Tạo động lực trong lực lượng lao động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Sài Gòn giai đoạn 2009 - 2010.doc (Trang 63 - 65)

III. MỘT SỐ GIẢ PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY MAY Sài Gòn

4. Tạo động lực trong lực lượng lao động

Kết quả sản xuất kinh doanh muốn được không ngừng tăng lên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố lao động. Như đã đánh giá, đây là yếu tố tiềm năng

lớn, nếu biết cách khai thác tốt sẽ tận dụng được hết khả năng của yếu tố này. Với yêu cầu sản xuất của mình đòi hỏi nhiều lúc phải làm việc với cường độ rất lớn dễ gây thái độ chán nản với người lao động. Vì vậy công ty cần phải tạo ra các động lực hữu ích để kích ứng nguồn lực này. Để làm được vấn đề này trước mắt, lãnh đạo công ty cần phải nắm rõ được các yếu tố tạo nên động lực cho lao động: bao gồm cả yếu tố thuộc về con người cũng như yếu tố thuộc về môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó xây dựng nên những nội dung cần thiết của công việc.

+ Xác định được rõ chức năng, nhiệm vụ của từng lao động cũng như mục tiêu hoạt động tổ chức; hướng dẫn rõ cho người lao động biết mục tiêu này.

+Với những công việc được giao cụ thể cho từng lao động sau khi hoàn thành cần có sự đánh giá mức độ cả ở mặt: chất lượng cùng số lượng sản phẩm được hoàn thành.

+ Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất, để lao động đạt được hiệu quả lớn nhất yêu cầu các doanh nghiệp phải tạo mọi điều kiện để giúp người lao động: phân công lao động hợp lý vào đúng từng vị trí, công đoạn sản xuất kinh doanh mức độ khó khăn của các công việc phải phù hợp với trình độ chuyên môn của lao động phải cung cấp đầy đủ các điều kiện làm việc cho người lao động, đảm bảo an toàn trong toàn bộ quá trình lao động thông qua việc mua BHXH, BHYT,…. loại trừ những trở ngại cho việc thực hiện công việc, không gây áp lực tâm lý…

+Tiến hành các biện pháp kích thích lao động qua các yếu tố vật chất cũng như tinh thần thể hiện rõ qua chế độ lương, thưởng, phạt…

• Có thể nói trong các biện pháp thì việc xây dựng một bảng lương hợp lý là điều kích thích đến người lao động nhiều nhất. Mục tiêu của người lao động là thu nhập, có cải thiện được thu nhập mới giúp họ hăng say làm việc hơn, hết sức mình phục vụ vì công ty xây dựng một chính sách và chế độ lương phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Trong lĩnh vực này, cần

phải xác định rõ mức lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương áp dụng cho từng công việc.

• Bên cạnh đó còn phải có chế độ tiền thưởng,phạt. Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất với người lao động nhằm thu thu sự quan tâm cua họ với kết quả sản xuất và công tác. Tiền phạt là hình thức đánh vào từng cá nhân khi mắc phải lỗi chất lượng. Cụ thể công ty thực hiện mức thưởng, phạt như sau: Thương giảm tỉ lệ hàng loại 2,3, phế phẩm thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm loại A; tăng năng suất, hoàn thành công việc được giao đúng và trước tiến độ. Đối với hình thức phạt công ty tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng của từng dây chuyền sản xuất. Dây chuyền sau ngoại việc hoàn thiện nốt phần công việc của mình, còn phải kiểm tra lỗi kỹ thuật của dây chuyền trước, nếu không phát hiện ra thì bản thân phải chịu trách nhiệm đối với lỗi đó.

• Bên cạnh đó công ty còn tiến hành nhiều biện pháp khen thưởng về mặt tinh thần cho người lao động: như đảm bảo điều kiện sản xuất tốt hơn, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động, đánh giá đúng khả năng, thực lực của từng lao động để có sự kịp thời như: Tuyên dương trước công ty gửi thư khen… phát hiện ra những lao động có năng lực lớn để sớm có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng họ để họ phát huy hết mọi khả năng của mình.

Biện pháp 2: Thu sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh

Vốn là yếu tố quyết định đến quy mô của doanh nghiệp. Nguồn vốn kinh doanh càng dồi dào khả năng phát triển của công ty càng được nâng cao. Vì vậy biện pháp thu hút tăng cường đầu tư vốn vào công ty, quản lý và sử dụng nó như thế nào cho đạt hiệu quả lớn nhất là một vấn đề vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Sài Gòn giai đoạn 2009 - 2010.doc (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w