Thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩu XK hàng dệt may VN sang thị trường Mỹ (Trang 29 - 32)

I. khái quát chung về nước mỹ và thị trường Mỹ

2. Thị trường Mỹ.

Trước hết phải thấy rằng Mỹ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lý là càng mua sắm nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, do đó, nền kinh tế sẽ phát triển.

Hàng hóa dù chất lượng cao hay vừa đều có thể được bán trên thị trường Mỹ vì các tầng lớp dân cư ở nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hoá. Riêng đối với các nước đang phát triển và Việt Nam khi xuất hàng vào thị trường Mỹ cần phải lấy giá cả làm yếu tố quan trọng, mẫu mã có thể không quá cầu kỳ, nhưng phải đa dạng và hợp thị hiếu.

Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới.Tài nguyên phong phú, không bị ảnh hưởng nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới cộng với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài đã tạo cho Mỹ một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập cao cho người dân. Với thu nhập đó, mua sắm đã trở thành nét không thể thiếu trong văn hoá hiện đại của nước này. Cửa hàng là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau trò chuyện và mở rộng giao tiếp xã hội. Qua thời gian người tiêu dùng Mỹ có một niềm tin gần như tuyệt đối vào hệ thống các cửa hàng đại lý bán lẻ của mình, họ có sự đảm bảo về chất lượng, bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này cũng làm cho họ có ấn tượng rất mạnh với lần tiếp xúc đầu tiên với các mặt hàng mới. Nếu ấn tượng này là xấu, hàng hoá đó sẽ khó có cơ hội quay lại. Vì vậy, sự xâm nhập của các nhà xuất khẩu đơn lẻ thường không mấy khi đe doạ được sự hiện thương mại của những người đến trước. Con đường mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã đi thường tốn từ 10-20 năm để có lòng tin giờ đây phần nào không còn tỏ ra thích hợp tại thị trường Mỹ.

Đối với đồ dùng cá nhân như quần áo, may mặc và giày dép, nói chung người Mỹ thích sự giản tiện, nhưng hiện đại, hợp mốt và với yếu tố khác biệt, độc đáo thì càng được ưa thích và được mua nhiều. Mọi người có thể mặc đồ gì họ thích. ở những thành phố lớn, nam giới thường mặc comple, nữ giới mặc váy hoặc juyp khi đi làm; trong khi đó ở nông thôn thì thường ăn mặc khá xuyềnh xoàng; quần jean và quần vải thô rất phổ biến. Tuy vậy, hầu hết người Mỹ kể cả lớn tuổi, ngoài giờ làm việc thường ăn mặc thoải mái theo ý họ.

Ở Mỹ không có các lề ước và tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá, tôn giáo của mình và theo thời gian hoà trộn, ảnh hưởng lẫn nhau,

tạo sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng ở Mỹ so với người tiêu dùng ở các nước châu Âu. Cùng một số đồ vật nhưng thời gian sử dụng của họ có thể chỉ bằng một nửa thời gian sử dụng của người tiêu dùng các nước phát triển khác. Với sự thay đổi luôn như vậy, giá cả lại trở nên có vai trò rất quan trọng. Điều này giải thích tại sao hàng hóa tiêu dùng từ một số nước đang phát triển chất lượng kém hơn nhưng vẫn có chỗ đứng trên thị trường Mỹ vì giá bán thực sự cạnh tranh ( trong khi điều này lại khó xảy ra tại châu Âu).

Nói tóm lại, phân phối, giá cả và chất lượng là những yếu tố ưu tiên đặc biệt trong thứ tự cân nhắc quyết định mua hàng của người dân Mỹ.

Các phân tích cụ thể cho thấy thị hiếu người tiêu dùng Mỹ rất đa dạng do nhiều nền văn hoá khác nhau đang cùng tồn tại. Ví dụ : Người gốc châu á chuộng màu sắc các đồ dùng thiên về nền và nhã hơn người gốc châu Âu..Sở thích về màu sắc khác nhau từ miền Bắc xuống miền Nam. Người miền Bắc chuộng màu ấm cúng như đỏ , nâu... trong khi người miền Nam thích các gam màu mát như xanh dương, trắng, nâu nhạt...

Điạ lý rộng lớn, phong cảnh đa dạng cũng tạo cho người dân Mỹ một thói quen ham du lịch, ưa khám phá trong và ngoài nước. Tất cả hàng hoá tiêu dùng liên quan đến các chuyến du lịch bằng xe hơi đều có một thị trường hết sức rộng lớn. Các đồ dùng liên quan đến thể thao bán rất chạy với đủ dải thị trường từ hàng rất đắt cho giới thu nhập cao hay hàng rẻ cho dân nghèo.

Xác định rõ phân đoạn thị trường mình sẽ thâm nhập để xuất khẩu là một chìa khoá để đi đến thành công, nếu không , tốt nhất nhà xuất khẩu nên tham gia vào một hệ thống phân phối sẵn có và theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như thương mại mang tính toàn cầu mà họ đề ra.

2.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Mỹ:

Là một siêu cường quốc kinh tế trên thế giới, Mỹ là nước có nền ngoại thương lớn nhất thế giới. Chính sách thương mại của Mỹ rất rộng mở, trừ một số ít mặt hàng có hạn ngạch còn lại thì mọi công ty của Mỹ đều có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng.

Các công ty xuyên quốc gia của Mỹ có quan hệ sản xuất và buôn bán với nhiều nước trên thế giới và họ luôn tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở mọi thị trường.

Năm 1998, do tỷ giá USD thay đổi ở nhiều nước mà lượng hàng nhập khẩu của một số khu vực bị giảm sút mạnh làm cho xuất khẩu của Mỹ bị ảnh

hưởng lớn (tăng 1,5%), nhưng nhập khẩu vẫn tăng mạnh ( tăng 10,6%). Năm 1999, xuất khẩu của Mỹ bắt đầu phục hồi, tổng kim ngạch đạt 960 tỷ USD, tăng khoảng 4% so với năm 1998 trong khi đó kim ngạch nhập khẩu đạt 1230 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với năm 1998. Sự phục hồi nền kinh tế thế giới cộng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ năm 2000 đã đem lại một năm thành công đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Mỹ với tổng kim ngạch đạt 2400 tỷ USD, tăng trên 10% so với năm 1999. Xu hướng nhập siêu hàng hoá hàng năm của Mỹ ngày càng lớn là do sự tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu kinh tế Mỹ. Năm 1999 thâm hụt thương mại của Mỹ vượt mức 250 tỷ USD tăng mạnh so với mức thâm hụt 169 tỷ USD của năm 1998. Sang năm 2000 thâm hụt thương mại là 350 tỷ USD

Thị trường xuất nhập khẩu của Mỹ có dung lượng lớn, phong phú và đa dạng. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Mỹ gồm : máy móc, thiết bị (32%), các mặt hàng công nghiệp (25%), thiết bị vận tải các loại (16%), hoá chất (19%), nông sản (9%), hàng hoá khác (7%).Trong cơ cấu hàng nhập khẩu thì hàng chế tạo là chủ yếu chiếm tới 77,8% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1998, bên cạnh đó các mặt hàng tiêu dùng cũng có vị trí quan trọng, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Theo dự báo chiến lược của Mỹ, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục phát triển trong những năm đầu của thế kỷ 21. Hàng năm tốc độ tăng trưởng GDP vào khoảng 3-4% và xuất nhập khẩu tăng trưởng trong khoảng 5-10%/năm Các nước xuất khẩu hàng vào Mỹ

Có trên 170 nước có hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ, Việt Nam đứng thứ hạng 72 trong số này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩu XK hàng dệt may VN sang thị trường Mỹ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w