Yếu tố khách quan
CƠ HỘI (O)
O1: Tốc độ tăng tưởng kinh tế cao và ổn định, dân số đông, tỷ lệ dân số trẻ cao. O2: Nhu cầu thị trường cao, xu hướng thương mại ngày càng phát triển
O3: Nhà nước khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ
THÁCH THỨC (T)
T1: Thị phần bị giảm sút dưới áp lực cạnh tranh gay gắt và không cân sức với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.
T2: Các DN bán lẻ trong nước mở rộng mạng lưới và có thể sẽ liên kết với nước ngoài để gia tăng sức mạnh.
T3: Giá cả ngày càng đóng vai trò quan trọng, sự cạnh tranh về giá dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ngày càng thấp.
T4: Đòi hỏi của NTD ngày càng cao về chất lượng HH, vệ sinh an toàn thực phẩm. T5: Khả năng tìm kiếm mặt bằng ngày càng khó khăn. Yếu tố nội tại DN ĐIỂM MẠNH (S) S1: Hệ thống mạng lưới rộng
S2: Vị trí địa điểm thuận lợi, có tính chiến lược.
S3: Có thương hiệu tương đối mạnh.
S4: Năng lực tài chính tốt. S5: Mối quan hệ liên kết trong ngành tốt và rộng mở. S6: Quan hệ với nhà cung cấp tốt.
ĐIỂM YẾU (W)
W1: Hình ảnh chuỗi Hapromart chưa thể hiện sự thống nhất cao, chưa tạo hình ảnh vượt trội
W2: Chiến lược HH, giá chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ.
W3: Tính chuyên nghiệp trong hoạt động (bán hàng, thu mua, hậu cần) chưa cao. W4: Khả năng sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả.
W5: Công tác marketing còn yếu, chưa xây dựng được chiến lược bao quát cho toàn chuỗi.
CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG CBL HAPROMART TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
3.1- Hội nhập kinh tế quốc tế - cơ hội và thách thức đối với thị trƣờng bán lẻ Việt Nam.
3.1.1. Cơ hội
Với dân số hơn 86 triệu người và dự báo năm 2020 khoảng 100 triệu người cho thấy quy mô thị trường Việt Nam vào loại lớn so với các nước trên thế giới (hiện đứng thứ 13 trong 208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới). Đồng thời, tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP năm 2008 của Việt Nam cũng thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%), trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2% và Thái Lan là 67,7% [ 13 ], [15]...Hơn nữa, với cơ cấu dân số trẻ, năng động, thích mua sắm là thuận lợi lớn. Hiện 75% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi và sau 15 năm, tỷ lệ này là 50%; ngoài ra nhu cầu mua sắm của người dân Việt Nam đã tăng nhanh, kể cả khu vực nông thôn cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ nội địa.
Bảng 3.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người (từ năm 2000 đến 2009)
Năm
Tổng mức bán lẻ HH và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
theo giá thực tế (Tỷ đồng)
Quy mô dân số (Tr. Người) Thu nhập BQ đầu người (USD) 2000 220.410 77,63 378 2001 245.315 78,68 405 2002 280.884 79,72 423 2003 333.809 80,90 480 2004 398.524 82,03 550 2005 480.293 83,10 637 2006 580.710 84,15 722 2007 726.113 85,20 835 2008 968.067 85,70 1024 2009* 1.197.480 86,10 1300 Nguồn : Tổng cục thống kê
Thị trường bán lẻ hiện đại sức cạnh tranh chưa gay gắt do hệ thống bán lẻ hiện đại chỉ mới chỉ chiếm khoảng 10-12% tổng mức bán lẻ hàng hóa. Các thị trường truyền thống và CH tạp hóa vẫn đóng vai trò quan trọng trong ngành thương mại bán lẻ Việt Nam. Theo số liệu thống kê, đa phần NTD Việt Nam có thói quen mua hàng hóa từ chợ (40%), từ nhà sản xuất (6%), từ của hàng tạp hóa độc lập (44%). Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh theo chiều hướng sử dụng các hệ thống phân phối hiện đại. Lượng HH thông qua hệ thống phân phối hiện đại hiện tại đạt trên 10% và dự kiến đến năm 2010 đạt khoảng 20%[15].
Thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ và các thành phố, các bộ ban ngành đã có những chương trình và chính sách ưu tiên cho phát triển thị trường bán lẻ nội địa như chương trình kích cầu tiêu dùng của Chính phủ, phát động phong trào “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị, chính sách hỗ trợ khảo sát, tham gia hội chợ….của Bộ Công thương, chương trình “bán hàng về nông thôn” do các sở ngành và các tổ chức hỗ trợ DN phát động. Đây là những cơ hội tốt cho các DN bán lẻ trong nước được hỗ trợ nguồn vốn và quảng bá sản phẩm và hình ảnh thương hiệu đối với người tiêu dùng.