Nhiệm vụ SXKD & giải pháp 3 tháng cuối năm 2008 và năm 2009 1 Nhận xét đánh giá tình hình:

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần may Đức Giang (Trang 28 - 32)

1. Nhận xét đánh giá tình hình:

- Tình hình kinh tế xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn thách thức: thiên tai dịch bệnh khó lường, lạm phát nhập siêu vẫn ở mức cao, thị trường tiền tệ chưa ổn định vững chắc, khả năng giảm phát có thể xảy ra trên toàn bộ nền kinh tế.

- Khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt kinh tế EU, Nhật và Mỹ ngày càng trầm trọng, sẽ dẫn đến tiêu dùng sẽ giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2008 và năm 2009 ảnh hưởng trực tiếp đến XK.

2.Mục tiêu:

Căn cứ vào tình hình thực hiện 9 tháng năm 2008 và đánh giá tình hình 2008 Công ty đưa ra những mục tiêu sau:

- Củng cố Hệ thống sản xuất kinh doanh trên cơ sở chuyên môn hoá cao hơn và đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước toàn diện hơn để đối phó với khủng hoảng kinh tế;

- Mở rộng giao dich trực tiếp để mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng cường khâu thiết kế, tiếp thu chuyển giao công nghệ thiết kế may mẫu để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng vững chắc thương hiệu May Đức Giang.

- Tăng cường nhân sự cấp cao cho bộ máy quản lý nhằm nâng cao năng lực quản trị công ty thông qua bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ trong hệ thông May Đức Giang. Tiếp tục thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: chú ý đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành

3- Nhiệm vụ và các chỉ tiêu:

Nhiệm vụ 3 tháng cuối năm rất nặng nề, đòi hỏi sự điều hành quyết liệt, linh hoạt, với sự nỗ lực và quyết tâm cao của HĐQT , Ban LĐ, Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn TNCS và sự đồng thuận của toàn thể CN CNV trong toàn hệ thống.

3.1.Về công tác kế hoạch thị trường, XNK và KD:

- Công ty chỉ đạo tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình thị trường để có những biện pháp ứng phó thích hợp. Trước mắt chuẩn bị đủ hàng cho tháng 1 và 2/2009 (Tết nguyên đán năm nay đến sớm).

- Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường của Công ty đối với các khách hàng lớn như MANGO, PIER CARDIN, MARK&SPENSER, BUGATTI, GALLERY,....

- Xây dựng Bộ phận nghiên cứu TT, Tổ công tác về cung ứng nguyên phụ liệu tại phòng KHTT trên cơ sở tiếp nhận chuyển giao know- how về trình tự Lên đơn hàng từ Tập đoàn Levy. Công ty sẽ cử trước mắt 2 cán bộ KHTT và XNK đi Hàn quốc trong tháng 11/2008 để nghiên cứu, học tập và thực hành để kịp thời đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

- Đẩy mạnh bán hàng nội địa đưa doanh thu lên 60 tỷ trong năm 2009 nhằm hỗ trợ cho XK nếu Khủng hoảng kinh tế tiếp tục trầm trọng. Đặc biệt đẩy mạnh bán hàng đồng phục.

3.2.Công tác quản lý kỹ thuật sản xuất:

- Tiếp tục ứng dụng và cải tiến công nghệ sản xuất theo chuyền cụm kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng, phương pháp sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất.

- Vận hành Phòng thiết kế và may mẫu của Công ty theo hướng chuyên môn hoá cao, theo cơ chế khoán năng suất và chất lượng, có năng

nước. Đây là Dự án tiếp thu chuyển giao công nghệ từ các khách hàng lớn của Công ty đòi hỏi đội ngũ cán bộ kỹ thuật phải thật sự cố gắng mới có thể thành công.

3.3.Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

- Tiếp tục các chương trình đào tạo cán bộ quản lý kinh tế – kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề trên cơ sở mở các lớp, các khoá đào tạo, cử đi học ở trong và ngoài nước.

- Sắp sếp bổ nhiệm mới nhân sự cấp cao và các vị trí quản lý tại Công ty nhằm tăng cường năng lực quản trị Công ty trên cơ sở lấy ý kiến tín nhiệm và luân chuyển cán bộ trong toàn hệ thống; - Tạo mọi điều kiện để thu nhập người lao động ngày càng cao

trong điều kiện lao động ngày càng khó khăn.

3.4.Công tác quản lý tài chính:

- Không ngừng tăng tiềm lực tài chính , giữ vững nền tảng tài chính bền vững, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để tranh thủ vốn và công nghệ. Đặc biệt theo dõi các diễn biến phức tạp của thị trường để kịp thời điều chỉnh hoạt động SXKD cho phù hợp tránh được rủi ro. Tiếp tục vay vốn lưu động USD và gửi VNĐ.

- Trên cơ sở phân cấp cho các đơn vị, phát huy quyền chủ động của bộ máy điều hành của các Công ty thành viên, yêu cầu các đơn vị xây dưng kế hoạch hành động cụ thể trong 3 tháng cuối năm và năm 2009.

- Hạn chế tối đa việc đầu tư tài chính cho đến khi tình hình TT trở lại ổn định và có dấu hiệu đi lên rõ rệt.

3.5.Công tác đầu tư phát triển :

- Trong chương trình xây dựng May Đức Giang thành Trung tâm lớn của hệ thống Công ty tiến hành đánh giá lại tác động môi trường của Xưởng giặt mài để hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại Công ty.

- Đầu tư nâng cấp các Công ty thành viên thành những Trung tâm sản xuất lớn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng để dần thay thế May Đức Giang về năng lực sản xuất: tiếp tục hoàn thiện đầu tư tại May Bình Yên, xây dựng xong xưởng mới tại Hưng Nhân Thái Bình, tiếp tục đầu tư chiều sâu tại các đơn vị LD như đưa vào đồng bộ hệ thống giác sơ đồ và thiết kế trên máy vi tính,..

4- Các giải pháp chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và tăng khả năng cạnh tranh. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Tập trung hoàn thành các dự án đầu tư tại May Đức Giang, HDF, May Hưng Nhân để đảm bảo tăng năng lực cho Công ty trong 2009 và những năm tiếp theo.

4.2. Đẩy mạnh hơn nữa năng suất lao động thông qua việc chuyển mô hình sản xuất chuyền cụm tại Công ty mẹ, tăng cường quản lý lao động, tiếp tục giảm giờ làm việc đến 17h00, xem việc cải tiến công nghệ và dây chuyền sản xuất như là một khâu then chốt trong việc tăng khả năng cạnh tranh. Phấn đấu đánh giá khách hàng đạt và nhận được chứng chỉ WRAP trong tháng 11 năm 2008.

4.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là đòn bẩy cho chiến lược phát triển chung của công ty. Rà soát thu gọn bộ máy nhân lực, tiết giảm khoảng 10% nhân số, nâng cao hiệu quả công tác của từng cá nhân bộ phận.

4.4. Đẩy mạnh công tác tiết kiệm bằng cách tập trung tiết giảm các chi phí thường xuyên, nguyên, nhiên, phụ liệu, năng lượng, vận tải và tiết kiệm tiêu dùng. Phấn đấu năm 2008 và 2009 tiết kiệm chi phí từ 10-15%/năm.

4.5. Quản lý tài chính tốt và tỉnh táo trước những diễn biến của thị trường tài chính- tiền tệ. Cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ kinh doanh. Thông qua Quy chế quản lý tài chính của Công ty. Tổ chức đánh giá tài chính và hiệu quả SXKD của các đơn vị.

4.5. Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hoá May Đức Giang như là một chiến lược quảng cáo của công ty.

4.6. Hoàn thành việc chuyển đổi và bước đầu vận hành May Đức Giang với tư cách là một Tổng Công ty CP Đức Giang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.

4.7. Hưởng ứng việc phát động đẩy mạnh công tác thanh niên của Đảng uỷ nhằm phát huy hơn nữa vai trò tiên phong của lực lượng thanh niên May Đức giang vào hoạt động SXKD và văn hoá thể thao của Công ty nhằm vượt qua mọi thách thức của cạnh tranh và khủng hoảng kinh tế tạo đà phát triển mới cho Công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần may Đức Giang (Trang 28 - 32)