0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Trả lương theo thời gian

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY LIÊN DOANH KYUNG-VIỆT.DOC (Trang 25 -69 )

III) TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY

3) Hình thức trả lương theo thời gian:

3.1) Trả lương theo thời gian

Áp dụng khi khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác

Lương theo thời gian có thưởng phụ thuộc vào lương cấp bậc, chức vụ, và thời gian làm việc thực tế.

- Tính lương:

Ldg = LCB * T

Trong đó: Ldg : tiền lương trả theo thời gian đơn giản LCB : tiền lương cấp bậc

T : thời gian làm việc thực tế. - Ưu điểm: cách tính đơn giản, dễ dàng

- Nhược điểm : Mang tính bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu.

3.3.2) Trả lương theo thời gian có thưởng.

Là sự kết hợp của chế độ trả lương theo thời gian đơn giản cộng với tiền thưởng.

Áp dụng đối với những công nhân làm những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng, hoặc những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá và tự động hoá cao.

- Tính lương:

Lth = Ldg + Tiền thưởng Trong đó:

Lth : lương tính theo thời gian có thưởng Ldg : lương tính theo thời gian đơn giản

Tiền thưởng căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, thâm niên, kỹ năng kinh nghiệm đã được tích luỹ.

- Ưu điểm: tạo động lực làm việc cho người lao động, gắn thời gian làm việc thực tế với thành tích công việc của người lao động. Phản ánh đúng trình độ thành thạo, khả năng, kinh nghiệm của người lao đông.

- Nhược điểm : Việc tính toán tiền thưởng phải hợp lý tránh gây tình trạng tăng chi phí tiền lương.

3.3.3) Trả lương làm thêm giờ

Áp dụng khi người lao động làm vượt quá giờ tiêu chuẩn ( 8 tiếng/ ngày ), người sử dụng lao động phải trả thêm lương làm thêm giờ cho người lao động.

Theo Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngay 31/12/1994 của Chính phủ:

a) Đối với lao động trả lương theo thời gian

thêm thì người sử dụng lao động phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm, nếu làm thêm giờ vào ngày thường, 100% nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần, 200% nếu lam thêm giờ vào ngày nghỉ lễ nghỉ có lương

- Tính lương:

Ltg =L*150% ( hoặc 200%, hoặc 300%) * số giờ làm thêm Trong đó:

Ltg : tiền lương làm thêm giờ L : tiền lương giờ thực trả

Mức 150% : áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường

Mức 200% : áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần Mức 300% : áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương

b) Đối với lao động trả lương theo sản phẩm : Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm thêm giờ được trả bằng 150% so với đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường, 200% nếu làm vào ngày nghỉ hàng tuần, 300% nếu làm vào ngày lễ nghỉ có hưởng lương.

Tính lương

ĐGT = ĐG *150% ( hoặc 200%, hoặc 300%) Trong đó: ĐGT : đơn gía của sản phẩm làm thêm ĐG : đơn giá của sản phẩm làm bình thường LT = ĐGT *số lượng sản phẩm

Trong đó : LT : lương làm thêm L = Ltc + LT

Trong đó : L : tiền lương mà người lao động được hưởng( cả làm thêm) Ltc : tiền lương làm theo đúng giờ tiêu chuẩn

3.3.4) Trả lương làm việc vào ban đêm

Ngoài số tiền trả cho người lao động làm việc, doanh nghiệp còn phải trả thêm cho họ tiền phụ cấp làm đêm nhằm bù đắp hao phí lao động tăng lên do trạng thái sinh lý bị thay đổi đối với công nhân, viên chức làm việc từ 22h- 6h sáng ( hoặc 21h-5h sáng)

a) Đối với lao động trả lương theo thời gian L = L *130%*T

Trong đó:

L : Tiền lương làm việc vào ban đêm. L : tiền lương giờ thực trả

T : số giờ làm việc vào ban đêm

Mức 130% gồm tiền lương làm thêm giờ thực trả làm việc vào ban ngày và 30% tiền lương giờ thực trả vào ban đêm.

Nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm.

LtBĐ = L *130%*150%( hoặc 200%, hoặc 300%)* t Trong đó:

LtBĐ : tiền lương làm thêm vào ban đêm L : tiền lương giờ thực trả

t : số giờ làm thêm vào ban đêm b) Đối với lao động trả lương theo sản phẩm

Cũng giống như cách tính lương theo sản phẩm làm việc bình thường. Chỉ khác về đơn gía tiền lương khi làm việc về ban đêm.

ĐG = ĐG * 130% Trong đó:

ĐG : đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm

ĐG : đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày

Nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm: ĐGtBĐ = ĐG*150% ( hoặc 200%, hoặc 300% ) Trong đó :

ĐGtBĐ : đơn giá tiền lương của sản phẩm làm thêm vào ban đêm Mức trả lương làm thêm giờ bằng 150%, 200%, 300%. Làm việc vào ban đêm là 130% là mức bắt buộc doanh nghiệp, cơ quan phải trả khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Còn mức cao hơn do người sử dụng lao động và người lao động tự thoả thuận.

3.4) Tiền thưởng

“Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc.Qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gían làm việc, tiết kiệm

được nguyên nhiên vật liệu”(5)

Quy định về tiền thưởng

- Nguồn tiền thưởng được trích từ quỹ tiền lương và lợi nhuận để lại. Tuỳ vào tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có mức lương và tỷ lệ phù hợp

- Phương pháp phân phối tiền thưởng dựa trên cơ sở thời gian và kết quả đóng góp của từng cá nhân, đơn vị, đảm bảo công bằng, công khai. Có tác dụng khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong từng thời kỳ, công ty sẽ ban hành quy định khen thưởng cho cá (5)Giáo trình kinh tế lao động – trang 199

nhân, đơn vị theo kết quả công việc của cá nhân, đơn vị đó.

- Một phần quỹ này được sử dụng để trả cho những cá nhân có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi nhằm động viên họ tích cực làm việc, đưa ra những phát minh sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp

- Quỹ tiền thưởng của doanh nghiệp( kể cả giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng) được trích từ lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế lợi tức, thanh toán các khoản tiền phạt, công nợ, . . . tối đa không quá 50% quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp. Ngoài quỹ tiền thưởng này doanh nghiệp không được lấy bất kỳ nguồn nào khác để trả thưởng cho người lao động

Các chế độ tiền thưởng: + Thưởng tiết kiệm vật tư

+ Thưởng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Thưởng cá nhân, đơn vị đưa ra sáng kiến đổi mới, cải tiến làm việc tạo hiệu quả cho doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước

3.5) Quỹ tiền lương

3.5.1) Khái niệm

- Dưới góc độ kế toán: Là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để chi trả tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và chi phí cho công việc có tính chất lương được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp, có phân biệt rõ về nội dung và tính chất của các khoản mục.

- Dưới góc độ quản lý nhân lực: Quỹ tiền lương là tổng số tiền doanh nghiệp chi trả về : tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, công đoàn, tiền ăn, tiền làm thêm giờ, các khoản trả bổ sung khác theo chế độ hiện hành mà người lao động được hưởng.

3.5.2)Thành phần quỹ tiền lương bao gồm:

gian làm việc thực tế của người lao động.

+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do thiết bị máy móc hỏng, thiếu nguyên vật liệu, chưa có đơn đặt hàng. . .

+ Các khoản phụ cấp + Các khoản tiền thưởng

+ Tiền lương làm thêm giờ, thêm ca + Các khoản bổ sung khác.

3.5.3) Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quỹ tiền lương.

Có hai nhân tố cơ bản thường xuyên ảnh hưởng đến sự biến động của quỹ tiền lương trong doanh nghiệp đó là: số người làm việc và tiền lương bình quân.

- Tiền lương bình quân chịu sự tác động của: + Chính sách tiền lương hiện hành

+ Cơ cấu về trình độ lành nghề của công nhân + Hệ thống định mức lao động đang áp dụng + Mức năng suất của lao động

- Số lượng người làm việc chịu sự tác động của các nhân tố: + Trình độ đội ngũ lao động mà doanh nghiệp đang áp dụng + Mức sản lượng mà doanh nghiệp dự kiến phải sản xuất Các nhân tố khác ảnh hưởng tới quỹ tiền lương như: + Sự thay đổi của công nghệ sản xuất

+ Sự thay đổi về chất lượng nguồn nhân lực + Cơ cấu mặt hàng, trình độ quản lý,. . .

3.5.4) Tính quỹ lương:

- Theo đơn vị sản phẩm QLsp = ĐGtl* TSP + QLbs

Trong đó :

ĐGtl : đơn giá tiền lương

TSP : tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện QLbs ; quỹ lương bổ sung

Quỹ lương bổ sung là quỹ tiền lương trả cho thời gian không tham gia sản xuất theo chế độ được hưởng cho công nhân gồm : nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ theo chế độ

- Theo tổng doanh thu - tổng chi phí

QLdtcp = ĐGtl * TDT – TCP( chưa có tiền lương)

Trong đó:

QLdtcp : quỹ lương thực hiện theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí ĐGtl : đơn giá tiền lương

TDT : tổng doanh thu thực hiện TCP : tổng chi phí thực hiện

TDT và TCP đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm do các nguyên nhân khách quan được cơ quan có thẩm quyền quyết định

- Theo lợi nhuận thực hiện: QLln = ĐGtl *LN

LN = (TDT-TCP( chưa có tiền lương))/ ( 1+ ĐGtl) Trong đó :

QLln : quỹ tiền lương thực hiện theo lợi nhuận LN : lợi nhuận thực hiện

- Theo doanh thu: QLdt = ĐGtl * TDT Trong đó :

QLdt : quỹ lương thực hiện theo doanh thu

tổng doanh thu thực hiện đã loại trừ yếu tố tăng, giảm do nguyên nhân khách quan

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY

LIÊN DOANH KUNG-VIET

I) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG

1 ) Quá trình hình thành, phát triển của công ty

Công ty may liên doanh Kyung_Việt (Kyung_Vietcorparation) là công ty liên doanh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phú (Việt Nam) và công ty Kyung Seung Trading Co…, Ltd (Hàn Quốc) được thành lập theo giấy phép đầu tư số 008/ GP_HY do uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp ngày 09/05/2002

Trụ sở công ty :

Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Tổng giám đốc : ông Nguyễn Quốc Lập Phó tổng giám đốc : bà Nguyễn Thị Vì

Hội viên phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hội viên hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) Công ty may liên doanh Kyung_Việt có nhiều lợi thế như nằm trên quốc lộ 5 thuộc địa bàn huyện Văn Lâm, thuận tiện về giao thông (cách cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài khoảng một giờ xe chạy). Nguồn cung cấp điện, nước ổn định; hệ thống thông tin liên lạc luôn được đảm bảo thông suốt. Đặc biệt Hưng Yên là nơi có nguồn nhân lực dồi dào về nghành may có kỹ thuật

Từ khi thành lập đến nay, công ty không ngừng phát triển, từ 8 chuyền năm 2003 phát triển lên 15 chuyền năm 2006, và 16 chuyền năm 2007. Với đội ngũ lãnh đạo quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao cùng kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Đội ngũ cán bộ trẻ năng nổ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao do đó tạo được niềm tin tưởng của công nhân viên, tạo được môi trường làm việc thân thiện cởi mở, từ đó gắn công nhân với công ty tránh sự biến động lớn về công nhân mặc dù công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc

2) Cơ cấu tổ chức bộ máy

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG

KH-XNK PHÒNG HC-NS TT ĐÀO TẠO XƯỞNG SX PHONG TÀI VỤ

Hành Chính Nhân Sự ĐộI Bảo Vệ Y Tế, Tạp Vụ Tổ Điện Nước K H o K T H U Â T C Ă T M A Y K C S Hoàn Thiện Tổ QA Tổ Sửa Máy C1 C2 C3. . . C15 C16 Là hơi Đóng gói

2.1)Hội đồng quản trị do cả hai bên: một bên là công ty TNHH Việt Phú (Việt Nam) và một bên là công ty Kyung Seung (Hàn Quốc ) cùng đứng đầu và chịu trách nhiệm với chức chủ tịch Hội đồng quản trị do hai bên thay phiên nhau đảm nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm một lần

2.2) Ban lãnh đạo

STT Họ và tên Bộ phận

1 Nguyễn Quốc Lập Tổng Giám Đốc

2 Nguyễn Thị Vì Phó tổng giám đốc

3 Phạm Văn Đa HC_NS

4 Chu Việt Cường Trung tâm đào tạo

5 Dương Thị Nga Quản đốc

6 NguyễnHữu Thắng Quản lý sản xuất

7 Hoàng Thị Liên Kế toán trưởng

8 Đỗ Trường Giang Trưởng Phòng XNK

9 Hoàng Thạch Liệu Điện nước

10 Phạm Văn Đồng Bảo vệ

. . . .. . . . . .. .. . . . .. . . .

- Tổng Giám Đốc :chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của toàn công ty và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của cán bộ công nhân viên.

- Phó Tổng Giám Đốc : Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, an toàn lao động.

2.3) Các phòng chức năng gồm: phòng Kế Hoạch Xuất Nhập Khẩu, phòng Tài Vụ, phòng Hành Chính Nhân Sự, Trung Tâm Đào Tạo.

2.3.1)Phòng Kế Hoạch Xuất Nhập Khẩu: Đỗ Trường Giang làm trưởng phòng với 6 nhân viên. Trong đó có 4 nhân viên có trình độ Đại học, 1 nhân viên có trình độ Cao đẳng, 1 nhân viên có trình độ trung cấp. Phụ trách việc lập kế hoạch sản xuất và làm việc với đối tác và khách hàng nước ngoài như: nhập nguyên liệu về, xuất hàng đi. Đồng thời kiếm tìm thị trường phát triển

mạng lưới phân phối.

2.3.2)Phòng Hành Chính Nhân Sự : bác Phạm Văn Đa làm trưởng phòng với 6 nhân viên. Trong đó có 4 trình độ Đại học, 2 trình độ cao đẳng. Phụ trách về đời sống và quản lý chung của toàn công ty bao gồm :Hành Chính Nhân Sự, Độ Bảo Vệ, Bộ phận Y tế-Tạp Vụ, Tổ Điện Nước.

2.3.3 ) Trung Tâm đào tạo :

Giám đốc trung tâm đào tạo là anh Chu Việt Cường. Giúp cho công ty đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Lớp học gồm có 15 máy, công ty thường xuyên thu hút các lao động từ địa phương và các địa phương lân cận. Trung tâm đào tạo lao động có tay nghề kể cả khi không có kỹ năng tay nghề về may mặc. Khi tham gia các lớp học ở đây học viên được hưởng nhiều ưu tiên hơn học ở các cơ sở dạy nghề.

Đến ngày 14/2/2008 trung tâm đã khai gíảng khoá học thứ XIII. Lớp học đã có 20 học viên đăng ký học nghề với nguyện vọng mong muốn sau khi được trung tâm đào tạo có tay nghề sẽ trở thành công nhân chính thức của công ty.

2.3) Xưởng sản xuất

Bao gồm các bộ phận : Kho, Kỹ thuật, Cắt, May, KCS, Hoàn thiện, QA, Sửa Máy, và 16 chuyền may.

2.4) Phòng Tài Vụ : Hoàng Thị Liên làm trưởng phòng, phòng có 6 nhân viên. Trong đó 2 nhân viên có trình độ Đại học,1 nhân viên có trình độ Cao đẳng, 3 nhân viên trình độ trung cấp. Chịu trách nhiệm về đảm bảo nguồn vốn, hạch toán thống kê, quản lý tài sản công ty, thuế, tiền lương, và chế độ chính sách.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY LIÊN DOANH KYUNG-VIỆT.DOC (Trang 25 -69 )

×