Hoàn thiện các văn bản pháp luật về hải quan:

Một phần của tài liệu chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động XNK của Việt Nam - trung quốc (Trang 78 - 80)

I. Chủ trơng của hai nớc trong việc phát triển kinh tế thơng mại:

b. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về hải quan:

Những năm qua thủ tục hải quan đã tạo ra không ít phiền hà cho hoạt động xuất nhập khẩu hợp pháp giữa Việt Nam và Trung Quốc vì hệ thống thủ tục cồng kềnh, cách tính thuế không thuận lợi, tổ chức làm việc thiếu khoa học và hệ thống trang thiết bị quá thiếu thốn. Thời gian gần đây, những cải cách về thủ tục hải quan đã đợc triển khai song không thu đợc hiệu quả nh mong muốn. Nhà nớc đang từng bớc hoàn thiện các văn bản pháp luật về Hải quan, cải cách thủ tục Hải quan, kiện toàn bộ máy. Phải nói rằng, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và ở khu vực biên giới Việt Trung nói riêng khá đa dạng, phức tạp nên rất cần một môi trờng pháp lý rõ ràng để phát triển thuận lợi, lành mạnh. Do vậy, phía Việt Nam cần có các chính sách liên quan đến hoạt động hải quan cần sớm xúc tiến bao gồm:

- Sớm ra đời Luật Hải quan và hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ, chặt chẽ.

- Tổ chức rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật Hải quan hiện hành, loại bỏ những văn bảo không còn phù hợp tạo điều kiện đơn giản hóa hệ thống thủ tục Hải quan bảo đảm hiệu quả.

- Cải cách thủ tục hải quan theo hớng bảo đảm thuận lợi cao nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu và hiệu quả kiểm soát hải quan.

- Đầu t trang thiết bị hiện đại cho các tổ chức hải quan bằng nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu.

- Kiện toàn bộ máy, cán bộ hải quan, tiêu chuẩn hóa cán bộ, nhân viên.

- Nâng cấp hệ đào tạo của trờng Cao đảng hải quan để bảo đảm trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển thơng mại, và tơng xứng với trình độ Hải quan Trung Quốc.

c. Hoàn thiện chính sách quản lý vĩ mô khác:

Các chính sách thuế xuất nhập khẩu:

+ Mở rộng các loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu tạo cơ hội bình đẳng cho cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nớc

+ Giảm mức thuế nhập khẩu cao và quá cao vào một số mặt hàng nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi giảm buôn lậu.

Để phát huy u thế nhằm thúc đẩy giao lu kinh tế, quan hệ thơng mại chính sách thuế còn có những vấn đề phải tiếp tục hoàn chỉnh: Đối với thuế xuất nhập khẩu cần nghiên cứu giảm dần thuế suất. Đối với xuất khẩu, cần khuyến khích các doanh nghiệp chủ động trong việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu (trừ mặt hàng thuộc diện cấm) với mức thuế suất thấp hơn hiện nay, có loại bằng 0%. Nói chung chính sách thuế xuất nhập khẩu nên hớng tới mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu, phục vụ đắc lực cho sản xuất và bảo vệ lợi ích ngời tiêu dùng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc miễn giảm cần tập trung vào các đối t-

ợng có doanh thu lớn từ hoạt động xuất khẩu. Tránh tình trạng doanh nghiệp thành lập ở các tỉnh biên giới, có doanh thu ở địa bàn khác nhng vẫn đợc hởng thuế suất u đãi và ngợc lại.

Chính sách tiền tệ - ngân hàng: Đến nay, ngân hàng cha thực hiện đợc

chức năng thanh toán hầu hết các hoạt động giao lu kinh tế với bên ngoài. Do vậy, ngân hàng phải phấn đấu để giữ đợc vai trò chủ đạo về thanh toán trên thị tr- ờng tiền tệ và giao lu kinh tế mới đảm bảo phát triển quan hệ thơng mại một cách lành mạnh, hạn chế buôn lậu. Các ngân hàng thơng mại cần tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng thơng mại Trung Quốc, có kế hoạch phối hợp với các ngành để thiết lập quan hệ quản lý đồng bộ về hoạt động tiền tệ, tích cực phòng chống tiền giả đa vào trong nớc. Mặt khác, tổ chức sắp xếp lại các lực l- ợng kinh doanh ngoại hối thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới Việt Trung. Các hoạt động này phải thông qua việc cấm phép và chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng Nhà nớc. Ngành Ngân hàng tích cực tìm các biện pháp đa hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu (trừ trao đổi hàng hoá c dân biên giới) qua thanh toán ngân hàng và tổ chức hệ thống đổi tiền thuận tiện, có chính sách quản lý tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trờng tiền tệ.

Một phần của tài liệu chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động XNK của Việt Nam - trung quốc (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w