TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANHNGHIỆP

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Tài chính Tiền tệ 2012.doc (Trang 50 - 52)

Để sử dụng tốt công cụ tài chính, phát huy vai trò tích cực của chúng trong sản xuất kinh doanh cần phải tổ chức tài chính. Tổ chức tài chính doanh nghiệp là việc hoạch định chiến lược về sử dụng tài chính và hệ thống các biện pháp để thực hiện chiến lược đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Song việc tổ chức tài chính doanh nghiệp lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố (như sự khác nhau về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành, môi trường kinh doanh…) và các nguyên tắc cần quán triệt.

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức TCDN1.1. Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp 1.1. Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp

Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, ở nước ta hiện nay có các loại hình doanh nghiệp sau đây:

- Doanh nghiệp nhà nước. - Công ty cổ phần.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Các loại hình doanh nghiệp khác nhau chi phối đến việc tổ chức, huy động vốn cũng như việc phân chia lợi nhuận cũng khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp nhà nước được Ngân sách nhà nước đầu tư vốn toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ ban đầu. Ngoài vốn nhà nước đầu tư, doanh nghiệp được quyền huy động vốn dưới các hình thức phát hành trái phiếu, vay vốn, nhận góp liên doanh… nhưng không thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Việc phân phối lợi nhuận sau thuế được thực hiện theo quy định của chính phủ. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì vốn là do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra, cũng có thể huy động thêm từ bên ngoài dưới hình thức đi vay. Loại doanh nghiệp này không được phép phát hành một loại chứng khoán nào trên thị trường để tăng vốn. Phần thu nhập sau thuế thuộc quyền sở hữu và sử dụng của chủ doanh nghiệp. Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

121

thì vốn điều lệ của công ty là do các thành viên đóng góp. Trong quá trình hoạt động vốn có thể tăng nên nhờ kết nạp thêm thành viên mới, trích từ quỹ dự trữ hoặc đi vay bên ngoài nhưng không được phép phát hành chứng khoán. Việc phân chia lợi nhuận sau thuế do các thành viên quyết định, mức lợi nhuận các thành viên nhận được phụ thuộc vào vốn đóng góp…

1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Tổ chức tài chính doanh nghiệp còn dựa vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh. Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật riêng. Những đặc điểm đó đã ảnh hưởng đến cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp (ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến vốn cố định chiếm tỷ trọng khác nhau trong tổng số vốn kinh doanh); ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn (tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp sản xuất chậm hơn tốc độ luân chuyển vốn của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính chất thời vụ khác với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên tục…).

1.3. Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc tổ chức tài chính doanh nghiệp phải tính đến tác động của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh bao gồm: sự ổn định về kinh tế, thị trường, lãi suất, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước… Sự ổn định của nền kinh tế sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế biến động có thể gây nên những rủi ro cho kinh doanh, những rủi ro đó ảnh hưởng tới các khoản chi

phí đầu tư, ảnh hưởng nhu cầu về vốn, ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế phát triển cũng ảnh hưởng đến tiết kiệm chi phí trong kinh doanh…

Thị trường, gia cả, lãi suất đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trường tài chính, thị trường hàng hoá phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài cũng như mua vật tư, thiết bị bán hàng hoá của doanh nghiệp được dễ dàng. 122

Giá cả, lãi suất đều ảnh hưởng tới sự tăng giảm về chi phí tài chính và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy động vốn vay.

Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp tồn tại và phát triển, đứng vững trong cạnh tranh. Từ đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn đầu tư lớn và chọn hướng đầu tư thích hợp…Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp (như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách tín dụng và lãi suất, chính sách ngoại hối, chế độ khấu hao…) phù hợp với môi trường tài chính vĩ mô sẽ ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp tích tụ vốn, sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.

2. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp

Tổ chức tài chính của doanh nghiệp không những chỉ dựa vào các nhân tố trên mà còn phải quán triệt đầy đủ các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất: Nguyên tắc tôn trọng luật pháp

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu chung của các doanh nghiệp là đều hướng tới lợi nhuận. Vì lợi nhuận tối đa mà các doanh nghiệp có thể kinh doanh với bất cứ giá nào có thể phương hại tới lợi ích quốc gia, đến lợi ích của các doanh nghiệp khác. Do đó, song song với bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường phải có bàn tay hữu hình của nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế. Nhà nước đã sử dụng hàng loạt các công cụ như luật pháp, chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả… để quản lý vĩ mô nền kinh tế. Các công cụ đó một mặt tạo điều kiện kích thích mở rộng đầu tư, tạo môi trường kinh doanh, mặt khác tạo ra khuôn khổ luật pháp kinh doanh rất chặt chẽ. Vì vậy, nguyên tắc hàng đầu của tổ chức tài chính doanh nghiệp là phải tôn trọng luật pháp. Doanh nghiệp phải hiểu luật để đầu tư đúng hướng – nơi được nhà nước khuyến khích (như giảm thuế, tài trợ tín dụng…)

Thứ hai: Nguyên tắc hạch toán kinh doanh

Hạch toán kinh doanh là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định tới sự sống còn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Yêu cầu tối cao của nguyên tắc này là lấy thu bù chi, có doanh lợi. Nó hoàn toàn trùng hợp với mục tiêu của các

123

doanh nghiệp là kinh doanh để đạt được lợi nhuận tối đa. Do có sự thống nhất đó nên hạch toán kinh doanh không chỉ là điều kiện để thực hiện mà còn là yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nếu như không muốn doanh nghiệp bị phá sản. Thế nhưng hạch toán kinh doanh chỉ có thể được phát huy tác dụng trong môi trường đích thực là nền kinh tế hàng hoá mà đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị trường và doanh nghiệp được tự chủ về mặt tài chính, tự chủ trong kinh doanh. Doanh nhiệp được quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư kinh doanh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác; lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, chủ động tìm kiếm thị trường khách hàng và ký kết hợp đồng; tuyển thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Mục tiêu hiệu quả kinh tế phải được coi là mục tiêu bao trùm chi phối hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Thứ ba: Nguyên tắc giữ chữ tín

Giữ chữ tín không chỉ là một tiêu chuẩn đạo đức trong cuộc sống đời thường mà còn là nguyên tắc nghiêm ngặt trong kinh doanh nói chung và trong tổ chức tài chính doanh nghiệp nói riêng. Trong thực tế kinh doanh cho thấy, kẻ làm mất chữ tín, chỉ ham lợi trước mắt sẽ bị bạn hàng xa lánh. Đó là nguy cơ dẫn đến phá sản. Do đó trong tổ chức tài chính doanh nghiệp để giữ chữ tín cần tôn trọng nghiêm ngặt các kỉ luật thanh toán, chi trả các hợp đồng kinh tế, các cam kết về góp vốn đầu tư, và phân chia lợi nhuận. Mặt khác để giữ chữ tín doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, cải tiến kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm để luôn giữ được giá trị của nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp.

Thứ tư: Nguyên tắc an toàn phòng ngừa rủi ro

Đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro bất trắc cũng được coi là nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh nói chung và tổ chức tài chính doanh nghiệp nói riêng. Đảm bảo an toàn là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh có hiệu quả. Nguyên tắc an toàn cần được quán triệt trong mọi khâu của công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp: an toàn trong việc lựa chọn nguồn vốn, an toàn trong việc lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, an toàn trong việc sử dụng vốn…An toàn và mạo hiểm trong kinh doanh là hai thái cực đối lập nhau. Mạo hiểm trong đầu tư thường phải chấp nhận nhiều rủi ro lớn, nhưng cũng thường thu được lợi nhuận cao và 124

ngược lại. Điều này đòi hỏi các nhà tài chính phải có những quyết sách đúng đắn trong các thời cơ thích hợp để lựa chọn phương án đầu tư vừa đảm bảo an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao. Ngoài các giải pháp lựa chọn phương án an toàn trong kinh doanh, cần thiết phải tạo lập quỹ dự phòng (quỹ dự trữ tài

chính) hoặc tham gia bảo hiểm. Mặt khác, việc thành lập công ty, hình thức phát hành cổ phiếu cũng là biện pháp vừa để tập trung vốn, vừa để san sẻ rủi ro cho các cổ đông nhằm tăng độ an toàn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là những nguyên tắc rất cơ bản cần được quán triệt trong công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp. Để sử dụng tốt công cụ tài chính doanh nghiệp, cần thiết phải tìm hiểu những nội dung hoạt động của tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Tài chính Tiền tệ 2012.doc (Trang 50 - 52)