I. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.
1. Đối với công ty.
1.2. Tập trung nâng cao chất lượng hàng.
*. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Chất lượng, giá cả hàng hoá và trình độ tiếp thị là những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Bởi vì chúng ảnh hưởng tới doanh số và doanh thu cũng như sức cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng. Để làm được điều đó công ty cần phải giải quyết được một số vấn đề sau
Thứ nhất là phải mua được những nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao bởi vì chất lượng nguồn nguyên liệu là cơ sở đầu tiên và không thể thiếu để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ hai là phải kiểm soát chặt chẽ hiệu quả dư lượng kháng sinh nguyên liệu đầu vào thông qua việc ký kết hợp đồng với người sản xuất có ràng buộc bằng trách nhiệm vật chất kiểm soát chặt chẽ từng lô hàng.
Thứ ba là phải nâng cấp điều kiện sản xuất bao gồm: nhà xưởng; dây chuyền công nghệ; các trang thiết bị đi kèm
Thứ tư là phải nâng cao ý thức và trình độ chuyên môn của mỗi công nhân, mỗi cán bộ. Phải có chương trình giáo dục tuyên truyền đối với mọi cá nhân trong công ty về yêu cầu và lợi ích của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như về vai trò của mỗi người trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời phải đào tạo cho công nhân các kỹ năng cần thiết để sử dụng có hiệu quả các thiết bị, phương tiện hiện đại, tiên tiến. Đối với cán bộ quản lý chất lượng, cần đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để họ thực hiện tốt các công tác quản lý chất lượng hàng hoá từ nhập nguyên liệu – quá trình chế biến – sản phẩm nghiệm thu
*. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo chất lượng quốc tế.
Để khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ và thiếu điều kiện trang bị kiểm nghiệm đo lường để kiểm tra chất lượng sản phẩm thì công ty cần đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm tại nhà máy có khả năng kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng trước khi xuất khẩu, tránh tình trạng khách hàng trả lại sản phẩm hoặc có những cảm nhận không tốt về sản phẩm của công ty do việc công ty chỉ nghiệm thu đánh giá theo cảm nhận và kinh nghiệm.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng khi xuất khẩu sang thị trường EU công ty cần chú trọng đầu tư cho công tác quản lý chất lượng hàng hoá bằng cách tham gia hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, vì tiêu chuẩn này đề cập
tới các yếu tố chính trong quản lý chất lượng như: chính sách chỉ đạo về chất lượng; nghiên cứu thị trường; thiết kế triển khai sản phẩm; quá trình cung ứng; bao gói; phân phối; xem xét đánh giá nội bộ; dịch vụ sau khi bán hàng; kiểm soát tài liệu; đào tạo …áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP và HACCP