Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty 1 Những thành tựu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam sang thị trường Châu Âu (Trang 44 - 48)

II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY TNHH HUY NAM THỜI GIAN QUA.

4. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty 1 Những thành tựu.

4.1. Những thành tựu.

Qua hơn 4 năm hoạt động, Công ty TNHH Huy Nam đã thể hiện một sự cố gắng nỗ lực không ngừng để tồn tại và phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế mở lại thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát đã không ít các doanh nghiệp lớn nhỏ gặp khó khăn, thua lỗ, kém hiệu quả thậm chí phá sản thì công ty TNHH Huy Nam vấn đứng vững phát triển hoạt động tốt. Đây là thành quả vô cùng quý giá, là thành quả xứng đáng cho sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty. Nắm bắt xu thế mới, nhận định được phải vươn ra thị trường mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị trường để nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu thì mới có khả năng tồn tại và phát triển tốt trong thời gian tới. Công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình với các nhà cung cấp trong nước và các bạn hàng nước ngoài. Với chiến lược hợp lý hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt hiện nay EU đã là thị trường xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ 3 của công ty.Để đạt được những thành quả đó công ty đã thực tốt những chiến lược.

*. Thứ nhất là :Công ty đã chủ động hơn trong việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường nước ngoài, từ chỗ chủ yếu làm ăn với 2 nước là Hàn Quốc và Nhật Bản đến nay công ty đã có quan hệ làm ăn với nhiều quốc gia và mà tiêu biểu là thị trường EU. Cơ cấu thị trường được mở rộng, quy mô thị trường

tăng lên cả về khối lượng lẫn giá trị. Sản phẩm đa dạng, phong phú và có giá trị ngày càng cao.

*. Thứ hai là :Công ty đã thực hiện thành công chủ trương đa dạng hoá mặt hàng: Mặt hàng, chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của công ty đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các khách hàng nói chung và của khách hàng Châu Âu nói riêng. Ngay tại thị trường truyền thống Nhật Bản, công ty đã duy trì và ngày càng củng cố thị phần của mình bằng các biện pháp thích hợp như cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hoá sản phẩm …, tăng cường các mặt hàng mới, giá trị gia tăng đóng gói nhỏ để thâm nhập các siêu thị đã thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Bên cạnh đó để có khả năng thâm nhập và giữ vững thị phần ở các thị trường khó tính, đòi hỏi cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như EU và Nhật. Công ty TNHH Huy Nam với chính sách tăng cường chất lượng để có lợi thế cạnh tranh đã kiên trì đường lối không ngừng củng cố, nâng cao uy tín và truyền thống về chất lượng của mình. Hiện tại, Công ty đã nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý chất lượng theo HACCP. Đây là một bước đón đầu xu thế đổi mới về hệ thống an toàn chất lượng của thế giới.

*. Thứ ba là : Công ty đã xác định mức giá xuất khẩu phù hợp: Do chất lượng các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói chung cũng như của công ty TNHH Huy Nam chưa cao, nên muốn tiêu thụ được sản phẩm thì giá bán phải tương đối thấp. Vì vậy công ty đã rất cố gắng trong việc xác định mức giá xuất khẩu cho phù hợp với từng thị trường, từng khách hàng. Nhìn chung giá bán của công ty là thấp hơn giá thị trường. Điều này làm tăng sức cạnh tranh về sản phẩm xuất khẩu của công ty so với các công ty khác trong nước và nước ngoài ở tất cả các thị trường nói chung và ở thị trường Châu Âu nói riêng.

*. Cuối cùng là : Chính sách phân phối của công ty trong thời gian qua đã có những đóng góp lớn vào công tác thâm nhập và mở rộng thị trường của công ty tiêu biểu là thị trường EU. Do không phải qua bất kỳ tổ chức trung

gian nào mà công ty trực tiếp tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng với các khách hàng nước ngoài nên so với các công ty khác công ty đã giảm bớt được chi phí trung gian, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình. Mặt khác do trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên thu thập được những thông tin phản hồi cần thiết từ khách hàng về chủng loại, giá cả, mẫu mã hàng hoá từ đó giúp cho công ty có các biện pháp khắc phục để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Như vậy có thể thấy rằng hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Huy Nam trong những năm qua đã đạt được không ít thành công đó là do những nỗ lực của bản thân công ty có thể kể đến như:

- Được tiếp cận trực tiếp với thị trường đặc biệt là đối với thị trường nước ngoài, công ty TNHH Huy Nam đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thương mại quốc tế, tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng, công ty thường xuyên tìm hiểu về nhu cầu thị hiếu của từng thị trường để sớm phát hiện những thiếu sót, kịp thời khắc phục và có các biện pháp thoả mãn nhu cầu khách hàng.

- Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến thành công của Công ty là yếu tố con người. Công ty TNHH Huy Nam có một đội ngũ cán bộ công nhân viên tận tuỵ, nhiệt huyết, năng động và luôn nỗ lực hết mình vì sự phát triển của công ty.

4.2. Hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được Công ty còn có rất nhiều hạn chế cần khắc phục để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới

Thứ nhất là chất lượng thuỷ sản xuất khẩu của công ty còn thấp: Mặc dù công ty đã rất cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng các sản phẩm của công ty khi thâm nhập vào thị trường khó tính hết sức khó khăn. Vì vậy mà sản phẩm của công ty hiện vẫn chưa tiếp cận được một số nước EU đặc biệt là Mỹ. Các sản phẩm của công ty tuy đa dạng nhưng chủ yếu là ở dạng sơ chế. Điều đó làm giảm giá trị thuỷ sản xuất khẩu thuỷ sản rất nhiều. Khách

hàng có cơ hội ép giá và gây bất lợi khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy công ty cần nhanh chóng nghiên cứu và đưa vào áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng thuỷ sản xuất khẩu hơn nữa, nghiên cứu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thứ hai là hoạt động khuyếch trương quảng cáo , marketing còn ở mức độ thấp

Hoạt động khuyếch trương quảng cáo, marketing của công ty được thực hiện chưa có hiệu quả mới được tiến hành ở mức độ thấp. Công ty chưa chủ động tạo ra mặt hàng mới để chào hàng với khách hàng nước ngoài, số mặt hàng được coi là mới, có giá trị gia tăng chủ yếu là do khách hàng yêu cầu đưa ra.

Thứ ba là cơ cấu thị trường chênh lệch về tỷ trọng: Cho dù công ty đã rất cố gắng điều chỉnh cơ cấu thị trường theo hướng phát triển sang những thị trường hấp dẫn, tiềm năng như Châu Âu tuy nhiên đến nay thị trường Nhật Bản và Châu Á vẫn là chiếm chủ yếu trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Thị trường Châu Âu mới chỉ chiếm ở mức cao nhất là 27% năm 2007. Đặc biệt với thị trường Bắc Mỹ thì công ty chưa tiếp cận được.

Thứ tư là công ty chưa chủ động được trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do chưa tạo được những nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, nhiều khi quá trình sản xuất chế biến và xuất khẩu bị chậm, thậm chí bị ngưng lại do thiếu nguồn nguyên liệu.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH HUY NAM SANG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH HUY NAM SANG

THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam sang thị trường Châu Âu (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w