Các trầm tích thuộc hệ tầng bị phủ d-ới đồng bằng ở độ sâu từ 9,9m (LK- 20HN) đến 34m (LK1-HN). Mặt cắt điển hình nhất là ở LK4 (Thanh Xuân). Các thành tạo trầm tích sông-lũ (apQ12-3 hn) ở đây có 2 kiểu mặt cắt:
+ Mặt cắt ở vùng phủ: gặp ở độ sâu 35,5m đến 69,5 với chiều dày 34m, vật liệu của trầm tích đ-ợc phân ra 3 tập từ d-ới lên trên theo tài liệu lỗ khoan.
Tập 1: Phần d-ới gồm cuội, cuội tảng kích th-ớc 715cm, sỏi, sạn và rất ít cát bột xen kẽ thuộc t-ớng sông miền núi. Các trầm tích này phân bố ở các vùng Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, ở Gia Lâm tại Cổ Bi, Thôn Vàng, Đông D-; ở Thanh Trì tại Ph-ơng Liệt, Trung Liệt, Lĩnh Nam và các quận nội thành tại Nghĩa Đô, Tứ
Liên, hồ Bảy Mẫu, Thanh Mai, Thanh Nhàn. Tập này nằm phủ không chỉnh hợp lên trên trầm tích aQ1 và các đá cổ hơn. Chiều dày thay đổi từ 10 -20 m .
Tập 2: phần giữa gồm sỏi nhỏ, cát hạt thô, cát bột màu vàng, vàng xám, vàng nâu là trầm tích sông điển hình. Chiều dày 17m.
Tập 3: Phần trên với thành phần cát bột lẫn sét, cát vàng Chiều dày trung bình 20m.
+ Mặt cắt ở vùng lộ: Bao gồm trầm tích hỗn hợp sông lũ của hệ tầng Hà Nội
(apQ12-3 hn) nằm phủ lên bề mặt phong hoá laterit của đá gốc tuổi cổ hơn. Các đá này phân bố ở các đồi thấp tại Phù Linh, Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn) và đ-ợc chia làm 2 tập.
Tập 1: Phần d-ới gồm: cuội tảng, sỏi, sạn, cát, bột chứa sét màu vàng. Một ít cuội phun trào và silic. Chiều dày trung bình 0,3 2,5m.
Tập 2: Cát bột, bột lẫn ít sét màu vàng gạch. Các đá của tập này bị laterit hoá mạnh và có thể khai thác làm vật liệu xây dựng ( có chiều dày > 0, 5m). Dày 0,3- 2,5m. Tổng bề dày 24, 5m.