Các giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 46 - 54)

2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập

2.1. Các giải pháp về thị trường

Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu nói chung, đặc biệt là thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có nhiều khó khăn phức tạp vì phải hiểu rõ thị trường nước ngoài, cụ thể ở đây là Nhật Bản. Do vậy, đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên và cần được tổ chức thực hiện tốt, chủ yếu tập trung vào những công việc sau:

- Xây dựng nhóm nghiên cứu và dự báo thị trường. Tổ chức này sẽ đảm nhiệm chủ động tổ chức nghiên cứu, thu thập và nắm bắt nhanh chóng, đầy đủ kịp thời các thông tin về thị trường Nhật Bản, bao gồm thông tin về hàng hoá, chất lượng và giá cả hàng hoá, nhu cầu, thị hiếu, thói quen mua sắm, phong tục

tập quán, văn hóa, phương thức mua bán, các chính sách và quy định có liên quan của nước sở tại... Ngoài ra còn có thể dự báo được tình hình biến động dịch chuyển của thị trường cũng như vấn đề sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện thị trường.

- Phát triểu hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là phát triển mạng lưới Internet, rèn luyện kỹ năng sử dụng và khai thác thông tin bằng Internet cho cán bộ công nhân viên trong công ty vì công nghệ thông tin chính là một lợi thế trong kinh doanh ngày nay.

- Tổ chức và tham gia có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, chào bán hàng, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ triển lãm hàng hoá,... khảo sát thị trường, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị hiếu của thị trường, người tiêu dùng và yêu cầu của khách hàng Nhật Bản.

- Tổ chức sản xuất kinh doanh bảo đảm chất lượng hàng hoá và thời hạn giao hàng theo hợp đồng đã cam kết vừa nâng cao uy tín của công ty trong quan hệ mua bán quốc tế, vừa là cách tốt nhất để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Nhật.

2.2. Các giải pháp về sản phẩm 2.2.1.Cải tiến mẫu mã sản phẩm

Thực tế cho thấy, nhu cầu thị hiếu về thẩm mỹ của con người luôn biến đổi theo thời gian và từng thời điểm cụ thể. Đây là tâm lý tiêu dùng mà các nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cần nắm được. Khách hàng sẽ rất nhàm chán nếu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra đời sau vẫn mang kiểu dáng với những mô típ dập khuôn, không có sự cải tiến về hình dáng, màu sắc chi tiết.

Việt kiều là những người đã từng sống ở Nhật Bản do vậy họ rất hiểu biết về đất nước và con người Nhật Bản. Các chuyên gia đến từ nước này sẽ có lợi thế hơn trong việc thiết kế các sản phẩm xuất sang Nhật. Do nắm bắt được thị hiếu hàng năm, từng quý của thị trường, nhà thiết kế sẽ càng thuận tiện hơn

trong công việc thiết kế sản phẩm và đặc biệt là đáp ứng nhanh, kịp thời thị hiếu, nhu cầu khách hàng.

Nếu chỉ với những mẫu mã đơn điệu đã có từ trước thì các công ty rất khó để ký kết hợp đồng với những nước ngoài. Điều này cũng dễ hiểu vì nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, họ thích những cái mới cái lạ, chất lượng cao, chủng loại đa dạng, phong phú. Và thực tế cho thấy, nhiều công ty dễ dàng ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài vì họ đã thuê nước ngoài thiết kế mẫu mã, còn một số công ty khác lại gặp khó khăn trong việc tìm thị trường mới và bạn hàng mới, thậm chí mất đi cả những khách hàng quen thuộc vì chỉ với những mặt hàng quá quen thuộc,mẫu mã ít thay đổi.

Đi đôi với biện pháp này, các công ty phải không ngừng cải tiến về mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Về mẫu mã:

+ Hỗ trợ nghiên cứu cải tiến mẫu mã để phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của các nước trong đó có Nhật Bản, thành lập các trung tâm chuyên nghiên cứu về kiểu dáng, mẫu mã.

+ Cung cấp các thông tin về thị hiếu tiêu dùng của thị trường . + Mở các lớp đào tạo về thiết kế mẫu dáng công nghiệp… + Xây dựng chính sách khuyến khích nghệ nhân.

+ Tạo nên sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các trung tâm nghiên cứu với các cơ sở sản xuất.

+ Bảo hộ bản quyền và kiểu dáng mẫu mã sản phẩm + Hợp tác quốc tế trong việc phát triển mẫu hàng hóa. - Nâng cao chất lượng sản phẩm :

+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa phù hợp với yêu cầu khách hàng.

+ Áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng cao và ổn định + Sử dụng nguyên vật liệu tốt

+ Nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng lao động.

2.1.3.Bảo đảm chất lượng hàng hóa

Chất lượng hàng hoá thể hiện ở độ bền chắc, sự tinh vi, tính khéo léo và thẩm mỹ của sản phẩm. Công ty cần phải quan tâm đến vấn đề này, để có thể tự kiểm tra kỹ càng từng công đoạn: thu mua sản phẩm, vận chuyển phải cẩn thận tránh làm giảm giá trị của sản phẩm kể cả hàng xuất sang Nhật Bản hay xuất sang các nước khác vì chỉ một sơ xuất nhỏ có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh sau này.

Chất lượng chính là yếu tố để tạo ra một thương hiệu nổi tiếng, có uy tín, chính vì vậy mà chất lượng hàng hoá trong tất cả các lô hàng đều phải được đảm bảo, thêm vào đó quá trình mua bán xuất nhập khẩu được diễn ra thuận lợi cho cả hai bên thì sẽ tạo cho đối tác sự tin tưởng, uy tín cho những lần buôn bán tiếp theo, nhờ đó mà thương hiệu Artexport sẽ ngày càng có vị trí chắc chắn hơn trong thị trường Nhật Bản nói riêng, thị trường xuất khẩu nói chung.

Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay đang chịu sự canh tranh mạnh mẽ từ một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan,... mặt khác trình độ khoa học công nghệ của nước ta còn yếu kém, bởi vậy, công ty nên khai thác thế mạnh truyền thống của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Phải biết kết hợp hài hoà giữa truyền thống đậm bản sắc dân tộc và cái hiện đại, để đem lại sức lôi cuốn cho sản phẩm. Một mặt nên đi sâu khai thác những mẫu hàng mang đậm nét Việt Nam như: nón lá, nón quai thao, áo dài, hàng mang dáng dấp cổ xưa…Mặt khác phải cho ra được các sản phẩm mang tính hiện đại, ứng dụng cao và với chi phí hợp lý.

Thêm vào đó, bên cạnh việc nâng cao mẫu mã sản phẩm, Artexport nên cải tiến trang bị bảo quản hàng hoá. Hiện nay điều kiện khí hậu nóng ẩm nên phòng bảo quản của công ty chưa được tốt và đáp ứng điều kiện bảo quản. Công ty cần :

- Nâng cao công tác đánh giá chất lượng hàng hoá cũng như uy tín của công ty sản xuất về sản xuất và cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ.

- Tìm kiếm nguồn cung cấp mới với điều kiện là mặt hàng mới và chất lượng phải tốt

- Nâng cấp cải tiến diện tích các kho bãi chứa hàng (Bát tràng, Thanh lân...) để có điều kiện bảo quản tốt nhất hàng hoá.

2.2.3.Đa dạng hóa các mặt hàng

Đa dạng hoá các mặt hàng là chiến lược hàng đầu của mỗi công ty thêm vào đó thị trường Nhật vốn rất thích các loại hàng hoá đa dạng phong phú do vậy Artexport không nên chỉ chú trọng tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như gốm sứ, mây tre đan, cói, sơn mài, thêu ren mà cần phải phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác. Vì ngày nay cuộc sống của con người được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ theo đó cũng ngày cao hơn. Đa dạng hoá ở ngay cả mẫu mã của sản phẩm trước đây, các đồ thủ công mỹ nghệ như: lẵng hoa, khay đựng hoa... chỉ có một kiểu truyền thống là hình tròn thì nay có thể cải tiến theo nhiều cách, và kiểu dáng khác đi như: hình lăng trụ, hình trái tim, hình khối phá cách...

Bên cạnh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ chất liệu truyền thống như mây tre đan, cói, gốm sứ, sơn mài, thêu ren... công ty có thể giới thiệu thêm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ các chất liệu khác như: tôn, thiếc, lá sắt cán, đá, vàng, bạc, đá quý, đất, khảm nạm trai... Hiện có rất nhiều quốc gia trên thế giới không chỉ riêng Nhật Bản thích các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam với những ý tưởng độc đáo được tạo nên bởi các nghệ nhân đất Việt. Các loại trang sức làm từ các chất liệu trên cũng có thể được kết hợp với nhau với các kiểu dáng phong phú. Một số mặt hàng sẽ mang màu sắc kiểu dáng thiên nhiên, một số khác lại mang dáng dấp công nghiệp, có sự cải biến cách tân hoặc phá cách. Điều đó sẽ tạo nên tính độc đáo, vượt trội

của sản phẩm. Chính điều này sẽ tạo thêm nét phong phú cho hàng thủ công mỹ nghệ của Artexport.

2.2.4. Xúc tiến thương mại

Giống như các công ty tham gia xuất khẩu của Việt Nam trên trường quốc tế thì Artexport luôn yếu về trình độ tổ chức hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng giữa ta và các công ty nước ngoài cùng tham gia thị trường đó. Artexport vẫn chưa quan tâm một cách đúng mức tới hoạt động quảng cáo, chào hàng, kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng,… nếu có chỉ ở mức nhỏ và kém hiệu quả. Artexport chỉ thường buôn bán với các bạn hàng truyền thống do đó không có khả năng phân tán rủi ro. Do vậy công tác xúc tiến cần được chú trọng hơn về các mặt như:

*Quảng cáo

Đưa những thông tin về sản phẩm của mình tới khách hàng một cách tốt nhất để có thể giành được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trước thị trường cạnh tranh khốc liệt công ty cần phải có cách quảng cáo riêng để thu hút khách hàng, để tăng cường xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn. Cần có kế hoạch quảng cáo cụ thể, trong đó phải lựa chọn được mục tiêu muốn nhắm tới như đoạn thị trường nào ? đối tượng khách hàng cụ thể trong thị trường Nhật Bản là ai ? các phương tiện và phương thức quảng cáo sử dụng ở đây là gì ?. Tất cả phải có sức cuốn hút, hàm chứa lượng thông tin cần thiết, đầy đủ để truyền đạt tới người tiêu dùng. Có thể nói hoạt động quảng cáo chiếm vai trò quan trọng trong xúc tiến bán hàng. Quảng cáo để thu hút nhiều khách hàng hơn, để người tiêu dùng phải nghĩ đến Artexport từ uy tín đến chất lượng bởi vì hầu hết các khách hàng Nhật Bản đều ưa thích giao dịch với các đối tác tin cậy, có uy tín, sự nổi tiếng nhất định nên cần phải trú trọng hơn trong khẩu quảng cáo này.

- Thường xuyên tham dự các hội chợ triển lãm do bộ thương mại tổ chức và nhờ đó có thể kí kết được nhiều đơn đặt hàng có gíá trị.

- Duy trì và phát huy tác dụng của các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua việc đưa hàng hoá có nhãn hiệu của công ty tới dự các hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế với đa dạng về mẫu mã hình dáng.

- Thường xuyên tổ chức hội chợ về sản phẩm có các chương trình khuyến mại giảm giá sản phẩm ở Nhật.

- Mở các văn phòng đại diện, phòng trưng bày hàng hóa tại các trung tâm lớn của Nhật Bản nhằm quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm.

- Phải nắm bắt được thị hiếu của thị trường Nhật để từ đó có được những mặt thủ công mỹ nghệ phù hợp.

- Tổ chức các hội nghị khách hàng để thu hút được nhiều khách hàng lớn và bạn hàng quan trọng. Thời điểm tổ chức hội nghị phải là thời điểm mà có nhiều khách đến giao dịch kí kết hợp đồng và đặt hàng. Chủ động đưa sản phẩm đến khách hàng để họ đánh giá sản phẩm của mình từ đó khắc phục được những yếu điểm của sản phẩm.

- Website www. Artexport.com.vn cần được nâng cấp, cung cấp thông tin nhiều hơn, liên tục và nhanh chóng.

* Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm

Phân phối sản phẩm xây dựng thành mạng lưới có sự liên kết móc xích lẫn nhau để giúp quá trình lưu thông hàng hoá an toàn đạt hiệu quả cao. Đó là mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất tại các làng nghề - công ty Artexport – trung gian nước ngoài – người tiêu dùng cuối cùng.

Artexport vẫn chưa có mạng lưới phân phối trực tiếp ở Nhật mặc dù tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp của công ty sang thị trường này khá cao. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng nước ngoài thì bắt buộc phải qua một khâu trung gian. Tuy nhiên đây là một vấn đề rất khó, đòi hỏi phải có một sự cẩn thận nhất định trong tính toán.

“Có được khách hàng đã khó, giữ được khách hàng càng khó hơn”. Vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra nước ngoài và mở rộng thị trường, đồng thời với việc tìm kiếm bạn hàng mới, Artexport phải thường xuyên củng cố mối quan hệ với bạn hàng quen thuộc. Trong thời gian qua, Artexport chưa thực sự chú trọng đến việc đưa ra các biện pháp để giữ chân khách hàng nên một số thị trường truyền thống đã bị mai một dần đi, nhường thị phần cho đối thủ cạnh tranh. Do đó, mặc dù đã cố gắng mở cửa ra các thị trường mới nhưng kim ngạch của Artexport về xuất khẩu vẫn không tăng đáng kể, không bù đắp được sự mất mát do mất đi những khách hàng cũ. Vì vậy, Artexport cần:

- Tổ chức một hệ thống, mạng lưới thu thập và xử lý thông tin nhanh nhạy, chính xác và hiệu quả giúp cho công ty nhận biết nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ những biến động ảnh hưởng tới nhu cầu, phản ứng của khách hàng, thị hiếu của họ, nhằm đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp.

- Không những đa dạng hóa về mặt hàng chủng loại mà còn cần đa dạng hóa trong giá cả để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn và chọn được những sản phẩm phù hợp với túi tiền của họ. Cần phải có chính sách khuyến mại, giảm giá đối với những bạn hàng quen thuộc, nhất là đối với những bạn hàng lớn.

- Xây dựng lòng tin giữa các bên, sự tin tưởng này sẽ đảm bảo được mối quan hệ tiến triển tốt đẹp và lâu dài.

- Nền tảng của quan hệ kinh tế bền vững là sự hài hòa về lợi ích kinh tế. Mối quan hệ dựa trên cơ sở bình đẳng, hợp tác hai bên cùng có lợi bao giờ cũng là mối quan hệ bền chắc nhất. Vì thế trong kinh doanh, Artexport nên tôn trọng quy luật này đối với khách hàng của mình.

- Giữ chữ tín trong kinh doanh, không vì lợi ích trước mắt mà làm mất uy tín của mình trên thương trường, mất lòng tin với khách hàng.

Để mở rộng mối quan hệ với bạn hàng mới, ngoài việc tăng cường công tác marketing quốc tế, cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, chủ động chào hàng, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Mở các văn phòng đại diện, các cửa hàng trưng bày sản phẩm ở Nhật Bản. Tuy nhiên trước khi chào hàng với một đối tác cụ thể Artexport cần phải tìm hiểu được các vấn đề liên quan như :

+ Tìm hiểu tư cách pháp nhân của bạn hàng, tư cách pháp nhân của người chịu trách nhiệm trước hoạt động của công ty bạn.

+ Thực sự có thiện chí làm ăn với Artexport không ?

+ Thực trạng kinh doanh của bạn hàng, vấn đề này cần được xem xét trên khía cạnh vốn, cơ sở vật chất, khả năng tài chính, khả năng thanh toán của bạn

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w