Đánh giá hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty TNHH Việt Nga Kijun

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 (Trang 52 - 56)

THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT NGA KIJUN

2.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty TNHH Việt Nga Kijun

Việt Nga Kijun

2.4.1. Ưu điểm trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty

Hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực may gia công xuất khẩu, bản thân công ty ngay từ khi bắt đầu đi vào việc phát triển hoạt động xuất khẩu trực tiếp đã có được nhiều ưu thế do lợi thế của ngành nói chung và từ bản thân doanh

nghiệp nói riêng:

Thứ nhất, tiếp nối nhóm ba lợi thế trụ cột của ngành dệt may Việt Nam nói chung, bao gồm: chất lượng, quan hệ lao động hài hòa và bảo vệ môi trường. Đây chính là nhóm ba điểm mạnh nổi bật nhất đưa ngành dệt may Việt Nam nói chung và của công ty TNHH Việt Nga Kijun nói riêng tiếp cận với những thị trường ở đẳng cấp cao như thị trường ở Mỹ. Ba lợi thế này của công ty được thể hiện ở: Thứ nhất là số lượng lao động đông đảo của công ty và trình độ tay nghề khéo léo của họ, quan hệ giữa các lao động ăn khớp, nhịp nhàng. Thứ hai là đất đai nhà xưởng thuận lợi cho phát triển sản xuất: mặt bằng rộng rãi, thoáng, vệ sinh sạch sẽ, an ninh tốt, thuận tiện đi lại... Thứ ba là áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và sử dụng sức lao động là nhân tố chính trong sản xuất nên ít gây ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà xưởng.

Thứ hai, là một công ty chuyên nhận gia công các hàng may mặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, công ty có thêm một ưu thế vượt trội so với các ngành kinh doanh khác, đó là thị trường nhập khẩu hàng may mặc rất rộng mở, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có giá thành gia công rẻ như ở Việt Nam. Hơn nữa, ngành gia công xuất khẩu chính là một nền tảng tốt cho việt phát triển lĩnh vực xuất khẩu trực tiếp. Với một thị trường rộng mở và một nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hoạt động xuất khẩu trực tiếp sẽ rất có tiềm năng phát triển.

2.4.2. Những mặt tồn tại trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty và nguyên nhân của những mặt tồn tại đó

Công ty TNHH Việt Nga Kijun là một đơn vị mới đi vào hoạt động đúng thời kì ngành may nói chung gặp nhiều khó khăn, công ty lại đang rất nỗ lực chuyển dịch cơ cấu tổ chức sản xuất của mình theo hướng xuất khẩu trực tiếp vì vậy bên cạnh những ưu điểm mà công ty có được vẫn còn nhiều mặt tồn tại:

* Kết quả từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu trực tiếp chưa cao

Sau gần 2 năm phát triển, hoạt động xuất khẩu trực tiếp chưa thể đem lại doanh thu đáng kể cho công ty. Tính đến thời điểm hiện tại doanh thu có được từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm 12,8 % so với tổng doanh thu của cả công ty, trong đó hoạt động gia công vẫn chiếm khoảng 80% tổng doanh thu toàn công ty. Sở dĩ công ty chưa có thu nhập cao từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp là vì:

Thứ nhất, do công ty mới đi vào hoạt động trong lĩnh vực này chưa đầy 2 năm nên vẫn thiếu thốn kinh nghiệm cũng như cơ sở vật chất trong việc quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, sản phẩm của công ty thực sự vẫn chưa thể thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. So với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty Việt Nga Kijun chưa có đặc điểm khác biệt, mẫu mã kiểu dáng chưa đa dạng, giá của sản phẩm cũng không có tính cạnh tranh cao. Vì vậy lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa cao. Do đó công ty không thể đạt được mục tiêu trong doanh thu.

Thứ ba, các kênh tiêu thụ sản phẩm của của doanh nghiệp còn quá ít. Các hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm trên thị trường chưa được đầu tư phát triển đúng mức. Do đó sản phẩm của công ty vẫn chưa xuất hiện nhiều trên thị trường, chưa xây dựng được hình ảnh sản phẩm của công trong lòng người tiêu dùng.

* Nhiều biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp chưa được thực hiện

Công tác nghiên cứu thị trường và khách hàng chưa được đầu tư phát triển một cách kỹ lưỡng, do đó hậu quả là sản phẩm do công ty sản xuất ra chưa chiếm được sự ưa chuộng của người tiêu dùng, lượng khách hàng thấp dẫn đến lợi nhuận thấp, vì vậy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp

không đạt được mục tiêu như mong đợi. Đây là một bài học kinh nghiệm công ty cần phải ghi nhớ.

Hơn nữa, các hoạt động bổ trợ như: marketing, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm các kênh phân phối mới... chưa thực sự được công ty quan tâm thực hiện. Công ty vẫn còn thiếu tính chủ động, thụ động chờ khách hàng tự tìm đến mình, không có chính sách tìm kiếm, thu hút khách hàng... Công ty mới chỉ dừng ở việc đầu tư trang thiết bị máy móc, cải tiến nâng cao công nghệ kỹ thuật, chưa chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển thị trường và sản phẩm. Do đó, khi sản xuất ra sản phẩm, công ty vấp phải khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm do số lượng các kênh tiêu thụ quá ít. Đây cũng cũng là một nguyên nhân chính làm cho hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty chưa thực sự phát triển tốt.

Để phát triển hoạt động xuất khẩu trực tiếp, đòi hỏi công ty TNHH Việt Nga Kijun phải có những giải pháp mới khắc phục những hạn chế hiện tại nhằm giải quyết các mặt tồn tại trong công ty.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w