Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xuất khẩu gạo của Việt Nam (Trang 42 - 44)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM.

3.2.2. Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.

Chất lượng gạo là quyết định hiệu qủa của kinh doanh xuất khẩu gạo, bởi nó là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá cả và khả năng cạnh tranh, trên thị trường, gạo chất lượng càng cao bán được giá càng cao. Gạo chất lượng cao được hiểu là gạo được xay xát ở mức độ vừa phải sao cho giữ được phần lớn hoặc toàn bộ giá trị dinh dưỡng. Vấn đề chất lượng liên quan đến nhiều yếu tố do đó phải giải quyết đồng bộ các yếu tố đó:

Giống lúa: Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu cần tăng cường đầu tư và

mở rộng dự án giống lúa xuất khẩu có năng suất cao và phù hợp với thị hiếu của thị trường quốc tế. Trước hết cần hoàn thiện bộ giống lúa xuất khẩu, xây

dựng vùng lúa nguyên liệu tập trung sản xuất 1-2 giống chủ lực có đủ cơ sở hạ tầng (cơ sở nhân giống, giao thông thuận lợi, cụm thu mua, chế biến, hệ thống kho, bến bãi). Có chính sách hỗ trợ giá giống, xác nhận, khuyến cáo nông dân chỉ sử dụng nhóm giống lúa xuất khẩu. Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu của từng khu vực thị trường để có những giống lúa thích hợp với đòi hỏi của thị trường đó, hiện nay, ở nước ta đa số giống lúa đang trồng phục vụ cho xuất khẩu như: IR 64, OM 2031, OM 1490, 23MTL 250, VNĐ 95-20 đều đáp ứng đủ tiêu chuẩn chung của thế giới về gạo dài.

Khâu chế biến: Sau khi có giống lúa tốt thì khâu xay xát chế biến đóng vai

trò quyết định trong việc tạo ra gạo thành phẩm xuất khẩu chất lượng cao. Việt Nam cần huy động vốn đầu tư từ ngân hàng, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào khâu chế biến, tích cực ứng dụng các thành tựu mới của khoa học – công nghệ vào sản xuất để vừa tăng sản lượng lúa gạo cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, vừa không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái. Đầu tư và quy hoạch theo chiều sâu mạng lưới xay xát theo hướng CNH-HĐH. Các Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nên hợp tác và cùng với Nhà nước nhập các công nghệ xay xát chế biến hiện đại của Nhật Bản, Nam Triều Tiên để giảm tỷ lệ tấm, đánh bóng gạo, giảm độ ẩm trong gạo. Điều này đòi hỏi một hệ thống kho đệm để bảo quản bao gói và vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật mới có khả năng bảo quản và tăng được chất lượng gạo cho xuất khẩu.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn gạo quốc gia phù hợp với tổ chức quốc tế để

tăng sức cạnh tranh. Chất lượng gạo chính là kết quả cuối cùng khi có đầu tư thoả đáng, có kế hoạch và theo dõi tốt việc thực hiện. Do đó để có sản phẩm gạo chất lượng cao Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan kiểm định, giám sát chặt chẽ chất lượng gạo khi chế biến xong và đặc biệt là chất lượng gạo xuất cảng, không nên để gạo chất lượng thấp xuất ra ngoài vì nó gây thiệt hại về giá, khó cạnh tranh trên thị trường. Có như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu

mới chú ý vào chất lượng, tạo điều kiện áp lực nâng cao chất lượng gạo. Để thực hiện được điều đó biện pháp quyết định là quản lý kiểm tra chặt đầu vào bao gồm : giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và phơi sấy, thu mua và chế biến, tồn trữ, tiếp thị và phân phối… Bên cạnh đó cần có hình thức tổ chức bình chọn khen thưởng các doanh nghiệp sản xuất gạo chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về xuất khẩu gạo của Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w