Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD của NH, thời gian thu hồi nợ của NH là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
Bảng 6: Vòng quay vốn tín dụng của NH: Đvt: tỷđồng
Chỉ tiêu 2009 2010
Doanh số thu nợ 1,025 1,650
Dư nợ bình quân 850 1,260
Vòng quay vốn tín dụng 1.21 1.31
( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp) Qua đó ta thấy năm vòng quay vốn tín dụng năm sau cao hơn so với năm trước. Điều này thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh ngân hàng khá tốt, rủi ro tín dụng thấp và khả năng thu hồi đồng vốn vay cao. Thể hiện ở chỗ doanh số thu nợ của ngân hàng luôn đạt hiệu quả rất cao, nợ quá hạn được hạn chế rất tốt. Mặc dù vậy, chi nhánh cần quan tâm hơn trong công tác thu nợ; xử lý các khoản nợ tồn đọng nhất là nợ sắp tới hạn; thường xuyên theo dõi, kiểm tra để có những biện pháp giải quyết kịp thời nhiều khoản tín dụng chưa đến hạn thanh toán, song khả năng không thu hồi đầy đủ giá trị sẽ gặp khó khăn.
Nợ quá hạn của SACOMBANK – Long An.
Nợ quá hạn, nợ khó đòi là một biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Đối với một khoản cho vay mà khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không thể trả được nợ đúng hạn thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng bị rủi ro. Chính vì vậy mà tất cả các chuyên viên tín dụng của SACOMBANK đã xem xét rất cẩn thận đối với các khoản cho vay trước khi trình tiếp lên cấp trên để ký quyết định cấp tín dụng cho từng khách hàng. Trong công tác kiểm soát, hạn chế nguy cơ nợ quá hạn được ngân hàng chú trọng nhất. Chính vì vậy mà ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An đã xuất sắc Chính vì vậy mà ngân hàng Sacom bank-Long An đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ,trong năm 2009 nợ quá hạn là
120 triệu đồng đến năm 2010 Sacombank – CN Long An đã thu nợ được 90 triệu đồng nên nợ quá hạn chỉ còn 30 triệu đồng. Qua chỉ tiêu trên Ngân hàng đã tránh được sự mất vốn, và hơn nữa nó còn làm tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần khẳng định năng lực cạnh tranh của Sacombank - Long An trong hệ thống Ngân hàng và ngày càng khẳng định vị trí của Sacombank với khách hàng.Qua đó cho thấy chất lượng tín dụng của SACOMBANK và còn hơn nửa còn làm tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần khẳng định năng lực cạnh tranh của SACOMBANK- Long An trong hệ thống ngân hàng và ngày càng khẳng định vị trí của SACOMBANK với khách hàng.
Chỉ tiêu doanh số cho vay:
Bảng 7: Doanh số cho vay: đvt: tỷđồng.
Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Theo kỳ hạn Ngắn hạn 762.6 63.55 1,253.375 67.75 490.775 +64.36 Trung dài hạn 437.4 36.45 596.625 32.25 159.225 +36.41 Theo TPKT Doanh nghiệp 699 58.25 1,270.95 68.70 571.95 +81.82 Cá nhân 501 41.75 579.05 31.30 78.05 +15.58 Theo tiền tệ VND 1,145.4 95.45 1,686.275 91.15 540.875 +47.22 Ngoại tệ, vàng 54.6 4.55 163.725 8.85 109.125 +199.86 Tổng 1,200 100 1,850 100 650 +54.17
( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp) Dựa vào bảng phân tích số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay năm sau đều tăng hơn năm trước kể cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2010 tăng hơn so với 2009 là 650 tỷđồng (+54.17%). Tuy nhiên, doanh số cho vay đã tăng nhưng SACOMBANK Long An vẫn còn thận trọng trong việc cho vay, không cho vay nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng như chưa cho vay hết hạn mức được duyệt. Nhưng cũng chính vì vậy mà NH đã đạt được hiệu quả tốt trong công tác cho vay. Mặc dù xem xét, đánh giá khách hàng cẩn thận nhưng chất lượng tín dụng vẫn được nâng cao.
Khi xem xét doanh số cho vay theo kỳ hạn, ta thấy chủ yếu là cho vay ngắn hạn (chiếm từ 63.55 – 67.72%), cho vay trung dài hạn tăng với tỷ lệ đáng kể. Điều này cho thấy ngân hàng vẫn còn thiếu các dự án có khả năng hấp thu vốn lớn, thời hạn cho vay dài. Một nguyên nhân nữa của tình trạng này, đó là do SACOMBANK Long An cho vay đối với các ngành thương mại vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cho vay đối với các ngành
nghề như công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp, thuỷ sản ít hơn. Ngành thương mại là khu vực kinh tế có khả năng sinh lời cao, thời gian thu hồi vốn nhanh; tất nhiên là ở khu vực kinh tế này có chứa đựng rủi ro về mặt giá cả, thị trường.
Xem xét doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ta thấy doanh số cho vay đối với thành phần cá nhân giảm dần, cho vay đối với doanh nghiệp lại tăng lên cho thấy các DN hoạt động với quy mô cao hơn và có nhiều DN mới ra đời. Kinh tế Long An đã phát triển hơn.
Xem xét doanh số cho vay theo ngoại tệ, ta thấy cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn (95.45 - 91.15%). Đó là do hoạt động tín dụng của SACOMBANK Long An còn phụ thuộc vào thị trường khi tỷ giá USD/VND tăng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu đã chuyển sang vay VND.
Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Tình hình thu nhập năm 2009, 2010 được thể hiện qua bảng số liệu sau: - Kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 8: Thu nhập – chi phí
Đvt: tỷđồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009
Số tiền Số tiền Số tiền %
Thu nhập 125 135 10 +8
Chi phí 84 90 6 +7.14
Lợi nhuận 41 45 4 +9.76
( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp) Biểu đồ 5: Thu nhập – Chi phí – Lợi nhuận của SACOMBANK.
0 20 40 60 80 100 120 140 2009 2010 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Năm 2009, kết quả kinh doanh của NH đạt 41 tỷ đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều khó khăn, lãi suất biến động phức tạp, ngân hàng nhà nước áp dụng trần lãi suất cho vay của các NHTM trong khi đó chi phí huy động đồng nội tệ đang cao do các ngân hang đang thiếu hụt đồng nội tệ nhưng nhìn vào lợi nhuận mà chi nhánh đã đạt được cho thấy tình hình kinh doanh đang rất khả quan. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các hoạt động của toàn ngân hàng đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư về công nghệ, nhân sự và thời gian để hoạt động tín dụng được vận hành nhanh gọn, trơn tru, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Cụ thể là đến 31/12/2010 lợi nhuận của NH đạt 45 tỷđồng.
Bảng 9: Thu nhập: đvt: tỷđồng
( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp) Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Long An còn chiếm tỷ lệ cao hơn và năm sau tăng hơn so với năm trước.
Tóm lại , thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng. Đó là do SACOMBANK Long An đã có một chính sách tín dụng hợp lý không những thoả mãn nhu cầu của khách hàng
Chỉ tiêu 2009 2010
Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 125 100 135 100
Thu lãi cho vay 75 60 87.75 65
mà còn tối đa hoá lợi nhuận của NH. Vấn đề đặt ra là SACOMBANK Long An cần phải mở rộng cho vay hơn nửa nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của DN ngày càng nhiều về chất lượng lẫn số lượng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Lãi suất đặt ra cho các khoản vay là thu nhập của NH. Ở SACOMBANK đã có một chính sách lãi suất rõ ràng cho các khách hàng DN, khách hàng cá nhân, cho vay bằng VND và ngoại tệ.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn tín dụng
Bảng: Hiệu suất sử dụng vốn: Đvt: tỷđồng
Dư nợ Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ 800 1,300
Tổng huy động vốn 1,410 1,800
Hiệu suất sử dụng vốn 56.74% 72.22%
( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp)
Qua đó ta thấy, vốn huy động được dùng vào việc cho vay là tương đối. Chưa tận dụng hết nguồn vốn huy động. Như vậy, mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cơ cấu cho vay bắt đầu có sự chuyển dịch, nhưng tỷ trọng cho vay trên thị trường cấp I (thị trường quan hệ với khách hàng) vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp so với cho vay trên thị trường cấp II (thị trường quan hệ với các tổ chức tín dụng) và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của SACOMBANK Long An.
Hệ số thu nợ:
Nhìn chung, hệ số thu nợ của tất cả những loại nợ qua các năm ở chi nhánh đều cao trên 85%. Nghĩa là ngân hàng cho vay 100 đồng trong năm thì thu về từ 85 đồng trở lên. Điều đó cho thấy, khả năng thu nợ của chi nhánh ngân hàng trong 2 năm qua là khá tốt, độ an toàn của đồng vốn tương đối cao, công tác thu nợ của chi nhánh đã có sự chuyển biến tốt và mức độ xảy ra rủi ro thấp. Thực chất, khó có thể xác định được hệ số thu nợ bao nhiêu là tốt mà còn tùy thuộc vào những yếu tố khác nữa thì mới có thể
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010
Doanh số thu nợ 1,025,000 1,650,000
Doanh số cho vay 1,200,000 1,850,000
Tổng dư nợ 800,000 1,300,000
Tổng nợ quá hạn 120 30
Vòng quay vòng tín dụng (vòng) 1.21 1.31
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0.015 0.0023
đánh giá được hiệu quả và rủi ro tín dụng, vì hệ số thu nợ phản ánh ở tại một thời điểm cụ thể còn doanh số cho vay và doanh số thu nợ là phản ánh cả một thời kỳ hoạt động của ngân hàng. Do đó, để đảm bảo chỉ tiêu hệ số thu nợ tốt không có nghĩa là phải tìm cách làm cho hệ số này càng cao càng tốt, mà phải đảm bảo sự cân bằng về mức độ tăng lên của hệ số và mức độ tăng lên của các doanh số trên khi đến hạn thanh toán. Vì vậy, chúng ta không thể kết luận hiệu quả hoạt động của ngân hàng khi chỉ xét riêng chỉ tiêu này mà phải kết hợp nhiều chỉ tiêu khác để có đánh giá chính xác hơn.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nói lên chất lượng công tác tín dụng của một ngân hàng, nó phản ánh số nợ quá hạn chưa thu hồi được trong tổng số dư nợ, đồng thời cũng phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%. Ở đây ngân hàng luôn giữ tỷ lệ này ở mức dưới quy định. Năm 2009 là 0.015%, năm 2010 là 0.0023%. Tỷ lệ năm 2009 tăng cao hơn năm 2010 do nợ quá hạn năm 2009 cao hơn năm 2010 và vấn đề này đã được giải quyết khá tốt trong năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn giảm rất đáng kể. Có được thành quả như vậy phải kể đến sự tích cực trong công tác thu nợ, và các khâu có liên quan như: xét duyệt cho vay đúng đối tượng, công tác thẩm định. Có được thành quả như vậy phải kể đến sự tích cực trong công tác thu nợ, và các khâu có liên quan như: xét duyệt cho vay đúng đối tượng, công tác thẩm định,…
Những kết quả đạt được:
Mặc dù môi trường trong hoạt động tín dụng của các NHTM còn gặp nhiều khó khăn. Song được sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành từ Trung Ương đến địa phương, sự giúp đỡ của các cơ quan và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong ngân hàng, SACOMBANK Long An trong hai năm qua đã đạt được những kết quả sau trong hoạt động tín dụng:
Một là: Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới thích hợp với nền kinh tế thị trường. Phong cách phục vụ, giao dịch, văn minh lịch sự tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng, tăng được số lượng khách hàng, mở rộng thị phần.
Hai là: Doanh số cho vay của ngân hàng năm sau luôn cao so với năm trước, quy mô dư nợ không ngừng tăng trưởng. Cơ cấu vay không bó hẹp. Tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp và cá nhân.
Ba là: Công tác kiểm tra, theo dõi dư nợ đã được chú trọng đúng mức. Sau hai năm hoạt động Ngân hàng không có nợ quá hạn. Đó là một thành công lớn cuản Ngân hàng.
Bốn là: Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn DN lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho DN hoàn thành các thủ
tục xin vay nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng từng bước gắn mình với DN qua vai trò tư vấn.
Năm là: Trong quá trình cho vay, ngân hàng đã thực hiện việc kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra, Ngân hàng còn xem xét các vấn đề thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập,… của khách hàng trong phạm vi cho phép.
Sáu là: Ngân hàng đã lựa chọn những cán bộ có đủ tài năng, có trách nhiệm và nhiệt tình công tác tại phòng tín dụng, tạo điều kiện giúp đỡ các DN làm ăn có hiệu quả.
Những tồn tại cần khắc phục.
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Long An là một ngân hàng có chất lượng tín dụng khá tốt. SACOMBANK đã tự xây dựng cho mình một mục tiêu để phấn đấu làm sao ngày càng hoàn thiện và vững mạnh hơn. Nhìn chung, tình hình hoạt động và chất lượng của SACOMBANK rất tốt và không có tồn tại khuyết điểm. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng của ngân hàng còn một vài hạn chế. Vì vậy, SACOMBANK Long An cần các biện pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu đồng thời xử lý những chỉ tiêu hạn chế để nâng cao hơn nửa chất lượng tín dụng của mình trong giai đoạn tới. Những hạn chế đó là:
Thứ nhất: Nguồn thông tin mà ngân hàng cần để đánh giá, phân tích còn thiếu, không kịp thời và chất lượng không cao. Vì vậy, cán bộ tín dụng thường phải mất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra.
Thứ hai: Công tác Marketing ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu còn có những hạn chế, điều này ít nhiều cũng hạn chế tăng trưởng dư nợ.
Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại về mặt chất lượng:
Những hạn chế tên đây về chất lượng tín dụng của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Long An do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.
Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
- Xét về quy trình tín dụng: nhân viên NH tuy đều được phổ biến một cách cụ thể về quy trình tín dụng nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế nhất định. Công tác thu thập thông tin thường dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp và cũng có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài. Nhưng nhiều khi công tác này chưa tốt, dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng.
- Do trình độ quản lý và kinh doanh của các DN còn hạn chế nên thường thua thiệt trong kinh doanh, làm thất thoát vốn và những chi phí không cần thiết dẫn đến không đủ sức đứng vững trong sự cạnh tranh găy gắt của nền kinh tế thị trường.
- Khách hàng cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, về tài chính không đầy đủ, nếu có thì không kịp thời và sai lệch so với thực tế. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng.
- Vốn tự có của các DN thấp. Do không đáp ứng đủ các điều kiện về vốn