So sánh độ bền nhiệt của mẫu không độn và mẫu có độn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độn vô cơ Al2O3 đến tính chất cơ lý của vật liệu composite trên cơ sở nhựa polyeste không no gia cường bằng sợi thủy tinh (Trang 87 - 88)

Đồ thị 3.3. Đồ thị biểu diễn độ lão hóa nhiệt của mẫu không độn Đồ thị 3.4. Đồ thị biểu diễn độ lão hóa nhiệt của mẫu có độn

Từ đồ thị 3.3 và 3.4 ta thấy rằng:

- Đối với mẫu không độn độ lão hóa nhiệt rất lớn trên 45%

- Đối với có độn: Ban đầu độ lão hóa nhiệt giảm mạnh khi tăng hàm lượng độn sau đó tăng trở lại.

Có thể giải thích điều này như sau:

Dưới tác động của nguồn nhiệt, trong mạch phân tử xảy ra các phản ứng oxy hóa nhiệt kết quả là mạch phân tử bị bẽ gãy. Mặt khác liên kết tại bề mặt sợi và nhựa là do một chất cầu nối có tên là Silan. Đây là hợp chất hữu cơ kém bền nhiệt, do đó khi nhiệt độ tăng cao hợp chất này bị phá hủy làm cho liên kết tại bề mặt sợi và nhựa kém đi rất nhiều. Do đó độ bền vật liệu giảm đi nhanh chóng.

Khi tăng hàm lượng độn, thì độ bền nhiệt tăng do các phân tử nước thoát ra khi nhận nhiệt làm cho giảm lượng nhiệt trong vật liệu. Đồng thời các phân tử nhôm phân bố trong nhựa cũng đóng vai trò là tác nhân nhận nhiệt làm giảm đi lượng nhiệt tác dụng lên nhựa. Điều này giải thích độ lão hóa nhiệt thấp hơn so với trường hợp không có chất độn.

Nhưng khi hàm lượng độn tăng quá cao, các hạt độn này lại đóng vai trò giữ nhiệt lớn thúc đẩy các phản ứng phá hủy nhựa xảy ra, làm cho tính chất cơ lý của vật liệu giảm. Đồng thời khi hàm lượng độn tăng cao, nhựa không đủ để bao bọc các phân tử độn nên sẽ có những phần tử độn không được bao bọc hoặc chỉ thấm ướt một phần do đó khi nhiệt độ tăng cao các hạt độn không được thấm ướt này có xu hướng tách rời khỏi pha nhựa làm cho độ chặt chẽ của vật liệu giảm tạo điều kiện cho quá trình phá hủy nhiệt xảy ra dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độn vô cơ Al2O3 đến tính chất cơ lý của vật liệu composite trên cơ sở nhựa polyeste không no gia cường bằng sợi thủy tinh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w