Nội dung của hoạt động thanh toán

Một phần của tài liệu biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại C.ty XNK máy Hà Nội (Trang 52 - 58)

- Phải trả, phải thu nội bộ: Đây là hoạt động thanh toán giữa tổng công ty với công ty hoặc là giữa công ty và các nhà máy, cửa hàng của công ty Quan hệ

4. Hoạt động thanh toán với khách hàng trong nớc

4.1. Nội dung của hoạt động thanh toán

Thanh toán với khách hàng trong nớc thực chất là thanh toán với ngời mua. Ta biết rằng công ty họat động dựa vào các hợp đồng đặt hàng trong nớc, rồi sau đó liên lạc với nhà cung cấp nớc ngoài để mua và hởng chênh lệch giữa giá mua vào – bán ra hoặc hoa hồng môi giới. Do vậy quan hệ với khách hàng trong nớc là việc doanh nghiệp có cho thanh toán chậm hay không ?.

Thông thờng khi thực hiện hợp đồng nào đó hoặc là doanh nghiệp mua theo hình thức tín thác hởng hoa hồng hoặc là dùng tiền mình để mua. Với hình thức đầu thì không phát sinh công nợ, nên chỉ xét chủ yếu là hình thức sau.

Do quan hệ thơng mại lâu dài nên doanh nghiệp phải cho khách hàng trả chậm từ 1 – 3 tháng hoặc hơn. Số tiền trong hợp đồng thờng đợc chia làm 2 đợt: Đợt 1 là thanh toán ngay khi giao hàng, đợt 2 là trả chậm nhng với tỉ lệ bao nhiêu thì tùy thuộc vào khách hàng mà doanh nghiệp quan hệ. Việc thanh toán chậm sẽ hình thành nên các khoản phải thu từ khách hàng hay phải thu khác.

Tuy nhiêu cũng có lúc do nhu cầu của khách hàng không quá phức tạp nên doanh nghiệp có thể mua ngay trong nớc mà không cần mua ở nớc ngoài. Cho nên ngoài lợng tiền thanh toán ngay, doanh nghiệp còn đợc thanh toán chậm một thời gian vì doanh nghiệp hoạt động có uy tín và sự đảm bảo nên sẽ hình thành các khoản phải trả ngời bán.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp còn mua – bán các loại hàng hóa khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh nh: Mua sắm tài sản, bán các dịch vụ thơng mại . đã tạo thành các khoản phải thu, phải trả khác. Do thế…

mà quan hệ thanh toán với khách hàng trong nớc của doanh nghiệp phong phú và với khối lợng lớn hơn.

Sau đây là thống kê tình hình thanh toán với khách hàng trong nớc của doanh nghiệp trong 3 năm qua.

Bảng thanh toán với khách hàng trong nớc

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 I. Năm 2003 2002/2001 2003/2002

Số tiền % Số tiền % Số tiền % II. Lần % Lần %

1. Phải thu từ khách hàng 56.218.192.662 40.22 103.061.859.376 54.92 53.934.000.000 31.4 1.8332 83.32 0.523 3 -47.67 2. Phải thu khác 24.395.440 0.03 440.662.218 0.23 332.475.000 0.19 18.063 1706.3 0.754 5 -24.55 3. Phải trả ngời bán 2.789.431.534 1.99 10.204.946.754 5.44 4.515.000.000 2.63 3.6584 265.84 0.442 4 -55.76 4. Phải trả, phải nộp khác 43.726.866.243 31.28 27.615.704.986 14.71 31.935.400.000 18.59 0.6315 -36.85 1.156 4 15.64 5. Đợc khách hàng trả rồi 33.116.818.268 23.69 43.213.904.512 23.03 78.066.000.000 45.46 1.305 30.05 1.806 5 80.65 6. ST đã trả ngay cho NB 3.910.287.535 2.79 3.133.331.752 1.67 2.960.500.000 1.73 0.8013 -19.87 0.944 8 -5.52 Tổng 139.785.911.682 187.670.409.598 171.743.375.000 1.3426 34.26 0.915 -8.49

Nh vậy bảng trên đã thể hiện toàn bộ hoạt động thanh toán với khách hàng trong nớc của doanh nghiệp mà chủ yếu là phải thu từ khách hàng và số tiền đã giao ngay khi bán hàng. Năm 2001 phải thu từ khách hàng chiếm 40.22%; đợc khách hàng trả ngay là 23.69% và những năm sau đều tăng hơn thế, chứng tỏ rằng khách hàng trong nớc chủ yếu là ngời mua hàng, còn các khoản phải thu khác chiếm tỉ trọng rất ít, cha đầy 1%. Nhng phải nộp, phải trả khác lại chiếm tỉ trọng khá cao trong kim ngạch thanh toán. Vậy là các khoản chi ngoài thanh toán cho khách hàng rất nhiều. Đây là vấn đề doanh nghiệp cần nghiên cứu lại đã hợp lý hay cha ?.

Cũng giống nh các loại thanh toán khác, thanh toán với khách hàng trong nớc của năm 2002 lại đạt kim ngạch cao nhất, sau đó đến năm 2003 và năm 2001.

Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng số tiền thanh toán ngay chiếm tỉ trọng ngày càng cao và số tiền đó cũng tăng lên qua các năm vì dụ: Số tiền đã thanh toán với ngời mua năm 2002 tăng 30.5% so với năm 2001; năm 2003 tăng đến 85.65% so với năm 2002. Nh vậy là doanh nghiệp đã cho thanh toán chậm ít hơn, đỡ bị chiếm dụng vốn hơn.

Quan sát khối lợng thanh toán ngay và thanh toán chậm thì thấy là thanh toán chậm chiếm tỉ trọng cao hơn trong các giao dịch kinh tế. Thanh toán với khách hàng trong nớc là phần thanh toán quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp hoạt động theo nhu cầu của khách hàng nên phải thờng xuyên tìm kiếm khách hàng và mối hàng mới, do vậy thanh toán chậm là điều khoản thu hút nhiều khách hàng nhất, tuy giá cả thanh toán chậm cao hơn thanh toán ngay. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cố gắng để có thể đợc trả chậm từ ngời bán.

Khi xem xét bảng cân đối phát sinh công nợ tài khoản 131 – phải thu của khách hàng các năm cho thấy khách hàng thờng xuyên của doanh nghiệp là các bệnh viện, công ty cơ khí, xây dựng và thiết bị phụ tùng, các trung tâm y tế, các phòng khám t, .…

Chứng tỏ sản phẩm mà khách hàng thờng mua là các loại máy móc, thiết bị y tế, xây dựng và cơ khí. Còn khách hàng là cá nhân hầu nh không có. Do có quan hệ thờng xuyên nên thanh toán chậm là điều cần thiết.

Còn về rủi ro trong thanh toán thì không thể tránh khỏi, một số khách hàng sau đã khi giao hàng, đến thời hạn thanh toán thì không có tiền để thanh toán, do vậy doanh nghiệp phải chịu chậm thêm một thời gian nữa. Tuy nhiêu là không có việc khách hàng không trả tiền nhng số tiền quá hạn thanh toán chiếm tỉ trọng từ 3 –5 % tổng giá trị thanh toán. Nh vậy trớc khi kí hợp đồng, doanh

nghiệp cũng phải xem xét tỉ lệ thanh toán chậm cho từng đối tợng khách hàng để hạn chế nợ quá hạn mà DN phải chịu.

4.2. Phơng thức và phơng tiện thanh toán

a) Phơng thức thanh toán

Trong nớc do hoạt động ngân hàng rất phổ biến, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có tài khoản mở tại ngân hàng nên hoạt động thanh toán qua ngân hàng là chủ yếu.

Đối với công ty, tiền mặt sử dụng rất ít chỉ chiếm dới 17% và có xu hớng giảm dần. Năm 2001 tỉ trọng sử dụng tiền mặt là 17.8%, năm 2002 là 14.07% và năm 2003 là 5.31% còn lại là hình thức chuyển tiền để thanh toán cho nhau. Công ty thờng sử dụng tiền mặt với các phòng khám t, trung tâm y tế địa phơng còn với các công ty hay bệnh viện thì sử dụng chuyển tiền là nhanh và hiệu quả nhất.

Ngoài tỉ trọng của phơng thức chuyển tiền ngày càng cao thì khối lợng cũng tăng. Cụ thể là năm 2002 tăng 40.34% so với năm 2001, năm 2003 tăng 0.8% so với năm 2002. Điều đó cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng chiếm u thế và sử dụng thờng xuyên giữa các doanh nghiệp, công ty với nhau.

Với công ty, thì không sử dụng hình thức ghi sổ vì quan hệ tuy là thờng xuyên nhng một năm chỉ đôi ba lần, nên chỉ có hình thức chuyển tiền là phù hợp nhất.

Sau đây là số liệu cụ thể về phơng thức và phơng tiện thanh toán qua 3 năm: 2001, 2002, 2003 tại doanh nghiệp

Bảng thống kê phơng thức thanh toán với khách hàng trong nớc

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002

Số t i n % Số tiền % Số tiền % Lần % Lần % 1. Trực tiệp bằng tiền mặt 24.879.316.969 17.8 26.406.890.555 14.07 9.115.682.300 5.31 1.0614 6.14 0.3452 -65.48 2. PH chuyển tiền 114.906.594.713 82.2 161.263.519.043 85.93 162.624.692.700 94.69 1.4034 40.34 1.008 0.8 Tổng 139.785.911.682 187.670.409.598 171.743.375.000 1.3426 34.26 0.9151 -8.49

Bảng thống kê về công cụ thanh toán với khách hàng trong nớc

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Lần % Lần %

1. Tiền mặt 24.879.316.969 17.8 26.406.890.555 14.07 9.115.682.300 5.31 1.0614 6.14 0.3452 -65.48

b) Phơng tiện thanh toán

Chúng ta biết rằng khách hàng chủ yếu là ngời mua, do thế công ty thờng dùng UNT để thanh toán. Sau khi giao hàng, công ty sẽ lập bộ UNT và nhờ ngân hàng thu hộ. Ngân hàng mà doanh nghiệp thờng giao dịch là Ngân Hàng Công Thơng Việt Nam, NHCT Chơng Dơng và Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Do giá trị mỗi hợp đồng khá lớn trên 1 tỉ đồng nên séc rất ít khi đợc dùng. Khi sử dụng hình thức UNT thì sẽ bảo đảm khả năng thanh toán và nâng cao trách nhiệm của ngân hàng. Cụ thể năm 2001, thanh toán bằng UNT chiếm 63.81%, năm 2002 là 66.88% và năm 2003 là 75.17%. Nh vậy ngày càng sử dụng UNT nhiều hơn trong thanh toán. Hơn nữa công ty cho rằng trong các phơng tiện thanh toán thì UNT chắc chắn thu đợc tiền, lại có một khoảng thời gian từ khi giao hàng đến khi nhận tiền nên thuận lợi cho cả đôi bên. Khối lợng thanh toán bằng UNT năm 2002 cao hơn năm 2001 là 40.7%, năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 2.85% mặc dù khối lợng giá trị thanh toán năm 2003 ít hơn năm 2002.

Bên cạnh đó khi thanh toán cho ngời bán, UNC cũng hay đợc sử dùng và chiếm tỉ trọng khá cao. Sử dụng đợc phơng tiện này là do công ty hoạt động có uy tín vì sau khi giao hàng mới lập bộ UNC nên rủi ro sẽ rất lớn.

Tuy nhiên với những hợp đồng có giá trị nhỏ thì sử dụng séc là thuận tiện nhất, nên séc cũng đợc dùng trong công ty nhng rất ít và ngày càng giảm. Chỉ có các khoản phải thu, phải trả khác thì doanh nghiệp hay dùng séc trong giao dịch vì đối tác thờng là cá nhân không có tài khoản tại ngân hàng nên không thể sử dụng UNT hoặc UNC đợc.

Cuối cùng là tiền mặt thì không thể thiếu trong thanh toán và chiếm tỉ trọng khá lớn, nhng vẫn có xu hớng giảm xuống, giữa các tổ chức kinh doanh với nhau thì tiền mặt không còn là thích hợp nữa, thanh toán qua ngân hàng có nhiều u điểm hơn.

Mặc dù thế thì tổng kim ngạch thanh toán với khách hàng trong nớc cũng giảm xuống vào năm 2003 (giảm 8.49% so với năm 2002) vì tổng giá trị các hợp đồng năm 2002 cao hơn, lại phát sinh nhiều chi phí hơn.

Qua đó ta thấy tiền mặt đang có xu hớng ít sử dụng trong thanh toán, thay vào đó là UNT, UNC. Còn séc và những phơng tiện khác chỉ dùng với những món nhỏ, giá trị không nhiều và có lẽ năm tiếp theo thì xu hớng ấy sẽ rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại C.ty XNK máy Hà Nội (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w