Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty TNHH Việt Nga Kijun (Trang 28 - 31)

với các doanh nghiệp Việt Nam

Theo Hội Dệt may-Thêu đan Thành Phố Hồ Chí Minh (AGTEK) nhận định, với diễn biến ngày càng xấu đi và phức tạp của suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ giảm mạnh, ít nhất là trong nửa đầu năm 2009. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm 57% tổng thị phần xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam, sẽ có sự sụt giảm mạnh và nhanh nhất. Tại thị trường châu Âu, các đơn hàng xuất sang Pháp, Tây Ban Nha, Đức cũng giảm sút mạnh. Chỉ có một số thị trường phân khúc nhỏ tại các nước Bắc Âu và Thụy Sĩ là còn tương đối tốt. Thị trường Nhật Bản cũng đang giảm theo xu hướng chung.

Tình hình chung tại các doanh nghiệp lớn là: đơn hàng giảm khoảng 20%, giá gia công cũng giảm từ 10% đến 20%. Với các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn, mức giảm của đơn hàng là từ 30% đến 50%. Có doanh nghiệp sẵn sàng nhận giá gia công giảm 50% so với đơn giá trước. Nhiều doanh nghiệp bày tỏ sẽ không đặt mục tiêu doanh thu phát triển trong năm 2009.

Đối mặt với khó khăn của toàn ngành trong hiện tại, một hướng giải pháp tháo gỡ tình hình khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu đó là chuyển dịch cơ cấu tổ chức từ lĩnh vực gia công xuất khẩu sang lĩnh vực xuất khẩu trực tiếp. Hay nói cách khác là tiến hành chuyển từ gia công sang thời trang hóa. Thời trang hóa là xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp dệt may thế giới vì nó mang lại giá trị cao. Ví dụ như, một chiếc cà vạt của Ý hay Pháp có giá xuất khẩu hơn 200 USD trong khi giá thành sản xuất lại rất thấp. Bên cạnh việc chủ động tiếp cận hoặc sản xuất nguồn nguyên phụ liệu, ngành dệt may Việt Nam phải áp dụng cả thiết kế và thời trang của chính người Việt Nam vào từng sản phẩm; có như thế mới dịch chuyển từ sản xuất gia công sang thời trang hóa ngành dệt may, các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam mới thoát khỏi tình trạng khó khăn khi phụ thuộc vào các đơn đặt hàng gia công từ nước ngoài như hiện nay.

Mặt khác, thông qua hoạt động xuất khẩu trực tiếp, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chủ động mở rộng và tiếp cận được một số thị trường mới, tiềm năng như Nga, Trung Đông, châu Phi. Đặc biệt, thị trường Nga được xem khá dễ tính và có nhiều tín hiệu khả quan cho doanh nghiệp dệt may. Hơn nữa, hiện nay tại Nhật đang bắt đầu áp dụng chính sách được giảm thuế nhập khẩu 0% cho hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ từ ASEAN, dệt may Việt Nam có thể tận dụng thời cơ để gia tăng thị phần vào đây. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chủ động thay đổi tiêu chí về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm để đáp ứng

đòi hỏi khá cao của thị trường Nhật. Việc chủ động tiếp cận thị trường thông qua hình thức xuất khẩu trực tiếp trở thành điểm mấu chốt tháo gỡ bế tắc cho ngành xuất khẩu hàng may mặc trong thời điểm hiện tại. Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chủ động hơn, thoát khỏi tình cảnh phụ thuộc vào đơn hàng và việc chi trả của đối tác, đồng thời tiềm năng thị trường tiêu thụ hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam sẽ được mở rộng hơn khi tiến hành hoạt động xuất khẩu trực tiếp.

Như vậy, một trong những giải pháp hữu hiệu cho ngành may mặc xuất khẩu trong tình hình khó khăn hiện nay đó là chuyển dịch cơ cấu tổ chức sản xuất từ gia công sang xuất khẩu trực tiếp. Bởi lẽ, với hình thức xuất khẩu trực tiếp doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam không chỉ khai thác được lợi thế so sánh từ hoạt động gia công mà còn thu được tỷ suất lợi nhuận cao từ khâu ý tưởng và thiết kế sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường hàng may mặc. Đồng thời, khi chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam không còn gặp khó khăn trước tình hình lượng đơn hàng và giá thành gia công giảm hiện nay.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty TNHH Việt Nga Kijun (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w