Phương hướng phát triển ngành lương thực của Việt Nam trong thời gian tới và những vấn đề đặt ra cho xuất khẩu gạo.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)

tới và những vấn đề đặt ra cho xuất khẩu gạo.

Xuất phát từ tình hình thực tế trong và ngoài nước, căn cứ vào các mục tiêu của chiến lược chung về phát triển kinh tế - xã hội theo đó nội dung cơ bản của công tác xuất nhập khẩu trong thời gian tới đây đươc định hướng cụ thể là : nỗ lực gia tăng

tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ n ấu xuất khẩu theo hướng nâng

cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ chất xấm cao. Thúc đẩy xuất khẩu, dịch vụ về nhập khẩu, chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, đảm bảo cán cân thương mạỉ ở mức hợp lý, mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới, chớp thời cơ thuận lợi tạo ra sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế nước ta và các nước trong khu vực.

* Dự báo xuất khẩu gạo của thế giới giai đoạn 2007 - 2016

Theo dự báo của USDA thì Châu Á vẫn là khu vực xuất khẩu gạo lớn nhất trong giai đoạn 2007 – 2016

- Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, được dự báo có lượng xuất khẩu tiếp tục tăng do sản lượng tăng cao bởi năng suất được tăng lên, tiêu dùng gạo trên đầu người giảm, đặc biệt ở Thái Lan. Xuất khẩu gạo của hai nướcnày chiếm gần ½ lượng gạo xuất khẩu của cả thế giới trong thập kỷ tới. Việt Nam sẽ chủ yếu xuất khẩu gạo hạt dài, Thái Lan xuất khẩu gạo thơm, gạo hạt dài và một số loại gạo hạt dẻo khác.

- Ấn Đọ : là nước xuất khẩu gạo thứ ba trên thê giới. Nước này trở thành nước xuất khẩu lớn kể từ những năm 1990 mực dù lượng xuất khẩu hay dao động và phụ thuộc vào sản lượng gạo cũng như dự trữ trong nước. Xuất khẩu gạo được dự tính sẽ tăng trong thập kỷ tới do giá gạo cao đang kích thích sản xuất và xuất khẩu. Ấn Độ xuất khẩu gạo gạo hạt dài chất lượng thấp và gạo basmati chất lượng cao.

- Hoa Kỳ : Sẽ vẫn là nhà xuất khẩu lớn thứ tư thế giới, nhu cầu trong nước tăng, diện tích reo trồng và năng suất tăng chậm đang hạn chế Hoa Kỳ tăng xuất khẩu gạo. Hoa Kỳ xuất khẩu goạ hạt dài, hạt trung bình và hạt ngắn

- Pakistan : là nước xuất khẩu đứng thứ năm với sản lượng và diện tích reo trồng tăng mạnh trong những năm qua. Tuy nhiên, Pakistan có ít khả năng mở rộng hơn nữadiện tích reo trồng bởi khu vực nông nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới và cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng. Lượng gạo xuất khẩu đựoc dự báo sẽ tăng rất chậm, đạt khoảng 3,1 triệu tấn vào năm 2016. Pakistan xuất khẩu gạo basmati chất lượng cao và gạo hạt dài chất lượng thấp.

- Trung Quốc : Xuất khẩu gạo giảm khoảng hơn 1 triệu tấn từ năm 2003 đến nay. Trong giai đoạn 2007 – 2016 nếu tăng thì xuất khẩu của nước này chỉ tăng không đáng kể. Sản lượng gạo và tiêu dùng trên đầu ngưòi có thể giảm nhẹ. Trung Quốc xuất khẩu gạo hạt ngắn và trung bình chất lượng cao sang thị trường Đông Bắc Á, gạo hạt dài chất lượng thấp sang khu vực cận Sahara và một số nước có thu nhập thấp.

* Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam

Theo Viện nghiên cứu Thương mại, Việt Nam có rất nhiều cơ hội tăng sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu. Trong khi các nước có tiềm năng cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu gạo như Myanmar, Pakistan và Campuchia. Còn đang chậm hơn trong nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và tìm cách mở rộng thị trường. Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội nhu cầu thị trường thế giới đang lên, đồng thời tăng cường có hiệu quả việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất cùng với cải thiện cơ chế chính sách và phương thức túi tiền thương mại để bắt kịp Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ trong cạnh tranh xuất khẩi vào các thị trường mới tiềm năng, Việt Nam sẽ có thể mở rộng xuất khẩu trên cả hai thị trường gạo phẩm cấp cao và gạo chất lượng trung bình. Tổng thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới có thể ở mức 17 – 18%, khối lượng gạo xuất khẩu có thể đạt được cao nhất 5,2 triệu tấn/năm trong vòng năm năm tới. Ngược lại, nếu Việt Nam chỉ dừng lại ở năng lực cạnh tranh hiện tại, đồng nghĩ với việc Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ sẽ có cơ hội tiếp tục giữ vững thị phần của họ ở khu vực thị trường gạo chất lượng cao trong khi đó lợi thế không nhiều về khả năng cạnh tranh

xuất khẩu của Việt Nam so với nhóm 3 nước đang phát triển sẽ càng bị thu hẹp, với xu thế phảt triển của các nước đang vươn lên, thị phần của Việt Nam sẽ bị thu hẹp xuống còn 13 – 14%

Với xu thế phát triển của đất nước, tương quan với tình hình thị trường và các nước cạnh tranh xuất khẩu có thể nhận định chung : Việt Nam vẫn là một trong các nước có nhiều khả năng và nằm trong 4 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w