Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, trên cơ sở lấy phục vụ lợi ích đất nước là mục tiêu cao nhất là nguyên tắc chủ đạo của Nhà nước. Và theo như lộ trình gia nhập thương mại thế giới (WTO) của nước ta, năm 2009 sẽ là năm bắt đầu cho sự thay đổi lớn đối với thị trường bán lẻ. Bởi khi đó, các tập đoàn, các nhà đầu tư Quốc tế sẽ có thể thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài, thay vì phải xin phép thành lập liên doanh. Điều đó cũng có nghĩa là sức cạnh tranh bán lẻ của doanh nghiệp Thương mại nước ta với các doanh nghiệp khác gay gắt hơn. Qua đó ta thấy CPH các doanh nghiệp TMNN có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Sau CPH, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, các hệ thống phân phối trên thị trường được mở rộng nhiều hơn làm cho thị trường hàng hoá dịch vụ phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu. Quay lại ví dụ công ty cổ phần sữa Việt Nam thì công ty này có một mạng lưới kinh doanh hiện đại với 176 nhà phân phối, 70.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm của Vinamilk có 7 nhóm với 200 mặt hàng. Từ những ví dụ cho thấy rằng, cổ phần hoá giúp cho các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư ở Việt Nam. Nhưng bên cạnh những cái đạt được đó thì các doanh nghiệp bán lẻ của nước ta còn hạn chế về tính chuyên nghiệp, tài chính hạn hẹp, hậu cần không hoàn thiện, đặc biệt là thiếu tính chiến lược dài hạn. Để khắc phục những hạn chế trên cần có biện pháp đúng đắn và thực hiện cổ phần hoá được coi là tốt nhất từ đó nước ta có thể chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2020.