Kết luận chương III.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG MẠNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG VÙNG TÂY NGUYÊN (Trang 25 - 26)

Chương 3 của luận văn đã trình bày rất chi tiết và cụ thể về MPLS và kỹ thuật lưu lượng (TE) trong MPLS. Với sự phát triền bùng nổ của Internet, các yêu cầu về thiết bị , công nghệ, tốc độ truyền, băng thông … ngày càng cao, đặc biệt là trong các dịch vụ yêu cầu thời gian thực. Ngoài việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, thiết bị, việc sử dụng các công nghệ thông minh là điều đặc biệt cần thiết, MPLS và kỹ thuật lưu lượng trong MPLS là một trong số đó. Đối với đối tượng cụ thể là mạng đường trục 5 tỉnh Tây Nguyên, tác giả đề xuất xây dựng một topo mạng nội bộ giữa các tỉnh trong khu vực trong đó lấy Lâm Đồng làm nút mạng trung tâm và việc sử dụng kỹ thuật TE trên MPLS đồng thời kết hợp với việc sử dụng mô hình mạng hợp lý (partial mesh) nhằm giúp mạng hoạt động một cách hiệu quả nhất trước các yêu cầu của tình hình mới. Bên cạnh đó tác giả cũng đi vào mô phỏng trên GNS3 nhằm có cái nhìn trực quan về kỹ thuật lưu lượng TE. Đặc biệt phần mô phỏng đã cho thấy tác dụng của kỹ thuật cân bằng tải – là một trong những kỹ thuật lưu lượng giúp cho lưu lượng được chia ra các đường truyền khác nhau, phần nào hạn chế, giảm bớt được tình trạng quá tải, tắc nghẽn gây mất thông tin.

KẾT LUẬN

Với mục đích nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông hiện đại, thuận tiện phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những vấn đề phát sinh, nhằm góp phần tạo môi trường phát triển bền vững cho vùng Tây Nguyên, luận văn đã thu thập, phân tích thực trạng hạ tầng thông tin truyền thông của vùng Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Kom Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông), nghiên cứu lựa chọn công nghệ cho hạ tầng mạng thông tin truyền thông, qua đó đề xuất giải pháp tổ chức và kiểm soát lưu lượng mạng thông tin truyền thông vùng Tây Nguyên nói riêng và mạng đường trục nói chung. Luận văn đã trình bày cụ thể với các thông tin và thông số chính xác và chân thực về mạng thông tin truyền thông của Việt Nam nói chung và của 5 tỉnh Tây Nguyên nói riêng. Tác giả đã dựa trên các thông tin đó để đưa ra đề xuất về mô hình (partial mesh) và kỹ thuật TE trên MPLS nhằm nâng cao khả năng truyền thông của mạng đường trục 5 tỉnh Tây Nguyên. Để tiếp cận và hiểu cụ thể hơn về kỹ thuật TE, tác giả đã mô phỏng kỹ thuật cân bằng tải (một trong các kỹ thuật lưu lượng) trên phần mềm GNS3.

Kết quả của luận văn có thể được sử dụng để tham khảo và áp dụng trong quá trình xây dựng mạng đường trục 5 tỉnh Tây Nguyên nhằm giúp mạng truyền thông 5 tỉnh Tây Nguyên đạt hiệu suất truyền tải tốt nhất.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG MẠNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG VÙNG TÂY NGUYÊN (Trang 25 - 26)