sở cho việc tổ chức các chương trình vận động đầu tư.
Cần xác định lĩnh vực ưu tiên
Với những vấn đề trên, mục tiêu huy động 1, 5 tỷ USD vốn FDI cho nông -lâm -ngư nghiệp giai đoạn 2006-2010 xem ra khó đạt nếu không sớm tìm ra những giải pháp kịp thời. ông Lê Hồng Thái, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: “Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chúng ta phải xác định lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn FDI”.
Cụ thể, nguồn vốn ngân sách, vốn viện trợ phát triển (ODA) sẽ được tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, triển khai các dự án đào tạo nghề cho nông dân, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao trình độ của lao động nông nghiệp, chất lượng, sản lượng của nguồn nguyên liệu nông sản trước khi chế biến, xuất khẩu.
Còn các doanh nghiệp FDI được khuyến khích đầu tư chủ yếu vào ngành chế biến nông lâm sản, trồng rừng - chế biến gỗ, chăn nuôi - sản xuất thức ăn gia súc. Đây được coi là những điểm đột phá nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam, giảm dần tình trạng xuất thô và tạo lực đẩy cho việc phát triển các vùng sản xuất nông, lâm sản quy mô lớn với chất lượng cao. Ngành còn chú trọng kêu gọi FDI đầu tư vào các dự án phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, trồng chế biến các loại rau, quả xuất khẩu bằng công nghệ kỹ thuật cao để mặt hàng nông sản Việt Nam có thương hiệu trên thị trường quốc tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, là một trong những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
- Nhóm giải pháp thứ hai: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến
khích ĐTNN,
Cần đưa các hành động thu hút FDI vào chiến lược kế hoạch 5 năm của ngành. Cụ thể, các đơn vị của bộ, các sở, tổng công ty cùng tham gia xây dựng các dự án trọng điểm; phát triển hệ thống quản lý FDI trong ngành, bao gồm cả cơ chế hình thành danh mục ưu tiên thu hút FDI và hệ thống hỗ trợ xúc tiến đầu tư, trong đó cần xây dựng hệ thống tổ chức, xây dựng thể chế, quy trình công tác, tăng cường năng lực vận hành. Hay nói cách khác, ngành nông nghiệp cần đổi mới chính mình để nhà đầu tư có thể nhìn thấy tiềm năng.
Để cải thiện môi trường đầu tư, tạo sự thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận rộng rãi hơn với các cơ hội đầu tư và thị trường hàng hóa và dịch vụ , tạo sự thuận lợi, minh bạch, an toàn và bình đẳng cho các nhà đầu tư.
Nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực FDI theo hướng tiếp tục cải tiến thủ tục cấp giấy phép, khắc phục sự trì trệ trong các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo nguyên tắc “một cửa, một đầu mối”. Thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước về FDI cho các địa phương trên cơ sở bảo đảm thống nhất về quy hoạch, chính sách và cơ chế quản lý.
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động thu hút FDI, như xây dựng hệ thống pháp luật hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao, hoàn thiện hệ thống pháp lý chung về kinh tế để tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động FDI, đẩy mạnh việc thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp FDI.
Chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư;
Chính sách thương mại và thị trường; hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các chính sách về thuế và ưu đãi tài chính, chính sách về cơ cấu đầu tư, chính sách đất đai. Tiếp tục thực hiện việc giảm chi phí đầu tư, điều chỉnh giá các loại hàng hóa dịch vụ như viễn thông, vận tải... thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất trong một số năm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.
Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu; nguồn nhân lực: , tập trung các nguồn lực tăng cường năng lực đào tạo của hệ thống cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh đào tạo ở tất cả các cấp: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trong đó chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân.
Các địa phương khi xem xét, phê duỵệt dự án ĐTNN cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cụ thể.
Ngoài ra, ngành sẽ tiếp tục củng cố và hoàn thiện việc đào tạo các ngành nghề truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản… Các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề phục vụ cho ĐTNN như: chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, cơ điện nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp sẽ có chương trình đào tạo bám sát các định hướng ĐTNN. Đặc biệt, các hộ nghèo, hộ phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho ĐTNN cũng được ưu tiên, bố trí học nghề. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thực hành tiên tiến, đồng thời đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi, có khả năng nắm bắt nhanh tiến bộ khoa học công nghệ và có năng lực chuyển tải kiến thức tới người học.