2.Kinh nghiệm thành công của một số nước trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam (Trang 25 - 38)

quả và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam

2.1.Kinh nghiệm thành công của một số doanh nghiệp xuất khẩu rau quả trong nước và trên thế giới

2.1.1.Kinh nghiệm thành công về xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Thái Lan

Thái Lan là nước có tiềm năng sản xuất rau quả tương đương với nước ta, song kim ngạch xuất khẩu rau quả của Thái Lan vượt xa nước ta. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Thái Lan ngoài yếu tố thuận lợi về thị trường tiêu thụ (thị trường xuất khẩu rau quả

của Thái Lan là EC, Hà Lan, Tây Đức, Đông Âu), doanh nghiệp Thái Lan cũng rất nỗ lực trong việc phát triển ngành rau quả.

Sự thành công trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Thái Lan phải kể đến đóng góp to lớn của phát triển công nghệ chế biến, bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó việc tuân thủ kỹ thuật trồng chăm sóc, bình tuyển giống đều được quan tâm chú trọng. Ví dụ: kinh nghiệm trồng và chế biến dứa Cayenne của Công ty Saico đóng ở huyện Nikom Pattna tỉnh Rayong. Giám đốc công ty cho biết phẩm chất nguyên liệu cho chế biến là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chọn đất trồng, mật độ cây trồng, bón phân là những việc cần thiết để đảm bảo chất lượng nguyên liệu. Thực tế, theo báo cáo của Giám đốc Công ty, trọng lượng của trái dứa bình quân mà công ty thu được là 1,4kg/trái, với số lượng cây trồng 60.000-70.000 cây/ha, có năng suất tương ứng 85-95 tấn/ha, chồi ngọn trung bình, chất lượng trái dứa tốt. Vì vậy rau quả Thái Lan có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới và khá ổn định.

Doanh nghiệp Thái Lan rất chú trọng đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, đảm bảo điều kiện vận tải, kỹ thuật đóng gói hiện đại và đặc biệt thỏa mãn các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng của EC, Mỹ, Nhật đặt ra đối với các thị trường phát triển.

Ở Thái Lan, ngành trái cây phát triển mạnh, doanh nghiệp Thái Lan cũng rất giỏi trong quảng cáo giới thiệu sản phẩm, công tác tiếp thị và tìm kiếm thị trường cũng được tổ chức thường xuyên và bài bản. Nhờ được quảng bá rộng rãi qua các lần hội chợ, liên hoan và trên các phương tiện truyền thông đại chúng mô tả "trái cây Thái ngon nhất châu Á" nên lĩnh vực xuất khẩu trái cây cũng mỗi năm mỗi phát triển hơn.

Ví dụ tại nhiều hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam, lẽ ra đây là cơ hội để quảng bá trái cây trong nước – nhưng không có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam tham dự dù không phải tốn tiền khách sạn, tiền máy bay. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp Thái Lan đóng phí 300 USD/người, khách mời phát biểu thì không phải đóng tiền. Họ coi đây là cơ hội phát biểu, quảng bá, tìm kiếm cơ hội xúc tiến thương

mại...nhưng doanh nhân Việt Nam ít tham dự nên rất dễ hiểu khi nói về trái cây nhiệt đới là thế giới nghĩ ngay tới Thái Lan chứ không nghĩ đến Việt Nam.

Hiện nay, nông dân Thái lan đang tập trung cải tiến chất lượng các loại trái cây nhiệt đới để có thể xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ. Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu trái cây nhiệt đới hàng đầu thế giới, đặc biệt là dứa, nhãn, xoài, sầu riêng, mãng cầu và vải. Theo Vụ Phát triển Nông nghiệp Thái Lan, năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới (cả tươi và chế biến) của Thái Lan đạt 48 tỷ baht. Thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Năm 2008, Thái Lan đề ra mục tiêu sẽ xuất khẩu 50 tỷ baht các loại trái cây nhiệt đới.

Cũng theo phó giám đốc Olarn Phithak vụ nông nghiệp và phát triển Thái Lan, giá phân bón và các nguyên liệu thô đang tăng cao đã ảnh hưởng nhiều tới nông dân nước này. Tuy nhiên Bộ Nông nghiệp và Các cơ quan hữu quan Thái Lan đang xem xét mức độ ảnh hưởng từ chi phí sản xuất cao tới nông dân để có những giúp đỡ phù hợp.

2.1.2.Kinh nghiệm xuất khẩu của một số doanh nghiệp xuất khẩu rau quả trong nước

Kinh nghiệm của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hoàng Hậu trong hoạt động xuất khẩu thanh long

Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu là nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long hàng đầu tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 1988 với mô hình trang trại. Bắt đầu sự nghiệp chỉ với 3 ha đất khai hoang trồng thanh long và một số cây rau quả ngắn ngày. Đến thời điểm năm 2003, Hoàng Hậu đã có 100 ha đất, trong đó có 70 ha trồng thanh long. Hoàng Hậu là trang trại đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thanh long theo quy mô thương mại, đồng thời là nhà xuất khẩu thanh long với quy mô lớn. Thanh long mang thương hiệu Hoàng Hậu chiếm thị phần lớn ở thị trường các nước châu Á, châu Âu.

Kinh nghiệm xuất khẩu thanh long của Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu được giám đốc Trần Ngọc Hiệp chia sẻ:

Trong những năm qua, Thanh long Hoàng Hậu chiếm lĩnh được thị trường là nhờ vào kỹ thuật canh tác sinh học và quy trình xử lý vệ sinh khoa học đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Quy trình bảo quản quả thanh long được thực hiện như sau:

Quảthanh long sau khi thu hoạch có màu sắc đẹp, các chỉ tiêu sinh hóa đạt giá trị tối ưu được rửa bằng nước sạch để loại bỏ bụi và vi sinh vật bám trên bề mặt vỏ, núm trái. Quả được để khô tự nhiên hay có thể dùng quạt máy để làm nhanh khô trái. Sau đó, quả được đóng gói trong túi nylon và cho vào thùng giấy carton. Sản phẩm được đưa vào kho bảo quản ở nhiệt độ 4-80C, độ ẩm 85-95%. Quy trình xử lý được thực hiện ngay trong ngày, đảm bảo an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng và mỹ quan của quả. Áp dụng theo quy trình trên, quả thanh long Hoàng Hậu có thời gian bảo quản tốt từ 30-35 ngày, đảm bảo được chất lượng và thời gian vận chuyển đến những thị trường xa.

Công ty đã ứng dụng dây chuyền khép kín từ khâu trồng trọt đến đóng gói xuất khẩu trái thanh long khá hiệu quả.

Công ty còn tiếp nhận dây chuyền rửa, làm khô và đóng gói thanh long từ Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã hoàn thành việc chuyển giao dây chuyền rất phấn khởi với dây chuyền này vì quả thanh long được làm sạch mà không bị dập, gãy tai như lau chùi thủ công, đồng thời quả cũng được làm khô triệt để hơn nên không còn hiện tượng bị nhũn do nước đọng

Thứ hai, về mẫu mã bao bì

Thùng giấy được in màu rõ - đẹp, chất lượng cao, rất ấn tượng bởi những hình ảnh sống động về vườn cây thanh long, quả chín đỏ và vương miện hoàng hậu với màu sắc hài hòa cân đối.

Với ưu điểm quả đỏ - đẹp, thu hoạch đúng thời điểm, chất lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo không có dư lượng thuốc sau thu hoạch, thanh long Hoàng Hậu đã đứng vững trên thị trường và phát triển mạnh cho đến ngày hôm nay.

Quả thanh long ở Bình Thuận hơn hẳn các nơi khác cả về màu sắc lẫn chất lượng. Nhờ vào đặc điểm sinh thái - khí hậu nội vùng (phi địa đới), cộng với kinh nghiệm sản xuất nhiều năm mà người dân Bình Thuận đã tạo ra được sản phẩm thanh long mang tính đặc thù đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Bên cạnh những ưu đãi do thiên nhiên ban tặng, Công ty Thanh long Hoàng Hậu đã ứng dụng những thành quả khoa học của Phân viện Công nghệ sau thu hoạch tại TP.HCM, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất của Công ty hơn 16 năm qua đã sản xuất ra những sản phẩm đặc thù mà những nơi khác không có được. Việc ứng dụng thành quả khoa học công nghệ trong nước là lợi thế làm giả giá thành sản phẩm giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Công ty luôn quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ cho thị trường cao cấp trong nước và những thị trường khó tính ở nước ngoài. Kế hoạch năm 2005-2010, Công ty đầu tư trồng mới 300 ha thanh long hữu cơ (organic) theo quy trình sản xuất nông nghiệp tiêu chuẩn châu Âu (EUREPGAP) – Hoàng hậu là một trong hai đơn vị tiên phong của Bình Thuận được cấp chứng chỉ EurepGap.

Ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, cũng là Giám đốc Công ty thanh long Hoàng Hậu, nhà xuất khẩu thanh long sản lượng lớn nhất cả nước với 15 thị trường, cho biết “Kể từ ngày doanh nghiệp nhận chứng chỉ EUREP GAP, số lượng khách hàng tăng nhiều, trong đó, khách hàng ở châu Âu tăng thêm đáng kể”. 6 tháng đầu năm 2008, công ty xuất sang châu Âu 500 tấn thanh long, bằng sản lượng xuất khẩu của cả năm 2007. Dự kiến, cả năm 2008 sản lượng thanh long xuất khẩu sang châu Âu của công ty trên 1.000 tấn. Giá xuất khẩu thanh long đạt chứng nhận GAP rất cao so với thanh long sản xuất thông thường.

Nhiều nhà xuất khẩu thanh long có cùng nhận định “Thực hiện EUREP GAP làm tăng sự yên tâm của người tiêu dùng ở tất cả các thị trường, đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu”. Nhờ đó, tăng sức mua thanh long Việt Nam, củng cố chuỗi tiếp thị và ổn định giá cả thị trường. Đồng thời, phát huy uy tín thương hiệu thanh long Việt Nam trong mọi hoàn cảnh xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp.

Hàng hóa tốt nhưng không biết quảng bá là một “sự lãng phí lớn tài sản”của mình. Nhận thức về vấn đề này, công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu đã tham gia rất nhiều các Hội chợ và triển lãm. Sản phẩm thanh long của Công ty tại “Hội chợ quốc tế thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2005” tổ chức ở Hà Nội đã đạt danh hiệu “Thương hiệu có uy tín với người tiêu dùng 2005“ và ở “Hội chợ Nông-Lâm nghiệp và Thuỷ sản Quốc tế-Việt Nam“ tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, đạt “Cúp vàng nông nghiệp”. Sản phẩm thanh long của Công ty tại Hội chợ Nông nghiệp - Nông thôn 2006 được công nhận danh hiệu “Trâu vàng đất Việt”, Công ty được nhận giải thưởng Sao vàng đất Việt lần thứ 2.

Bên cạnh những nỗ lực xuất phát từ chính doanh nghiệp còn sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các phòng chức năng đến xuất khẩu thanh long đó là việc đưa ra tiêu chuẩn chung về hình ảnh thanh long. Để minh họa cụ thể hơn cho TCVN 7523 : 2005, VNCI(5) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận xây dựng

TCVN 7523 : 2005 về hình ảnh quả Thanh long. Tiêu chuẩn hình ảnh đã được phổ biến tại Bình Thuận ngày 31/3/2006.

Đây chính là một thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long khi có tiêu chuẩn chung giúp họ dễ dàng sản xuất nhằm đáp ứng điều kiện xuất khẩu trong nước cũng

như thế giới được tốt. Họ không phải một mình tìm hiểu tiêu chuẩn thị trường thanh long thế giới mà còn cả sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành.

Thứ năm, giữ vững và phát triển thương hiệu.

Thương hiệu là một linh hồn và tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp. Có được thương hiệu đã khó, giữ được thương hiệu đó bền vững lại càng khó hơn. Nhất là đối với thương hiệu nông sản trái cây, với đặc thù canh tác manh mún, chất lượng hàng hóa không đồng đều về kích cỡ, màu sắc, trọng lượng khác nhau, chất lượng trái thay đổi, gây nhiều khó khăn trong việc tạo nên những sản phẩm với chất lượng ổn định. Thanh long Bình Thuận không phải là ngoại lệ. Bởi vậy, công ty TNHH thanh long hoàng hậu đã đề nghị với chính quyền địa phương và Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, các viện và trường tổ chức mô hình liên kết bốn nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp) để hỗ trợ và tạo sự đồng bộ trong sản xuất thanh long. Cụ thể:

+Các chương trình khuyến nông đã được tổ chức cho bà con nông dân, chương trình được chia đều trong mùa vụ và nội dung cụ thể theo từng thời điểm thích hợp như: chăm sóc cây, tạo hoa, chăm sóc phòng trừ nấm bệnh trên trái. Qua chương trình này, công ty TNHH thanh long hoàng hậu còn tổ chức giải thích cho bà con về cách chăm sóc trái như thế nào là chất lượng, loại bỏ trái hư, trái xấu, dị dạng, nấm bệnh...để bà con hiểu được trái chất lượng tốt thì giá thành cao. Từ đó doanh nghiệp có được những trái ngon, màu sắc đẹp, kích cỡ tương đối đồng đều và lượng hàng tương đối ổn định để xuất khẩu.

+Để tìm hướng đi bền vững cho trái thanh long Bình Thuận, tăng giá trị sản phẩm, giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho người dân. Sở khoa học – công nghệ đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm TPHCM triển khai đề tài nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ trái thanh long Bình Thuận.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ thanh long tại Bình Thuận nhiều năm liền cho thấy trái thanh long chủ yếu được tiêu thụ nội địa (80%), chỉ có 20% dành cho xuất khẩu. Vì vậy phải tìm cách nâng cao giá trị loại quả này bằng chế biến chứ không thể ăn tươi mãi. Nhóm nhiên cứu đã xây dựng quy trình công nghệ chế biến 6 loại sản phẩm từ thanh long là: Nước thanh long nha đam, thanh long mãng cầu, nước ép thanh long, thanh long dứa đóng hộp, jelly-thanh long và vang thanh long.

Trên đây là kinh nghiệm xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đã thành công khi đưa mặt hàng này ra thị trường thế giới.

2.2.Thực tiễn về hoạt động xuất khẩu và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam

2.2.1.Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2008(6) diễn ra như sau:

Biểu đồ 1.1 : Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 6 tháng năm 2008

Nguồn: rauhoaquavietnam.vn

Từ biểu đồ cho thấy kim ngạch xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2008 cao hơn so với cùng kỳ năm 2007. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu

Tháng 06 ; 1434591 Tháng 02 ; 806908 Tháng 03 ; 1270403 Tháng 01 ; 768062,28 Tháng 4&5; 2583923

rau quả của nước ta đạt 184,37 triệu USD, tăng 17,59% so với cùng kỳ năm 2007 (32,43 triệu USD). Diễn biến kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2008 hầu hết là tăng chỉ trừ có tháng 5 giảm so với tháng 4 về giá trị. Trong đó mặt hàng dứa là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam trong điều kiện khí hậu nhiệt đới pha chút ôn đới, đây cũng chính là một trong những loại cây trồng khá phổ biến ở nước ta.

Do vậy tiếp tục nghiên cứu diến biến xuất khẩu dứa 6 tháng đầu năm 2007 với tình hình xuất khẩu như sau:

Xuất khẩu dứa của Việt Nam trong năm 2007 diễn ra thuận lợi, tổng kim ngạch xuất khẩu dứa vào 6 tháng đầu năm 2007 của Việt Nam đạt xấp xỉ 8 triệu USD

(7)chiếm 24,67% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cùng kỳ 2007. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, trong 06 tháng đầu năm 2007 tổng kim ngạch xuất khẩu dứa cả nước ta đạt xấp xỉ 8 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính cho loại mặt hàng này là: Nga, Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ…

Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu dứa 6 tháng đầu năm 2007 Đơn vị: USD

Nguồn: www.rauhoaquavn.vn

Trong đó tháng 6/2007 kim ngạch xuất khẩu dứa là 1434,6 triệu USD. Và kim

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w