kiện gia nhập WTO
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO, để ngành dệt may Việt Nam có thể đứng vững và phát triển trên thị trường quốc tế, bản thân mỗi doanh nghiệp dệt may nói riêng và toàn ngành nói chung phải thực hiện các yêu cầu chủ yếu sau:
Đầu tư xây dựng nhà xưởng, đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng tiếp cận với công nghệ hiện đại nhằm tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm…
Từng bước chuyển từ hình thức gia công sang trực tiếp sản xuất và xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.
Quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp may, cơ sở vệ tinh sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, bao bì cho ngành dệt may để từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và là cơ sở để giảm giá thành cho sản phẩm.
Đầu tư nghiên cứu mẫu, mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong lĩnh vực thời trang quốc tế.
chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9000, ISO 14000, SA 800…), bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền, ghi nhãn, mã vạch theo quy chế và sớm đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp tại thị trường quốc tế.
Đẩy mạnh xúc tiến thị trường như: khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp mở văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hóa, thời trang.
Tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân và cán bộ quản lý sản xuất, thiết kế, kinh doanh, lao động có tay nghề cao cho các doanh nghiệp dệt may, khắc phục tình trạng tranh giành lao động ở một số địa phương.