Thực trạng kinh doanh tại Xí ghiệp May Xuất khẩu Thanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì trực thuộc Công ty sản xuất vãn tổng hợp Hà Nội - HAPROSIMEX (Trang 52 - 56)

II. Thực trạng rủi ro hối đoái và công tác phòng ngừa rủi ro hố

1.2.Thực trạng kinh doanh tại Xí ghiệp May Xuất khẩu Thanh

1. Rủi ro hối đoái và nguyên tắc hạch toán kế toán tại Xí nghiệp May

1.2.Thực trạng kinh doanh tại Xí ghiệp May Xuất khẩu Thanh

Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì là một doanh nghiệp nhà nớc hạch toán độc lập trực thuộc Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex), hoạt động kinh doanh chính của xí nghiệp là gia công, sản xuất, xuất nhập khẩu hàng may mặc. Trong những năm gần đây tỷ lệ doanh thu, do hoạt động gia công quốc tế ngày càng giảm và tỷ lệ doanh thu từ sản xuất, xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Các hoạt động này đợc thực hiện qua các hình thức nh là: gia công quốc tế, nhập khẩu trực tiếp và xuất khẩu.

* Đối với hình thức gia công quốc tế đợc vận hành theo một quy trình sau: Tiến hành nghiệp vụ marketing thơng mại quốc tế để tìm kiếm các hợp đồng gia công, thông qua việc chào hàng, đặt hàng của các bạn hàng truyền thống, trên cơ sở đàm phán, thơng lợng về giá cả mức phí gia công, phơng thức thanh toán, giao và nhận hàng hoá sau khi gia công và những điều khoản khác v.v Nhằm đảm bảo một mức phí gia công hợp lý tạo cho doanh…

nghiệp một sức cạnh tranh, nhằm sử dụng khai thác tối đa công suất của trang thiết bị máy móc trong khi hoạt động sản xuất và xuất khẩu trực tiếp còn yếu. Mức phí gia công này đợc tính toán trên cơ sở tính toán các chi phí và ảnh hởng của các nhân tố tác động đến hợp đồng gia công, trong đó có nhân tố tỷ giá hối đoái. Sau khi tiến hành ký kết hợp đồng xí nghiệp tổ chức triển khai thực hiện gia công hàng hoá theo hợp đồng và tiến hành giao nhận hàng theo qui định của hợp đồng, trong hợp đồng ký kết với bên đặt gia công đồng tiền thanh toán thờng là bằng USD hoặc một ngoại tệ mạnh khác nh JPY, EURO v.v tuỳ theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thông qua ph… ơng thức thanh toán bằng điện chuyển tiền TTR (Telegraphic Transfers remittance) hoặc bằng phơng thức L/C at sight. Khi bên đặt gia công trả thanh toán tiền phí gia công và các chi phí khác liên quan đến hợp đồng gia công, thì về nguyên tắc số ngoại tệ này đợc giữ lại 4% trong tài khoản ngoại tệ của xí nghiệp. Phần còn lại đợc chuyển đổi sang VND cho Ngân hàng nhập vào tài khoản tiền gửi bằng VND của xí nghiệp. Tỷ giá quy đổi từ ngoại

tệ sang VND là tỷ giá hiện thời theo công bố của Ngân hàng nhà nớc, khi kết thúc giao hàng theo hợp đồng ký kết xí nghiệp hạch toán theo tỷ giá cố định mà đợc xí nghiệp lên phơng án dự tính. Khi thanh toán hợp đồng chênh lệch tỷ giá đợc điều chỉnh theo tỷ giá thực tế. Do các thời điểm ký kết hợp đồng và thanh toán cũng nh hạch toán ở xí nghiệp là khác nhau nên rất dễ bi tác động bởi sự biến động tỷ giá hối đoái. Nó làm cho doanh nghiệp nhận đợc một khoản thu vào ngày thanh toán, chênh lệch với khoản phải thu đợc mà đáng ra họ sẽ nhận theo nh khi ký kết hợp đồng. Nếu tỷ giá thanh toán cao hơn tỷ giá hạch toán tại công ty thì doanh nghiệp sẽ đợc hởng thêm một khoản ngoài lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Ngợc lại nếu tỷ giá ngày thanh toán thấp hơn tỷ giá hạch toán tại xí nghiệp thì sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận kinh doanh. Do phần thu phí gia công này dùng để trả những khoản đ- ợc tài trợ từ ngân hàng để thực hiện hợp đồng, lãi vay, chi phí trả lơng, chi phí quản lý, và khấu hao tài sản, nộp thuế trên lợi nhuận v.v Phần lãi đ… ợc chuyển vào tài khoản vốn của xí nghiệp. Điều này cho thấy nếu tỷ giá diễn ra theo chiều hớng bất lợi thì các khoản thu từ hợp đồng tăng lên tức là mức phí gia công sẽ cao doanh nghiệp sẽ bị giảm sức cạnh tranh trên thị trờng quốc tế hoặc giảm hiệu quả kinh doanh. Mặt khác khi đồng tiền thanh toán khi đáo hạn hợp đồng và đồng tiền ghi trên hợp đồng khi ký kết không là một thì mức độ rủi ro hối đoái càng gia tăng bởi vì doanh nghiệp phải đối diện với sự tăng giảm tỷ giá của một đồng tiền không đợc dự tính trớc trong phơng án kinh doanh đặt ra.

Mặc dù đối với hợp đồng gia công quốc tế nó chỉ đơn thuần là quản trị một khoản phải thu từ nớc ngoài mà ít có liên quan đến các nghiệp vụ xuất nhập khẩu khác. Nhng để đạt hiệu quả cao trong quá trình nhận phí gia công, đảm bảo đợc các mục tiêu lợi nhuận của xí nghiệp là vấn đề khó khăn. Đặc biệt là trờng hợp hợp đồng bị đổ vỡ, khoản phải thu, không thu lại đợc, lúc này nó sẽ trở thành vấn đề tồi tệ đối với xí nghiệp vì quy mô sản xuất vào loại trung bình, vốn lu động thấp. Nó có thể ảnh hởng dây chuyền đến các hợp đồng khác đang cùng thực hiện.

* Đối với hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu. Trong những năm gần đay tỷ lệ doanh thu của hợp đồng gia công bị thay thế dần bằng tỷ lệ doanh thu của hợp đồng sản xuất và xuất khẩu trực tiếp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, vì vậy hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất ngày cnàg gia tăng để đáp ứng kịp thời nhu câù của khách hàng, có những yêu cầu về sản phẩm mà nguyên phụ liệu trong nớc cha thể đáp ứng đợc. Thông thờng, xí nghiệp tự tổ chức các hợp đồng nhập khẩu. Nhng trong một số ít trờng hợp mà việc từ thực hiện hợp đồng nhập khẩu không có hiệu quả thì công ty thông qua các nhà nhập khẩu ủy thác, các nhà cung ứng có uy tín nh Vinatext v.v để giảm chi phí các yếu tố đâu vào xuống mức thấp nhất.…

Qui trình nhập khẩu nguyên phụ liệu tại xí nghiệp nh sau:

Lập đơn hàng -> Hỏi hàng tới các nhà cung cấp -> Lập một phơng án giá tối u để gửi chào hàng -> đàm phán thơng lợng -> Ký kết hợp đồng -> mở L/C để nhập khẩu qua Incombank Hà Nội -> Nhận hàng -> Làm thủ tục Hải Quan -> Nộp thuế -> Vận chuyển về kho của đơn vị -> Thanh toán hợp đồng -> Giải quyết các tranh chấp khiếu nại.

Tại doanh nghiệp hợp đồng nhập khẩu thờng đợc tính trên giá CIF và tại điều khoản thanh toán xí nghiệp thờng dùng đồng tiền thanh toán bằng USD nhng khi bên bán yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ mạnh khác, nhng đ- ợc dựa trên giá trị tơng đơng qui đổi. Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch ký quỹ để mở L/C nhập khẩu. Qua ngân hàng, đồng thời mua chuyển khoản hoặc vay ngân hàng đồng tiền đó để thanh toán hợp đồng. Căn cứ trên hợp đồng nhập khẩu mà ngân hàng xem xét, quyết định mức ký quỹ L/C cho hợp đồng, tại công ty tỷ giá mở L/C đợc hạch toán bằng tỷ giá dự tính của xí nghiệp dự toán trong năm. Cuối kỳ thanh toán tỷ giá hạch toán đợc khấu trừ phần chênh lệch. Đối với hình thức nhập khẩu nguyên phụ liệu trực tiepé này phát sinh nhiều chi phí nh quản lý, vận chuyển, bảo hiểm, kiểm định kiểm hóa bốc dỡ, thuế nhập khẩu v.v Mặt khác thời gian từ lúc ký kết hợp đồng…

đến lúc thanh toán là khác nhau nên tỷ giá hối đoái lúc lý kết sẽ có những chênh lệch so với thời điểm thanh toán mặt khác còn có sự yêu cầu thay đổi

đồng tiền thanh toán. Những vấn đề này xí nghiệp phải đối diện với vấn đề rủi ro hối đoái đối với đồng tiên phải trả trong tơng lai. Nếu đồng nội tệ lên giá tại thời điểm thanh toán thì sẽ tạo thuận lợi cho xí nghiệp, ngợc lại sẽ gây bất lợi trong trờng hợp đồng tiền thanh toán thay đổi. Chẳng hạn nhà xuất khẩu ký kết trong hợp đồng thanh toán bằng đồng USD nhng khi đáo hạn hợp đồng nhà xuất khẩu lại yêu cầu thanh toán bằng đồng JPY điều này nếu doanh nghiệp chấp nhận, nó sẽ tác động đến kết qủa kinh doanh.

Khi tỷ giá diễn ra theo chiều hớng bất lợi ,có nghĩa là các yếu tố đầu vào trong sản xuất của doanh nghiệp sẽ đắt lên. Hàng hóa sản xuất ra sẽ kém sức cạnh tranh trên thị trờng có thể bị thua lỗ trong hợp đồng đó và ảnh hởng đến tình hình chung. Trong trờng hợp ngợc lạ thì lại là một sự thuận lợi đối với xí nghiệp. Cho nên, hợp đồng nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, xuất khẩu của xí nghiệp trong đó vấn đề đối diện với rủi ro do tỷ giá hối đoái là điều mà nhà quản lý xí nghệp phải xem xét.

Ngoài hai hình thức trên thì đối với hợp đồng xuất khẩu trực tiếp cũng không nằm ngoài sự tác động của rủi ro hối đoái. Thực chất đối với hợp đồng xuất khẩu của xí nghiệp nó cũng nh là một khoản phải thu trong tơng lai nh- ng nó có mức ảnh hởng của rủi ro hối đoái lớn hơn bởi vì nó liên quan đến giá cả sức cạnh tranh của hàng hoá trong tơng lai. Gánh nặng về chi phí mà xí nghiệp phải bỏ ra đặc biệt là do thị trờng hiện tại của xí nghiệp trải rộng trên nhiều quốc gia cho nên đồng tiền thanh toán cũng hết sức đa dạng. Mặc dù trong các hợp đồng xí nghiệp thờng đa ra điều kiện thanh toán bằng USD do nó có tính ổn định hơn so với các đồng tiền khác đặc biệt là với nội tệ VND. Nhng trong tơng lai chúng ta không biết chắc chắn liệu USD có ổn định nh trớc đây không, trớc những dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế thế giới. Do đó sự tác động của rủi ro hối đoái nó sẽ quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp sâu sắc hơn so với hợp đồng gia công quốc tế.

Rủi ro hối đoái đều tác động lên cả ba hình thức hợp đồng kinh doanh hiện tại của xí nghiệp ở mức độ khác nhau nhng vô hình chung kết quả kinh doanh mà biểu hiện bằng phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đợc có đáp

ứng mục tiêu kế hoạch đề ra hay không, sau đây sẽ đề cập sâu hơn về tác động ảnh hởng đến tình hình, kết quả kinh doanh của xí nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì trực thuộc Công ty sản xuất vãn tổng hợp Hà Nội - HAPROSIMEX (Trang 52 - 56)