III. Thực trạng nền kinh tế-xã hội:
2. Thực trạng phát triển kinh tế hà nộ i:
NÔNG NGHIỆP :
Những năm gần đây nông nghiệp và nông thôn ngoại thành phát triển khá nhanh, nhất là sau khi thực hiện Nghị quyết 15/NQ - TW và Chương trình 12 của Thành uỷ Hà Nội. Cho đến nay giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đã đạt 47 triệu đồng, tăng gần 10 triệu đồng/ha so với những năm 1996 - 1997. Có những địa phương như Từ Liêm đạt tới 67,7 triệu/ha. Chuyển mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi thuỷ sản đã có sự thay đổi theo hướng tích cực: Chăn nuôi, thuỷ sản tăng, chiếm khoảng 46%, trồng trọt giảm chỉ còn khoảng 52% trong cơ cấu nông nghiệp chung của thành phố.
- Riêng về trồng trọt, với quan điểm "giảm nhanh cây lương thực, tăng rau, hoa quả và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao", đến hết năm 2003 gần 3000 ha trồng cây lương thực đã được chuyển sang trồng các loại cây khác, đặc biệt là rau an toàn (3.272ha) và hoa (1.653ha), tăng 12% so với năm trước. Điều này chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của nông nghiệp Thủ đô đã và đang hướng tới
nhu cầu nông sản, thực phẩm chất lượng cao, thể hiện rõ đặc trưng của nông nghiệp đô thị. Nhiều vùng sản xuất tập trung như Hoa (Tây Tựu - Từ Liêm), Rau (Văn đức - Gia Lâm), cây ăn quả (Phú Diễn, Minh Khai)... đã được hình thành, khẳng định sự phát triển đúng hướng về quy mô sản xuất của nông dân tại các vùng ven đô.
- Về chăn nuôi đó sự phát triển của việc chăn nuôi bò sữa, lợn nạc cũng các giống gia cầm mới, năng suất, hiệu quả cao đã mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định cho người nông dân ngoại thành. Đặc biệt là sự quyết tâm của một số địa phương (Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn...) trong việc chuyển mạnh một số diện tích vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, hoặc thâm canh theo mô hình "1 cá, 1 lúa", đã tạo ra một nguồn thuỷ sản đáng kể cho thị trường.
- Một điều dễ nhận thấy là, tuy nông nghiệp Hà Nội đang tăng trưởng (khoảng 3,5%/năm), nhưng chưa ổn định : Sản xuất hàng hoá còn phân tán, manh mún, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh yếu; Các vùng sản xuất tập trung mới được hình thành, nhưng chưa rõ ràng, chưa tiêu biểu cho nền kinh tế của Thủ đô. Ngoài ra, mặc dù cơ sở vật chất, kỹ thuật của nông nghiệp Hà Nội đã được Thành phố quan tâm tăng cường, nhưng vẫn thiếu đồng bộ, quy mô phân tán. Đặc biệt là chưa hình thành được các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, các làng nghề truyền thống chậm được khôi phục và còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, lẻ, tự sản, tự tiêu, chưa hình thành được những đầu mối tiêu thụ lớn...
- Vẫn biết sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào những điều kiện khách quan như : Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, thị trường..., nhưng không phải là không có nguyên nhân chủ quan mà chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được: Đó là còn chưa có sự thống nhất về nhận thức trong việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là vấn đề phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái vốn đang rất cần cho Hà Nội trong bối cảnh đô thị hoá nhanh và hội nhập kinh tế như hiện nay. Công tác quy hoạch ngành, vùng sản xuất, quy hoạch chi tiết cho các vùng kinh tế dưới cơ sở còn chậm, chưa thực sự tạo điều kiện cho các dự án nông nghiệp, nông thôn phát
triển. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các ngành, các cấp trong một số lĩnh vực chưa chặt chẽ, các chính sách đầu tư, bảo trợ, khuyến khích sản xuất, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn chưa đồng bộ... cũng đã ảnh hưởng quá trình HĐH, CNH nông nghiệp và nông thôn .
Giải pháp :
- Đó là phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị - sinh thái. Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong CNH, HDH nông nghiệp nông thôn, cố gắng nâng cao các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng vành đai xanh, sản xuất thực phẩm sạch để phục vụ nhu cầu của cuộc sống đô thị, nhưng lại phải đảm bảo môi trường trong sạch và bền vững. Ngoài ra, cần phát triển nhanh một số nghề và làng nghề truyền thống, có thể tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị xuất khẩu, đồng thời chú trọng công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, cũng như giải quyết tốt thị trường nông sản.
- tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhằm tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ, góp phần tăng thu nhập bình quân cho các hộ gia đình nông dân; Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn, tăng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho nông nghiệp, phát triển mạnh nông nghiệp kỹ thuật cao nhằm tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Ngoài ra cần quan tâm tới sự phát triển những hạ tầng xã hội như y tế, văn hoá, giáo dục, duy trì hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh trật tự ổn định nhằm xây dựng nông thôn mới ngoại thành.
- quy hoạch chi tiết cho các cơ sở nông nghiệp nông thônđồng thời sớm ban hành, sửa đổi một số chính sách trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn như: chính sách chuyển đổi sử dùng đất đai, một số chính sách về tài chính, chính sách ưu tiên phát triển những cơ sở chế biến xuất khẩu nông lâm sản .
DỊCH VỤ :
- Thành phố đã đón trên 1,2 triệu khách du lịch, giá trị tăng thêm của dịch vụ tài chính , ngân hàng cũng ở mức kỷ lục: hơn 20%. Các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố .
- Trong 5 năm 2001- 2005, tốc độ tăng giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ đạt 10,5%/năm. Khu vực đã đóng góp 57,42% GDP toàn thành phố; trong đó, thương mại và bưu chính- viễn thông là 2 ngành có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành dịch vụ (tương ứng với 22% và 17%). Một số ngành, lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao đã hình thành như: chứng khoán; phát hành và thanh toán thẻ, điện tử- ngân hàng… Sự phát triển mạnh của dịch vụ bưu chính- viễn thông và công nghệ thông tin đã thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác…
- Tuy nhiên, một số dịch vụ trình độ cao, có giá trị tăng thêm lớn còn chậm phát triển và chiếm tỉ trọng thấp trong tổng doanh thu các ngành dịch vụ (tài chính (6%), y tế (2,7%), khoa học- công nghệ (2,6%)). Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất- kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân như tư vấn pháp lí, sở hữu trí tuệ, chứng khoán, bảo hiểm… chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế và nhu cầu người dân. Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao trong giai đoạn 2006- 2010 phát triển là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng, tốc độ phát triển kinh tế- xã hội và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô.
- Dich vu hanh chinh cong là lĩnh vực bị người dân phàn nàn, kêu ca nhiều nhất, sự nhũng nhiễu, phiền hà là nguyên nhân gây cản trở cho môi trường đầu tư. Cải thiện lĩnh vực dịch vụ hành chính công thành lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao là tháo gỡ cho những ngành khác, lĩnh vực khác. Một số dự án bị ách tắc kéo dài 5- 6 năm nếu có thể rút xuống chỉ còn 1 năm, vốn đầu tư nước ngoài đăng kí vào Hà Nội lên đến hàng tỉ USD mỗi năm nhưng số vốn được giải ngân chỉ chiếm chưa đầy 30%. Nếu như các dịch vụ hành chính công được cải thiện và có chất lượng cao thì chắc chắn, vốn thực hiện FDI không chỉ dừng lại ở tỉ lệ ấy!
- Trong giai đoạn phát triển kinh tế 2006- 2010 tập trung đầu tư phát triển: du lịch; thương mại; bưu chính- viễn thông- công nghệ thông tin; khoa học- công nghệ; y tế; tài chính; ngân hàng; giáo dục- đào tạo; vận tải công cộng và tư vấn sẽ được xây dựng thành các ngành và lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, tạo động lực cho phát triển kinh tế- xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô.
- Ngoai ra can cai tao dich vu hanh chinh cong voi chat luong cao hon .
- Cần tập trung vào những ngành, lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài chính- ngân hàng để tạo nên sức lan toả với các ngành khác. Cần xác định thứ tự ưu tiên trong các ngành, lĩnh vực để tránh sự đầu tư dàn trải.
- Trong giáo dục, chỉ muốn nhấn đến việc giáo dục dạy nghề. Trước nhất là nâng cao trình độ tay nghề, đổi mới trang thiết bị dạy nghề (không thể dạy nghề bây giờ bằng phương tiện của những năm 1960, 1970) và phải có chế độ chính sách cho cả người dạy lẫn người học. Đặc biệt là phải dự kiến được “cầu” lao động lành nghề trong tương lai để chuẩn bị qui mô đào tạo nhằm đáp ứng “cung” từ bây giờ trong từng khu vực kinh tế.
- Ngoài ra, TP hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm y tế của khu vực. Rất nhiều bệnh nhân của ta phải qua nuoc ngoai chữa trị, tốn kém hơn nhiều. cần xác định rõ các lĩnh vực y tế chuyên sâu và việc khám chữa bệnh cho người nghèo thì để Nhà nước tập trung đầu tư, còn lại nên xã hội hóa.