TỔNG LƯỢN GÔ NHIỄM TỪ NƯỚC THẢI CỦA ĐÔ THỊ BẮC SÔNG CẤM Chất ô nhiễmHệ số tải lượng ô nhiễm (kg/người/ngày) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường của các doanh nghiệp việt nam (Trang 45 - 49)

BOD5 0.045-0.054 5.400-6.480

COD 1.6-1.9*BOD5 8.640-10.260

Tổng các bon hữu cơ 0.6-1.0BOD5 3.240-5.400

Tổng chất rắn 0.17 - 0.22 20.400-26.400

Sạn (vô cơ 0.2mm hoặc lớn hơn)

Mỡ 0.01-0.03 1.200-3.600

Kiềm như CaCO3 0.002-0.003 240 - 360

Cloride 0.004-0.008 480 - 960

Tổng nitơ 0.006 - 0.012 720 - 1.440

Nitơ hữu cơ 0.4 x total N 288

Amoniắc tự do 0.6 x total N 432

Nitrite 0.0 to 0.5 x total N 360

Phôtpho tổng 0.6 - 4.5 72.000 - 540.000

Phôtpho tổng hợp 0.3 x total P 21.600

Phốtpho hữu cơ 0.7 x total P 50.400

Kali, như K20 (trên 100ml

nước thải) 0.002-0.006 240 - 780

Tổng vi khuẩn 109 - 1010 1.2 x 1014 - 1.2 x 1015

Colifom 106 - 109 1.2 x 1011 - 1.2 x 1014

Fecal Streptococci 105 - 106 1.2 x 1010 - 1.2 x 1011

Salmonella typhosa 101 - 104 1.2 x 105 - 1.2 x 109

Protoozoan cysts tới 103 tới 1,2 x 108

Helminthic egg tới 103 tới 1,2 x 108

Viruts 102 - 104 1.2 x 107 - 1.2 x 109

Bởi khu vực không có qui hoạch phát triển công nghiệp nên nước tải của khu vực mang đặc của nước thải sinh hoạt với hàm lượng các chất gây ô nhiễm hữu cơ cao với các thông số ô nhiễm như BOD5, COD, N, P, SS gia tăng nhiều nhất. Tuy nhiên với từng bước hình thành hệ thống thoát và xử lý nước thải như trong qui hoạch nước thải sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt cũng như hệ sinh thái của sông Cấm.

4.4.3. Chất thải rắn:

Lượng dân cư đô thị gia tăng đáng kể chất thải rắn khu vực. Hơn nữa qui trình quản lý chất thải rắn sẽ thay đổi từ khâu thu gom và xử lý, khi triển khai qui hoạch sẽ có thu gom và xử lý. Do mức sống sẽ được tăng lên, thành phần chất thải rắn cũng thay đổi so với hiện nay, thành phần hữu cơ có thể phân hủy trong rác thải sẽ giảm trong khi tỉ lệ các hợp chất vô cơ và hữu cơ không phân hủy sẽ gia tăng.

Việc giải quyết chất thải rắn của khu đô thị Bắc sông Cấm cũng sẽ nằm trong chiến lược quản lý chất rắn của toàn thành phố trong đó bãi xử lý cuối cùng đối với rác được qui hoạch tại Tràng Cát với diện tích khoảng 60ha với thời gian hoạt động khoảng từ 15-20 năm, trong đó có cả xử lý tạo phân vi sinh.

4.4.4. Tiếng ồn:

Việc thiết kế mạng lưới giao thông như trong đồ án, cũng như các khu thương mại, dịch vụ sẽ làm tăng đáng kể mức ồn đô thị. Dự đoán ồn tại các trục đường chính sẽ vào khoảng 70-80 dBA.

4.5. Kiến nghị:

Quy hoạch khu đô thị Bắc sông Cấm định hướng khu đô thị này là một khu đô thị hiện đại về hạ tầng và trong lành tiện nghi về môi trường sống, đảo du lịch Vũ Yên là một hòn đảo không khói. Đảm bảo cho vấn đề này, cần lưu ý trong dự án đầu tư xây dựng:

a) Đối với khai thác tiềm năng du lịch của đảo Vũ Yên:

Việc khai thác du lịch cần có các giải pháp bảo vệ hệ sinh thái vùng:

- Khi thiết lập các dự án khai thác du lịch cần nghiên cứu xem xét các khả năng tác động đến môi trường như lượng khách du lịch, lượng chất thải, phương pháp xử lý, thiết kế hài hòa giữa du lịch và sinh thái khu vực.

- Xây dựng, vận hành hệ thống thu gom xử lý chất thải của khu vực du lịch.

- Xây dựng các qui định cụ thể trong việc bảo vệ động vật hoang dã của khu vực.

b) Bảo vệ rừng ngập mặn ven sông Cấm:

Cần phải có ranh giới rõ ràng và có chính sách bảo vệ khu vực đất ngập nước ven sông Cấm bằng các giải pháp:

- Quy hoạch vùng đất ngập nước ven sông Cấm và nghiêm cấm các hoạt động khai thác khu vực này cho các mục đích như nuôi trồng thủy sản, săn bắt chim, khai thác đất, bùn...

4.6. Kế hoạch quản lý và quan trắc môi trường :

4.6.1. Kế hoạch quản lý môi trường:

Hiện nay hệ thống quản lý môi trường của thành phố đã được thiết lập và hoạt động trong đó có mạng lưới kết phối hợp quản lý giữa Sở KH, CN & MT cùng các quận huyện và các cơ sở ban ngành khác trong thành phố, các công ty dịch vụ công như cấp thoát, vệ sinh môi trường. Việc hình thành các công trình khi thực hiện quy hoạch với mức gia tăng dân số và mức tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực nghiên cứu sẽ dẫn đến các vấn đề môi trường phức tạp hơn, điều này đòi hỏi hệ thống quản lý môi trường cần phải được nâng cấp cho phù hợp. Trong đó các chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp và đô thị được đưa ra với từng giai đoạn phát triển của đô thị.

4.6.2. Kế hoạch quan trắc môi trường:

Kế hoạch quan trắc môi trường sẽ được phục vụ cho chương trình quản lý ô nhiễm cũng như giúp cho các nhà quy hoạch, lập chính sách có các giải pháp điều chỉnh hoặc ra quyết định cho phù hợp. Như phần trên đã nêu, các yếu tố môi trường đáng được quan tâm nhất trong quy hoạch khu đô thị Bắc sông Cấm là việc bảo vệ hệ sinh thái khu vực vùng cửa sông ven biển. Các trạm quan trắc được thiết lập tại khu vực này như sau:

Quan trắc chất lượng nước mặt:

- Vị trí quan trắc: cửa xả của nước thải đô thị trước khi thải ra sông Cấm. - Thông số quan trắc: BOD5, COD, DO, TSS, pH, Tổng N, tổng P kim loại nặng.

- Tần suất quan trắc: 6 lần/năm vào 2 mùa trong năm (3 lần/mùa)

4.6.3. Các chính sách môi trường:

-Thay đổi theo phương pháp quản lý ô nhiễm từ kiểm soát sang phòng ngừa ô nhiễm là chính cùng với việc triển khai xã hội hóa trong công tác này. Các chính sách cụ thể sẽ được thể chế hóa trong các quy định của thành phố là:

- Thiết lập quĩ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, trong đó khuyến khích các giải pháp sáng kiến giảm thiểu ô nhiễm.

- Xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải

- Các quy định về tự quản ô nhiễm (các cơ sở công nghiệp nhỏ, sinh hoạt) trong các khu dân cư đây cũng là tiêu chí đánh giá cho các cụm dân cư văn hoá.

- Thiết lập phòng ban quản lý môi trường tại quận với sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở TN & MT.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường của các doanh nghiệp việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w