Kiến trúc phân đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến trúc CSDL trong dịch vụ dựa trên vị trÍ(LBS) trên cơ sở điện toán đám mây (Trang 31 - 32)

Hình 2. 2: Kiến trúc phân đoạn

Hình 2.2 đã chỉ ra cách làm cho kiến trúc cổ điển thích nghi được với điện toán đám mây đã tạo nên cách dùng của kiến trúc phân đoạn. Ý tưởng rất đơn giản, thay vì có một máy chủ CSDL duy nhất để điều khiển toàn bộ CSDL, CSDL sẽ được phân hoạch một cách hợp lý và mỗi phần sẽ được điều khiển bởi một máy chủ CSDL riêng. Trong các tài liệu về CSDL, rất nhiều sơ đồ phân hoạch được nghiên cứu: đoạn ngang, phân đoạn dọc, phân đoạn vòng, hàm băm, phân đoạn miền [17]. Tất cả các cách tiếp cận trên đều thích hợp và có thể áp dụng trong việc quản lý dữ liệu trên đám mây.

Mở rộng của lược đồ phân đoạn, có rất nhiều cách thể hiện khác nhau của kiến trúc này. Đầu tiên: các phần có thể là trong suốt hoặc có thể trông thấy đối với người lập trình ứng dụng Thứ 2: việc lưu trữ có thể được gắn vào máy chủ CSDL hoặc được phân tách như trong kiến trúc cổ điển. Hình 2.2 đã miêu tả một biến thể của kiến trúc phân đoạn mà trong đó, việc truy cập đến CSDL phân tán là trong suốt và mỗi phần của CSDL được gắn với một máy chủ CSDL nhất định.

Sự phân hoạch và kiến trúc như hình 2.2 là một giải pháp có thể tồn tại với việc thực hiện mục tiêu của điện toán đám mây. Các máy chủ CSDL có thể chạy trên các máy tính rẻ tiền, bằng cách đó, mỗi máy tính sẽ lưu một tập nhỏ dữ liệu để duy trì tải.

Tuy nhiên, sự phân đoạn bị giới hạn bởi khả năng mở rộng để đối phó với sự dao động của công việc. Việc thêm vào hoặc bớt đi máy tính để thích hợp với khối lượng công việc tăng lên hoặc giảm đi sẽ dẫn đến việc phải phân hoạch lại dữ liệu và do đó phải di chuyển dữ liệu giữa các máy tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến trúc CSDL trong dịch vụ dựa trên vị trÍ(LBS) trên cơ sở điện toán đám mây (Trang 31 - 32)