Kiểm định các giả thiết về khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu Luan van_Sinh.pdf (Trang 30)

Để phản ánh tính thanh khoản và mức độ an toàn trong 3 năm 2006, 2007, 2008 của các ngân hàng thương mại Việt Nam, chúng ta tính các hệ số an toàn và chỉ số thanh khoản trung bình, bằng cách cộng hệ số, chỉ số của 3 năm, rồi chia ba. Các hệ số, chỉ số bao gồm: Hệ số H1: Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động; Hệ số

H2: Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”; Chỉ số H3: (Tiền mặt+Tiền gửi tại các

- 23 -

nợ/Tiền gửi khách hàng; Chỉ số H6: (Chứng khoán kinh doanh+Chứng khoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “Có”; Chỉ số H7: Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD; Chỉ số H8: (Tiền mặt+Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng.

Sử dụng phần mềm SPSS, phiên bản 13.0, chúng ta có bảng thống kê mô tả

về các hệ số an toàn và chỉ số thanh khoản trung bình như sau:

Descriptive Statistics 34 4,6291 64,1514 21,102429 16,9287214 34 4,4212 37,2503 15,641409 9,6535622 34 1,3425 40,0438 13,615604 9,1065315 34 35,1357 74,9058 55,504179 12,3916479 34 56,5555 205,9790 116,5710 41,4561232 34 ,0000 24,5755 7,750004 6,8282490 34 ,3760 98593,14 2901,380 16908,30538 34 3,4572 147,4051 30,977884 28,3425040 34 Von tu co/Tong von huy

dong

Von tu co/Tong tai san co Trang thai tien mat Nang luc cho vay Du no/Tien gui Chung khoan thanh khoan

Trang thai rong doi voi TCTD

(Tien mat + tien gui tai TCTD)/Tien gui khach hang

Valid N (listwise)

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Để có cơ sở xác địnhđộ tin cậy cho các nhận định, đánh giá, phân tích trong Chương 2, chúng ta sử dụng phần mềm SPSS, phiên bản 13.0 để tiến hành kiểm định một số giả thiết về chỉ số thanh khoản như sau:

1.4.1 Kiểm định về chỉ số H3 - trạng thái tiền mặt:

Giả thiết đặt ra là H3 = 16,8%. Kết quả phân tích bằng SPSS:

One-Sample Statistics

34 13,615604 9,1065315 1,5617573 Trang thai tien mat

N Mean Std. Deviation

Std. Error Mean

One-Sample Test

-2,039 33 ,050 -3,1843964 -6,361815 -,006977 Trang thai tien mat

t df Sig. (2-tailed)

Mean

Difference Lower Upper 95% Confidence

Interval of the Difference Test Value = 16.8

- 24 -

Chỉ số H3 bình quân của mẫu là 13,62%.

Qua kiểm định, bác bỏ giả thiết H3=16,8%, với xác suất phạm sai lầm rất

thấp 5%, chấp nhận chỉ số H3<16,8% (Mean Difference = -3,1843964). Điều đó có

nghĩa là, về tổng thể, các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ dự trữ tài sản thanh

khoản chưa tới 16,8% so với tổng tài sản “Có”.

1.4.2 Kiểm định về chỉ số H4 - năng lực cho vay:

Giả thiết đặt ra: H4=51,1%. Kết quả phân tích bằng SPSS:

One-Sample Statistics

34 55,504179 12,3916479 2,1251501 Nang luc cho vay

N Mean Std. Deviation

Std. Error Mean

One-Sample Test

2,072 33 ,046 4,4041792 ,080529 8,727830 Nang luc cho vay

t df Sig. (2-tailed)

Mean

Difference Lower Upper 95% Confidence

Interval of the Difference Test Value = 51.1

Chỉ số H4 bình quân của mẫu là 55,5%.

Qua kiểm định, bác bỏ giả thiết H4=51,1%, với xác suất phạm sai lầm rất

thấp 4,6%<5%, chấp nhận chỉ số H4>51,1% (Mean Difference = 4,4041792). Điều đó có nghĩa là, về tổng thể, các ngân hàng thương mại Việt Nam cho vay trên 51,1% so với tổng tài sản “Có”.

1.4.3 Kiểm định về chỉ số H5 - Dư nợ/tiền gửi:

Giả thiếtđặt ra: H5=102%. Kết quả phân tích bằng SPPS:

One-Sample Statistics 34 116,5710 41,4561232 7,1096665 Du no/Tien gui N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

- 25 - One-Sample Test 2,049 33 ,048 14,570990 ,106265 29,035715 Du no/Tien gui t df Sig. (2-tailed) Mean

Difference Lower Upper 95% Confidence

Interval of the Difference Test Value = 102

Chỉ số H5 bình quân của mẫu là 116,57%.

Qua kiểmđịnh, bác bỏ giả thiết H5=102%, với xác suất phạm sai lầm rất thấp

4,8%<5%, chấp nhận chỉ số H5>102% (Mean Difference = 14,570990). Như vậy, về

tổng thể, tỷ lệ dư nợ/tiền gửi của các ngân hàng thương mại Việt Nam lớn hơn 102%. Điều này có nghĩa, bình quân ngân hàng cứ huy động được 1 đồng thì cho vay trên 1,02 đồng. Đểđảm bảo DTBB và khả năng thanh toán, các ngân hàng phải

vay mượn vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng.

1.4.4 Kiểm định về chỉ số H6 - Chứng khoán thanh khoản:

Giả thiếtđặt ra: H6=10,2%. Kết quả phân tích bằng SPPS:

One-Sample Statistics 34 7,750004 6,8282490 1,1710350 Chung khoan thanh khoan N Mean Std. Deviation Std. Error Mean One-Sample Test -2,092 33 ,044 -2,4499964 -4,832485 -,067508 Chung khoan thanh khoan t df Sig. (2-tailed) Mean

Difference Lower Upper 95% Confidence

Interval of the Difference Test Value = 10.2

Chỉ số H6 bình quân của mẫu là 7,75%.

Qua kiểm định, bác bỏ giả thiết H6=10,2%, với xác suất phạm sai lầm rất

thấp 4,4%<5%, chấp nhận chỉ số H6<10,2% (Mean Difference = -2,4499964). Như

vậy, về tổng thể, tỷ lệ nắm giữ chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng thương

mại Việt Nam thấp hơn 10,2%. Tổng cộng, hai chỉ số H3, H6 qua kiểm định cho thấy, tài sản dự trữ thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam là 27% (16,8% +

- 26 -

10,2%), thấp hơn chỉ số bình quân (cash + securities)/Assets của 100 ngân hàng lớn

nhất của Mỹ là 32% [16].

Đánh giá kết quả kiểm định: Mức sai lầm cho phép là nhỏ hơn hoặc bằng

5%. Các kiểmđịnhđều thoả mãn yêu cầu này; có nghĩa chúng ta hoàn toàn yên tâm khi bác bỏ giả thiết, bởi lẽ xác suất xãy ra cho tình huốngđúng với giả thiết rất thấp ≤5%. Kết quả kiểm định cho thấy những phân tích, đánh giá, nhận định về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Chương 2 là phù hợp: tỷ lệ nắm giữ

tài sản dự trữ cho nhu cầu thanh khoản thấp; trong khi tỷ lệ cho vay cao, ngân hàng sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng. Thực ra, số

lượng ngân hàng được khảo sát là 34/41 ngân hàng đã hoạt động, nên mức bình quân của các chỉ số thanh khoản của mẫu đã phản ánh được mức bình quân của các chỉ sốđó ở phạm vi tổng thể. Thực hiện kiểmđịnh bằng phần mềm SPSS, phiên bản

13.0 để tăng thêm độ tin cậy cho các phân tích, đánh giá ở phần sau.

Kết luận Chương 1: Như vậy, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt quyết địnhđến sự tồn tại của các ngân hàng. Về lý thuyết, có ba chiến lược, sáu phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản. Tùy vào đặc điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản tương ứng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, an toàn trong hoạtđộng, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay, vấn đề thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản không thể xem nhẹ. Trong thời gian qua, khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, tính thanh khoản

của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp khó khăn nhất định. Chúng ta sẽ

tìm hiểu vấn đề này ở Chương 2; qua đó, một số kiến nghị và gợi ý sẽđược đưa ra ở

Chương 3, với mong muốn nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.

- 27 -

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:

2.1.1 Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:

Năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng thực hiện cả

chức năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, sang hệ thống ngân

hàng hai cấp có định hướng thị trường hơn. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài

được phép tham gia vào thị trường từ năm 1994.

Do kế thừa hệ thống ngân hàng một cấp trước đây, các ngân hàng thương

mại nhà nước hiện đóng vai trò chi phối trong khu vực ngân hàng. Năm ngân hàng thương mại nhà nước gồm Ngân hàng Ngoại thương (tính đến cuối năm 2007 đã cổ

phần hoá), Ngân hàng Công thương (tính đến cuối năm 2008 đã cổ phần hoá),

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 57,05% tổng dư nợ và 58,07% tổng vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng

thương mại cổ phần, dù đã gia tăng nhanh chóng về số lượng và một số đã tăng

mạnh về tài sản “Có”, nhưng hiện vẫn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trên thị trường:

33,94% tổng dư nợ và 33,14% tổng vốn huy động [8]. Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vẫn còn hạn chế. Hoạt động của các ngân hàng này chiếm khoảng

10% thị phần trong năm 2007. Các ngân hàng nước ngoài nhìn chung đều tập trung

vào một phân đoạn hẹp trên thị trường là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài và một số doanh nghiệp chọn lọc trong nước.

Vào giữa những năm 1990, Việt Nam bắt đầu cải cách hệ thống ngân hàng, ở

cả cấp độ Ngân hàng Nhà nước và cấp độ ngân hàng thương mại.

Ở cấp độ Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động cải cách được thực hiện để

hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý và tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.

- 28 -

xoá bỏ các kiểm soát trực tiếp và can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng thương

mại, để tạo thêm quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng thương

mại trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh của ngân hàng mình. Khuôn khổ

pháp lý cho hoạt động ngân hàng cũng được cải thiện. Luật Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được ban hành thay thế các

pháp lệnh về ngân hàng ít tiên tiến hơn. Các văn bản pháp lý hỗ trợ khác cũng được ban hành để đáp ứng với sự phát triển mới của hệ thống ngân hàng và toàn bộ khu

vực tài chính.

Ở cấp độ ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại nhà nước được

khuyến khích hoạt động theo hướng thương mại hơn. Các khoản nợ xấu có nguồn

gốc từ trước đã được phân loại và xử lý thông qua một số chương trình xử lý nợ trên phạm vi cả nước. Cho vay theo chỉ định và cho vay chính sách đã bắt đầu được tách

khỏi các hoạt động thương mại với sự ra đời của Ngân hàng người nghèo tiền thân

của Ngân hàng chính sách hiện nay, và sự ra đời của Quỹ hỗ trợ phát triển nay là Ngân hàng phát triển. Các ngân hàng thương mại cổ phần được củng cố để vượt qua

những khó khăn và sự đổ vỡ vào những ngày đầu mới thành lập. Quản trị ngân hàng cũng đã được cải thiện với việc ban hành mẫu điều lệ mới cho các ngân hàng

thương mại cổ phần. Cũng có vài vụ sáp nhập bắt buộc để loại bỏ những ngân hàng

thương mại cổ phần nhỏ không có khả năng tồn tại. Kết quả, quan niệm thương mại

trong hệ thống ngân hàng đã được tăng cường, khu vực ngân hàng đã được củng cố

và Việt Nam đạt được sự ổn định tài chính kể cả khi khu vực xãy ra cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ năm 1997.

Vào đầu năm 2001, Việt Nam tiếp tục thực hiện một chương trình cải cách

hệ thống ngân hàng toàn diện được tiến hành trong nhiều năm nhằm tăng cường

khuôn khổ thể chế, giám sát và quản lý cho một khu vực ngân hàng hiệu quả hơn; đa dạng hoá khu vực ngân hàng thông qua phát triển thị trường vốn; nâng cao tính

minh bạch và tự chịu trách nhiệm của khu vực tài chính; cải thiện năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động ngân hàng; xây dựng các chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại hoạt động trên cơ

- 29 -

sở thương mại hơn. Mục đích chính của chương trình cải cách là nâng cao năng lực

cạnh tranh cho từng ngân hàng trong nước và toàn bộ hệ thống để chuẩn bị hội nhập

quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện quá trình cải cách. Cơ chế quản lý tín

dụng, ngoại hối và lãi suất được nới lỏng để phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Những hạn chế đối với hoạt động của các ngân hàng nước ngoài đã được xoá bỏ

dần. Đã có sự minh bạch hơn trong quá trình xây dựng các quy định và trong giám sát ngân hàng. Khuôn khổ pháp lý tiếp tục được cải cách.

Điểm cốt lõi trong các nỗ lực cải cách đối với các ngân hàng thương mại là

tăng vốn cho các ngân hàng này, bao gồm tăng vốn điều lệ, tiến tới đạt được hệ số

an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế là 8% và giải quyết vấn đề nợ xấu. Quá trình cơ

cấu lại đã đạt được một số tiến bộ. Khoảng gần 5 nghìn tỷ đồng trong vốn điều lệ

của 5 ngân hàng thương mại nhà nước là do chính phủ cấp. Các ngân hàng thương

mại nhà nước đã được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán quốc tế, phù hợp với các

tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng vốn điều lệ tối thiểu để đạt mức vốn pháp định.

Về mặt thể chế, các ngân hàng thương mại đã được tổ chức lại để tăng cường

chất lượng quản trị và hợp lý hoá cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Cơ sở hạ tầng công

nghệ thông tin cũng đã được hiện đại hoá hơn, tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ mới cho thị trường. Các quy trình và thủ tục kinh doanh

mới đã được đưa vào áp dụng trong lĩnh vực tín dụng, quản lý tài sản “Nợ”, tài sản

“Có”, kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro.

Mặc dù, quá trình cải cách đã đạt được những kết quả nhất định nêu trên,

nhưng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến độ an toàn, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh

của toàn hệ thống.

Điểm yếu lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam là sự chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước. Về mặt truyền thống, trên thế giới, các ngân hàng

- 30 -

một kết quả kinh doanh bền vững hoặc thực hiện các quy định an toàn tương tự như được đặt ra cho các ngân hàng tư nhân.

Chính phủ Việt Nam đã nhìn thấy và đề ra lộ trình cổ phần hoá các ngân

hàng thương mại nhà nước. Nhưng dường như tiến độ thực hiện đã quá thận trọng hơn mức cần thiết. Một số chuyên gia nước ngoài còn cho rằng các ngân hàng

thương mại nhà nước có thể làm suy yếu lẫn nhau nếu thực thi những chiến lược

giống nhau và trở thành những ngân hàng đa năng. Dường như khuyến cáo trên

đang được chính các ngân hàng này hiện thực hoá bằng những bước đi tương tự như

việc bán cổ phần cho những nhà đầu tư chiến lược, liên kết với các tổng công ty lớn và kinh doanh đa lĩnh vực.

Điểm yếu quan trọng khác làm hạn chế khả năng cạnh tranh trong hệ thống

ngân hàng là quy mô nhỏ của khu vực ngân hàng thương mại cổ phần và quy mô nhỏ cả về tuyệt đối và tương đối của từng ngân hàng thương mại cổ phần. Cuối năm

2006 và những tháng đầu năm 2007 đã chứng kiến cuộc đua tăng vốn điều lệ của

các ngân hàng này với việc bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài và tổ chức, cá nhân trong nước. Những bước đi này đã góp phần tăng năng lực tài chính, tạo

Một phần của tài liệu Luan van_Sinh.pdf (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)